Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 04/04/2006 23:06 (GMT+7)

Một số ứng dụng của khoáng chất công nghiệp trong mỹ phẩm

Silic oxit

Silic oxit (SiO 2) là dẫn xuất từ thạch anh và các khoáng chất chứa silic oxit khác. SiO 2được sử dụng rộng rãi làm chất đánh bóng trong kem đánh răng vì nó có hiệu quả trong việc loại bỏ cao răng mà không làm hủy hoại bề mặt răng.

Trước đây, đá phấn (canxi cacbonat) được dùng làm chất đánh bóng. Tuy nhiên, sự xuất hiện kem đánh răng florua đã ngăn cản việc sử dụng nó vì các ion canxi tạo phức với hợp chất florua chống sâu răng làm mất tác dụng của nó.

Một dạng khác của silic oxit là silic oxit ngưng tụ cũng được dùng rộng rãi làm chất tạo gel trong các công thức làm kem đánh răng. Silic oxit được hun khói tạo ra cấu trúc vô cơ 3 chiều nhờ liên kết hyđro với các thành phần khác của kem đánh răng.

Bentonit

Đất sét bentonit (montmorillonit) là natri canxi nhôm magiê silicat hyđroxit hyđrat hóa (Na, Ca) (Al, Mg) 6(Si 4O10) 3(OH) 6.nH 2O. Nó được sử dụng làm tác nhân tạo huyền phù cho các thành phần hoạt tính không tan trong nhiều mỹ phẩm và các sản phẩm vệ sinh. Bentonit tạo ra cấu trúc giống như gel và làm thay đổi tính chất lưu biến của dầu gội đầu. Ví dụ, dầu gội đầu chống gầu có chứa kẽm pyrithion làm hoạt tính chống gầu.

Muối ăn

Muối ăn (natri clorua) được sử dụng làm tác nhân biến đổi độ nhớt trong sữa tắm và dầu gội. Có được điều này là do việc tạo ra các liên kết ion giữa các mixen (kết tụ của các phân tử chất tẩy rửa). Muối là sự lựa chọn đầu tiên đối với việc làm đặc những sản phẩm này vì nó rẻ, sẵn có và độ hòa tan cao.

Magiê silicat hyđrat hóa

Magiê silicat hyđrat hóa Mg 3Si 4O 10(OH) 2thường được biết đến như hoạt thạch (bột talc), nguyên liệu này có một số tính năng vật lý rất có lợi cho hóa mỹ phẩm. Khi nghiền mịn nó có độ trơn và tạo cảm giác dễ chịu trên da. Bột talc cũng có diện tích bề mặt lớn, cho phép hơi ẩm dư trên da được hấp thụ qua liên kết hyđro lên bề mặt của các hạt bột talc.

Phèn

Phèn là khoáng chất tồn tại trong tự nhiên bao gồm kali-nhôm sunfat, KAl(SO 4) 2.12H 2O. Đây là chất chống đổ mồ hôi loại mới, dựa trên tác động của các muối nhôm lên các tuyến mồ hôi.

Các tinh thể phèn tự nhiên vẫn được một số nhà sản xuất cung cấp, mặc dù tất cả các sản phẩm thuốc chống đổ mồ hôi hiện nay đều dựa trên nhôm clohyđrat.

Sắt oxit

Sắt oxit là chất tạo màu đầu tiên được sử dụng trong mỹ phẩm màu. Có 3 loại sắt oxit cơ bản là đen, vàng và đỏ. Về mặt hóa học, sắt oxit đen là hỗn hợp của sắt II và sắt III (Fe 3O 4); sắt oxit vàng là sắt oxit III hyđrat hóa (Fe 2O 3.H 2O); còn sắt oxit đỏ là sắt oxit III (Fe 2O 3) - chất gỉ đỏ quen thuộc. Đáng chú ý là, gần như bất cứ một một màu sắc nào của da đều có thể được tạo ra bởi sự kết hợp của 3 loại khoáng chất trên với nhau. Ví dụ, chúng được sử dụng trong kem nền có màu và phấn thoa mặt.

Một số các chất tạo màu dẫn xuất từ khoáng chất cũng được dùng trong mỹ phẩm, ví dụ phẩm màu xanh biếc là natri/nhôm sunpho-silicat, phẩm lam Phổ là sắt amoni feroxyanua và phẩm màu tím là mangan amoni photphat.

Cao lanh

Cao lanh hay nhôm silicat ngậm nước được dùng cho mỹ phẩm vì nó có thể tạo ra vẻ bề ngoài mờ của da. Bột talc cũng được sử dụng như chất nền cho các loại phấn phủ. Cao lanh cũng có ưu điểm là hút dầu, làm hạn chế độ bóng do chất nhờn của da tiết ra hàng ngày.

Kẽm và selen

Kẽm và selen là hai loại khoáng chất cần thiết để duy trì sức khỏe. Theo các nhà nghiên cứu mỹ phẩm, cái đẹp không chỉ nói về việc bạn thoa gì lên da mà còn là việc bạn đưa cái gì vào trong da. Nhìn chung, để có một cái nhìn bắt mắt thì bạn phải kết hợp chế độ chăm sóc da và chế độ ăn uống tốt.

