Một số hoạt động liên quan đến biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam
1 .Hoạt động liên quan đến biến đổi khí hậu trên thế giới
Trong những năm 1980, bằng chứng khoa học về mối liên hệ giữa lượng khí nhà kính phát thải vào khí quyển do các hoạt động của con người với nguy cơ biến đổi khí hậu toàn cầu đã dẫn đến sự quan tâm chung của toàn thế giới. Cùng với sự phát triển công nghiệp mạnh mẽ và đốt các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, khí... nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển đã tăng nhanh từ thời kỳ tiền công nghiệp cho đến nay. Đây chính là nguyên nhân làm tăng hiệu ứng nhà kính, làm nhiệt độ bề mặt Trái đất và khí quyển tăng nhanh với tốc độ chưa từng có trong quá khứ. Người ta gọi đó là hiện tượng nóng lên toàn cầu, gây biến đổi khí hậu trên Trái đất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái tự nhiên và sự sống trên Trái đất mà hậu quả tiêu biểu nhất là làm mực nước biển dâng cao.
Các hoạt động phát thải quá mức các khí nhà kính vào khí quyền của con người chính là nhân tố cơ bản và quyết định gây biến đổi khí hậu toàn cầu từ hơn một thế kỳ qua và trong những thế kỷ tới. Phần lớn phát thải các khí nhà kính toàn cầu trong lịch sử và hiện tại bắt nguồn từ các nước phát triển. Các tính toán khoa học cho thấy trong 100 năm qua, nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng khoảng O,60 0C Và mực nước biển dâng khoảng 10-20cm. Theo các nhà khoa học, nhiệt độ và mực nước biển dâng trung bình toàn cầu sẽ tiếp tục tăng nhanh hơn trong thế kỷ 21.
Biến đổi khí hậu gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng và nguy hiểm đến các hoạt động kinh tế-xã hội, các hệ thống sinh thái và cuộc sống con người trên phạm vi toàn thế giới: đến năm 2080, sản lượng ngũ cốc có thể giảm 2-4%, giá sẽ tăng 13-45%, tỷ lệ dân số bị ảnh hưởng của nạn đói chiếm 36-50%; mực nước biển dâng cao gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước và đất đai, ảnh hưởng đến nông nghiệp và gây rủi ro lớn đối với công nghiệp cũng như các hệ thống kinh tế - xã hội trong tương lai. Các công trình hạ tầng thiết kế theo các tiêu chuẩn hiện tại sẽ khó bảo đảm an toàn và cung cấp đầy đủ các dịch vụ trong tương lai.
a.Công ước khung của Liênhợp quốc về biến đổi khí hậu
Trước những hiểm họa và thách thức lớn đối với hệ thống khí hậu toàn cầu, Liên hợp quốc với 02 Tổ chức chuyên môn chính là Tổ chức Khi tượng Thế giới (WMO) và Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) đã tập hợp nhiều nhà khoa học, chuyên gia trên thế giới bàn bạc và đi đến nhất trí là cần có một Công ước quốc tế về khí hậu và coi đó là cơ sở pháp lý để thiết lập quan hệ hợp tác rộng lớn, tập hợp nỗ lực chung mạnh mẽ nhất của cộng đồng thế giới nhằm đối phó với những diễn biến, hiện tượng tiêu cực của biến đổi khí hậu trên toàn cầu. Trong những năm 1990, một loạt hội nghị quốc tế do WMO, UNEP tổ chức cũng đã kêu gọi cần có một Điều ước mang tính toàn cầu về vấn đề này nhằm đi đến cam kết phối hợp các nỗ lực chung đề bảo vệ hệ thống khí hậu vì lợi ích của các thế hệ hôm nay và mai sau.
Hưởng ứng lời kêu gọi nêu trên, WMO và UNEP đã thành lập Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) để nghiên cứu và đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với nhân loại. Tại Hội nghị của Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển (còn gọi là Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất) ở Rio de Janeiro, Braxin vào tháng 6 năm 1992, 155 lãnh đạo Nhà nước/chính phủ đã ký UNFCCC.
Mục tiêu cuối cùng của UNFCCC là ổn định nồng độ các khí nhà kính trong khí quyền ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu. Mức độ đó phải đạt được tới trong một khung thời gian đủ để cho phép các hệ thống sinh thái thích nghi một cách tự nhiên với biến đổi khí hậu, bảo đảm việc sản xuất lương thực không bị đe dọa và tạo khả năng cho sự phát triển kính tế - xã hội một cách bền vững.
UNFCCC phân chia các nước trên thế giới làm 02 nhóm: Các Bên thuộc Phụ lục 1 - Các nước phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi - là các nước có lượng phát thải các khí nhà kính lớn, gây biến đổi khí hậu và các nước không thuộc Phụ lục 1 gồm các nước đang phát triển. Nguyên tắc của UNFCCC là các Bên phải tham gia bảo vệ hệ thống khí hậu vì lợi ích chung của nhân loại trên cơ sở công bằng và phù hợp với những trách nhiệm chung nhưng có phân biệt. Nguyên tắc này đòi hỏi các nước phát triển thực hiện cam kết giảm phát thải các khí nhà kính duy trì ở mức phát thải năm 1990 và hỗ trợ tài chính, chuyển giao công nghệ thân thiện với môi trường cho các nước đang phát triển để giảm nhẹ phát thải các khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu.
b.Nghị định thư Kyoto
Các Bên tham gia UNFCCC nhận thấy cần có những cam kết mạnh mẽ và cụ thể hơn của các nước phát triển trong việc ứng phó với những tác động nghiêm trọng của biến đổi khi hậu. Tháng 12 năm 1997, tại Hội nghị lần thứ 3 các Bên của UNFCCC (COP 3), tồ chức tại Kyoto, Nhật Bản, Nghị định thư của UNFCCC đã được thông qua và gọi là Nghị đinh thư Kyoto (KP).
KP đưa ra cam kết đối với các nước phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi về giảm tổng lượng phát thải các khí nhà kính xuống thấp hơn năm 1990 với tỷ lệ trung bình là 5,2% trong thời kỳ cam kết đầu tiên từ 2008-2012 theo các mức cắt giảm cụ thể (Cộng đồng Châu Âu: 8%; Hoa Kỳ: 7%, Nhật Bàn: 6%...).Các khí nhà kính bị kiểm soát bởi KP là C0 2, CH 4, N 2O, HFC S. PFC Svà SF 6, KP có hiệu lực thi hành kề từ ngày 16 tháng 02 năm 2005.
KP đưa ra "03 Cơ chế mềm dẻo" cho phép các nước phát triển thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính của họ. Đó là: Cơ chế cùng thục hiện (Jl), Cơ chế mua bán quyền phát thải (ET), Cơ chế phát triển sạch (CDM).
Trong 03 Cơ chế nêu trên, Jl và ET chỉ liên quan đến các Bên thuộc Phụ lục 1 với nhau, còn CDM liên quan giữa các Bên thuộc Phụ lục 1 và các Bên không thuộc Phụ lục 1.
CDM cho phép các Bên thuộc Phụ lục 1 thực hiện các dự án nhằm giảm phát thải các khí nhà kính và phục vụ phát triển bền vững tại các Bên không thuộc Phụ lục 1.
CDM được quy định tại Điều 12 của KP có mục tiêu là:
- Giảm nhẹ tác động tiêu cực của biến đổi khi hậu: Giúp các nước phát triển thực hiện cam kết về hạn chế và giảm phát thải định lượng các khí nhà kính theo Điều 3 của KP;
- Giúp các nước đang phát triền đạt được sự phát triển bền vững, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu cuối cùng của UNFCCC. CDM là một cơ chế đối tác đầu tư giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. CDM là cơ chế quan trọng, hấp dẫn và thiết thực nhất đổi với các nước đang phát triển. CDM cho phép và khuyến khích các cơ quan, tồ chức, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân của các nước phát triển đầu tư thực hiện các dự án giảm phát thải các khí nhà kính tại các nước đang phát triển và nhận được tín dụng dưới dạng "Giảm phát thải được chứng nhận (CERs)”. Khoản tín dụng này được tính vào chỉ tiêu giảm phát thải các khí nhà kính của các nước phát triển, giúp các nước này thực hiện cam kết giảm phát thải các khí nhà kính. Tại các nước đang phát triền, mọi tổ chức nhà nước và tồ chức tư nhân hoạt động trong khuôn khổ pháp luật được quyền tham gia xây dựng và thực hiện dự án CDM.
Để tham gia các hoạt động CDM, các nước phải đáp ứng 3 yêu cầu cơ bản là phê chuẩn KP, tự nguyện tham gia CDM và chỉ định Cơ quan thẩm quyền trong nước về CDM (DNA).