Titan đioxit

Titan đioxit (TiO 2) tồn tại trong tự nhiên ở dạng rutil và ilmenit (sắt titan oxit, FeTiO 3). Nó được dùng rộng rãi làm chất tạo màu trắng trong nhiều sản phẩm, từ các sản phẩm sơn và dụng cụ làm vườn cho đến các mỹ phẩm. Một ví dụ trong công nghiệp mỹ phẩm là xà phòng thanh. ở trạng thái tự nhiên, nó có màu trắng kem mờ, khi bổ sung titan đioxit vào sẽ tạo ra xà phòng mờ đục đến màu trắng sáng.

Titan đioxit cũng được sử dụng trong các sản phẩm kem chống nắng vì nó rất hiệu quả trong việc phản chiếu ánh sáng. Người ta có thể tạo ra TiO 2với các cỡ hạt rất mịn và những hạt này có thể phản chiếu ánh sáng tia cực tím (UV). Bằng cách sử dụng phối hợp các hạt có kích cỡ khác nhau, các bước sóng dài có hại của tia UV (UVA và UVB) có thể được phản chiếu lại, do đó ngăn được các tia cực tím chiếu vào và làm hủy hoại các tế bào da.

Kẽm oxit

Kẽm oxit (ZnO) tồn tại trong tự nhiên dưới dạng zinxit. Nó thường được dùng ở dạng bột và kết hợp với bột talc để chữa bệnh nấm chân. Kẽm oxit có khả năng kháng nấm nhẹ và vẫn được dùng trong nhiều sản phẩm kể cả kem chống mề đay.

Magiê sunfat heptahyđrat

Magiê sunfat heptahyđrat (MgSO 4.7H 2O) có tên gọi thông thường là muối Epsom. Nó tồn tại trong tự nhiên trong nhiều loại muối và nước khoáng và được sử dụng trong một số công thức có kết hợp với natri bicacbonat và axit xitric để pha vào bồn tắm.

Mica

Khoáng chất mica tồn tại trong tự nhiên như khoáng chất mutcovit và là kali nhôm silicat đihyđrat. Nó có đặc tính tương tự như bột talc, đặc biệt có dạng vảy mịn. Các vảy này có thể phản chiếu ánh sáng và vì vậy tạo ra một số hiệu ứng thị giác đối với da, đặc biệt là khi phủ với một số chất tạo màu đã nói ở trên.

Calamin

Calamin là kẽm silicat tồn tại trong tự nhiên, (ZnOH) 2SiO 3. Khi chế biến thành nước Calamin và xoa lên da bị sưng tấy thì nó có hai tác dụng: thứ nhất là làm mát da do sự bốc hơi của dung dịch mang và thứ hai là làm cho da bớt đau.

Nguồn:TC Công nghiệp hoá chất , 2005, No10

Xem Thêm

Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.
Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.
Huế: Hội nghị về Nội tiết và Đái tháo đường năm 2025
Ngày 29/3, Hội Nội tiết và Đái tháo đường thành phố Huế phối hợp với Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam đã tổ chức hội nghị khoa học Cố đô mở rộng lần thứ 8 về bệnh nội tiết, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa năm 2025.

Tin mới

Thúc đẩy hoạt động đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN tại Việt Nam
Sáng ngày 29/4/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thúc đẩy công tác đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp tại Việt Nam”. Hội thảo do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và TS. Bùi Thanh Tùng, Chủ tịch Liên hiệp Hội thành phố Hải Phòng đồng chủ trì.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Phát huy sức mạnh trí tuệ và tâm huyết của trí thức KHCN trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị
Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - LHHVN) xác định phát huy trí tuệ, trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ trí thức là nhiệm vụ trung tâm, tạo động lực để khoa học công nghệ và chuyển đổi số trở thành lực lượng sản xuất chủ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
An Giang: 30 trí thức KH&CN tiêu biểu được tôn vinh 2025
Chiều ngày 28/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh An Giang, Hội đồng xét chọn trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiêu biểu tỉnh năm 2025 đã tổ chức phiên họp chính thức. Đây là lần thứ hai An Giang triển khai hoạt động xét chọn và tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu.
Quảng Ngãi: Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III đã tìm ra nhà vô địch
Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, chiều ngày 27/5, tại Nhà thi đấu IEC Quảng Ngãi, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025 đã tổ chức bế mạc, trao 16 giải thưởng cho các đội đoạt giải. Đội CFF đến từ trường THPT Lê Trung Đình đã xuất sắc giành giải Nhất chung cuộc.
Khởi động Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 năm 2025
Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân.
Khai mạc Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III
Ngày 26/4, tại Quảng Ngãi, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi và Tỉnh đoàn tỉnh Quảng Ngãi tổ chức khai mạc và vòng loại Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025.
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.