2. Tình hình thực hiện cáchoạt động liên quan đến biến đổi khí hậutại Việt Nam
a. Thông tin chung
Chinh phủ Việt Nam ký UNFCCC ngày 11 tháng 6 năm 1992 và phê chuẩn UNFCCC ngày 16 tháng 11 năm 1994 , ký KP ngày 03 tháng 12 năm 1 998 và phê chuẩn KP ngày 25 tháng 9 năm 2002.
Ở Việt Nam, trong vòng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng O,7 0C, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. Hiện tượng EL-Nino, La-Nina ngày càng tác động mạnh đến Việt Nam. Theo tính toán, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thề tăng lên 3 0c và mực nước biển có thế dâng 1m vào năm 2100. Những biến đổi này thực sự đã, đang và sẽ làm cho các thiên tai và các hiện tượng khí tượng cực đoan khác, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng tăng về cường độ, tần suất và xảy ra ác liệt hơn. Hậu quả của chúng đối với sản xuất, hoạt động kinh tế xã hội, đời sống, dân sinh sẽ ngày một nặng nề hơn, khó lường trước và đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước cũng như thành quả của công cuộc xoá đói giảm nghèo.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thề giới – WB (2007). Việt Nam là một trong năm nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long sẽ bị ngập chìm nặng nhất. Nếu mực nước biển dâng 1 m sẽ có khoảng 10% dân số Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất GDP khoảng 10% và hàng chục nghìn km 2vùng ven biển sẽ bị ngập hàng năm nếu không có biện pháp bảo vệ.
Kết quả kiểm kê quốc gia khí nhà kính của Việt Nam (trong 5 lĩnh vực chính: năng lượng, các quá trinh công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất và chất thải) được xác định như sau:
Tổng lượng phát thải các khí nhà kính ở Việt Nam năm 1994: 103,8 triệu tấn C0 2tương đương; năm 1998: 121,2 triệu tấn C0 2tương đương và năm 2000: 143,1 triệu tấn C0 2tương đương.
b. Nghĩa vụ và quyền lợi của Việt Nam khi tham gia UNFCCC và KP
Việt Nam là một trong các Bên không thuộc Phụ lục 1 (các nước đang phát triển). Do đó, Việt Nam không có nghĩa vụ phải giảm phát thải định lượng các khí nhà kính theo quy định của KP. Nhưng để góp phần bào vệ môi trường, hệ thống khí hậu, tiếp nhận hỗ trợ về tài chính và công nghệ thân thiện với khí hậu từ các nước phát triền, các tổ chức quốc tế cũng như đóng góp cùng cộng đồng quốc tế thực hiện mục tiêu cuối cùng của UNFCCC, Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác thực hiện một số nghĩa vụ chung như: (1 ) xây dựng Thông báo quốc gia về biến đổi khí hậu; (2) tiến hành kiểm kê quốc gia các khí nhà kính từ các nguồn do con người gây ra và lượng khí nhà kính được hấp thụ bởi các bể hấp thụ (ví dụ hấp thụ các bon từ rừng ); (3) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực kinh tế-xã hội và xác định các vùng, lĩnh vực dễ bị tổn hại bởi biến đổi khí hậu (đặc biệt do nước biển dâng); (4) xây dựng và thực hiện các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu; (5) xây dựng và thực hiện các chương trình, phương án giảm nhẹ phát thải khí nhà kính khi nhận được sự hỗ trợ đầy đủ về vốn và chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển và các tổ chức quốc tế; (6) tiến hành các hoạt động nghiên cứu và quan trắc những vấn đề/yếu tố liên quan đến khí hậu và biến đổi khí hậu; (7) cập nhật, phổ biền các thông tin nhằm nâng cao nhận thức của các nhà hoạch định chính sách và công chúng về biến đổi khi hậu, CDM. Việt Nam là nước đang phát triển, được hưởng nhũng quyền lợi và có trách nhiệm thực hiện những nghĩa vụ nêu trên.
c. Cơ cấu tổchức
Tại Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) được Chinh phủ giao làm Cơ quan đầu mối của Chính phủ Việt Nam tham gia và thực hiện UNFCCC, KP. Bộ TN &MT đã và đang phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức và địa phương có liên quan tiến hành các hoạt động thực hiện UN-FCCC .
d.Các hoạt động chínhtừ khi phê chuẩn UN - FCCC và KP
1) Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban; Ban Chủ nhiệm Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu do Bộ trưởng Bộ TN&MT làm Chủ nhiệm; Văn phòng thường trực Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu do Cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khi hậu, Bộ TN&MT làm Chánh Văn phòng và đặt tại Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khi hậu, Bộ TN&MT. Tham gia Ban Chỉ đạo, Ban Chủ nhiệm có nhiều lãnh đạo các bộ, ngành có liên quan
2) Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có các chức năng, nhiệm vụ chính như sau:
- Chủ trì tổ chức và phối hợp thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyototại Việt Nam ;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để tồ chức đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xây dựng các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu;
- Thường trực Ban chỉ đạo thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Nghị đinh thư Kyoto ;
- Thực hiện nhiệm vụ của Cơ quan thẩm quyền trong nước và Cơ chế phát triển sạch (DNA Việt Nam );
- Cấp thư xác nhận hoặc thư phê duyệt dự án theo Cơ chế phát triển sạch trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto (theo sự ủy quyền của Bộ trưởng);
- Giữ mối liên hệ với Ban thư ký Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu;
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong việc đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế; thực hiện các chương trình, dự án về biến đổi khí hậu.
3) Ban Chỉ đạo thực hiện UNFCCC và KP được thành lập ngày 04/7/2007 và do Thứ trưởng Bộ TN &MT làm Trưởng ban.
Ban Chỉ đạo gồm đại diện của các Bộ: TN&MT, Ngoại giao, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo dục và Đào tạo, Tư Pháp, Giao thông vận tải, Xây dụng, Văn hóa-du lịch và Thể thao, Lao động-Thương binh và Xã hội và Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. (Ghi chú: trước đây, từ tháng 3/2003 đến tháng 4/2008, DNA Việt Nam là Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ TN&MT. Từ tháng 5/2008 đến nay, DNA Việt Nam là Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khi hậu, Bộ TN&MT).
4) Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện UNFCCC và KP được thành lập trực thuộc Cục Khí tượng Thùy văn và Biến đổi khí hậu, Bộ TN &MT.
5) Chính phủ đã ban hành các văn bản sau đây làm cơ sở quan trọng cho việc triển khai UNFCCC và KP tại Việt Nam :
- Chỉ thị số 35/2005/CT-TTg ngày 17/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ và việc tổ chức thực hiện UNFCCC, KP và CDM.
- Quyết đinh sồ 47/2007/QĐ-TTg ngày 06/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện KP thuộc UNFCCC giai đoạn 2007-2010.
- Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 02/8t2007 của Thủ tướng Chính phủ vế một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo CDM.
![]() |
Công văn số 1754/VPCP-NN ngày 03/4/2007 của Văn phòng Chính phủ thông báo Chính phủ giao Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, cập nhật và xử lý các thông tin về biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đồng thời tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế để nghiên cứu xây dựng chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng tại Việt Nam.
- Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP ngày 03/12/2007 của Chính phủ về việc giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biên đổi khí hậu.
- Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.
(ghi chú: Ban Chỉ đạo thực hiện UNFCCC và KP thay thế Ban Tư vấn-chỉ đạo về CDM được thành lập vào tháng 4/2003).
* Chương trình đã đưa ra các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cũng như danh mục các nhiệm vụ, dự án để thực hiện trên phạm vi toàn quốc theo 03 giai đoạn: giai đoạn khởi động 2009-2010, giai đoạn triển khai 2011-2015 và giai đoạn phát triển từ năm 2016 trở đi.
6) Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 10/2006/TT-BTNMT ngày 12/12/2006 về hướng dẫn xây dựng dự án Cơ chế phát triển sạch (CDM) trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto .
7) Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch sồ 58/2008/TTLT- BTC-BTNMT ngày 04/7/2008 hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo CDM.
8) Thành lập 05 nhóm chuyên gia kỹ thuật trong nước gồm các cán bộ, chuyên gia, nhà khoa học của các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, Viện Nghiên cứu, Trường Đại học, Trung tâm nghiên cứu có liên quan trong nước để thực hiện các hoạt động vế biến đổi khí hậu. Đó là các nhóm về:
- Kiểm kê các khí nhà kính;
- Phương án giảm nhẹ và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực khí hậu;
- Đánh giá khả năng dễ bị tổn hại và thích ứng với biến đổi khí hậu;
- Giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức công chúng về biến đổi khí hậu;
- Nghiên cứu và quan trắc hệ thống khí hậu, khí tượng, thủy văn.
9) Thành lập 06 Đội công tác kỹ thuật trong nước gồm các cán bộ, chuyên gia, nhà khoa học của các Bộ, ngành, cơ quan, tồ chức, Viện Nghiên cứu, Trường Đại học, Trung tâm nghiên cứu có liên quan trong nước để thực hiện các hoạt động về CDM. Đó là các Đội công tác về:
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức công chúng về CDM;
- Tăng cường năng lực thực hiện CDM cho các nhà hoạch định chính sách;
- Tăng cường năng lực cho DNA;
- Tăng cường năng lực cho các bên có liên quan đến dự án CDM;
- Tăng cường năng lực nghiên cứu, giáo dục về CDM;
- Lập danh sách chọn lọc các dự án CDM tiềm năng.
10) Đã hoàn thành thực hiện một số dự án sau đây:
- Dự án "UNDP/UNITAR/GEF - CC:TRAIN (giai đoạn 1)".
- Dự án "Chiến lược giảm nhẹ các khí nhà kính với chi phí thấp nhất cho Châu Á (ALGAS)".
- Dự án "UNDP/GEF - Những vấn đề kinh tế của việc hạn chế các khí nhà kính giai đoạn 1 : thiết lập khuôn khổ phương pháp luận để đánh giá giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
- Dự án "Đánh giá mức tổn hại vùng ven biển Việt Nam-giai đoạn 1 ".
- Dự án "Biến đổi khí hậu ở Châu Á: Việt Nam ".
- Dự án “Ảnh hưởng tiềm tàng về kinh tế-xã hội của biến đổi khí hậu tại Việt Nam ".
- Dự án "Các phương án kinh tế-xã hội và vật lý nhằm phân tích các tác động biến đổi khí hậu ở Việt Nam ".
- Dự án "Tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu ở Trung Bộ Việt Nam ".
- Dự án "Phòng ngừa thảm họa liên quan đến biến đổi khí hậu”.
- Dự án "Thông báo quốc gia đầu tiên của Việt Nam về biên đổi khí hậu cho Ban thư ký UNFCCC".
- Dự án "Phát triển năng lượng tái tạo, hiệu quả năng lượng và giảm nhẹ phát thải các khí nhà kính tại Việt Nam (PREGA)".
- Dự án " Hỗ trợ thực hiện các biện pháp tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu ở những lĩnh vực ưu tiên (giai đoạn 2)”
- Dự án "Nghiên cứu chiến lược quốc gia của Việt Nam về Cơ chế phát triển sạch".
- Dự án "Tăng cường năng lực thực hiện Cơ chế phát triển sạch (CD4CDM) tại Việt Nam ". Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Hương và chính sách thích nghi ở huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế (2006-2008) do Hà Lan tài trợ.
- Lợi ích của thích nghi biến đổi khí hậu từ các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ, đồng bộ với phát triển nông thôn (2007-2008) do Đan Mạch tài trợ.
11) Đang triển khai một số dự án sau đây:
- Việt Nam: Chuẩn bị Thông báo quốc gia lần thứ hai cho UNFCCC (2006-2009) do GEF/UNEP tài trợ.
- Tăng cường năng lực cho Cơ quan đầu mối quốc gia vế biến đổi khí hậu ở Việt Nam (2007-2009) do Đan Mạch tài trợ.
- Tác động của biến đổi khí hậu lên tài nguyên nước và các biện pháp thích ứng (2008-2009) do Đan Mạch tài trợ. Các kịch bản về nước biển dâng và khả năng giảm thiểu rủi ro do thiên tai ở Việt Nam (2008-2009) do Đan Mạch tài trợ.
- Chương trinh thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu tại Việt Nam (2009-2013) do Đan Mạch tài trợ nhằm hỗ trợ ngân sách Việt Nam thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.
12) Tăng cường hợp tác thực hiện UNFCCC, KP và CDM giữa các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương trong nước và với các nước, Tổ chức quốc tế có liên quan. Việt Nam đã ký Thỏa thuận hợp tác về CDM với Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) vào ngày 29/3/2005 và Bản ghi nhớ với Bộ Nông nghiệp Lâm nghiệp, Môi trường và Quản lý nước của Cộng hòa Áo về hợp tác thực hiện các dự án CDM ở Việt Nam vào ngày 07/12/2005.
13) Tham gia đàm phán và đóng góp ý kiến tại các Hội nghị, Hội thảo quốc tế về biến đổi khí hậu, CDM, đặc biệt là COP, MOP và các cuộc họp của các Nhóm công tác thảo luận về UNFCCC, KP.
14) Tổ chức nhiều Hội thảo chuyên đề và Hội thảo huấn luyện về biển đổi khí hậu, CDM tại nhiều tỉnh/thành phố với sự tham gia đông đảo của các đại diện, nhà hoạch định chính sách, chuyên gia, nhà khoa học của các Bộ, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (Nhà nước và tư nhân) và địa phương có liên quan.
15) Biên tập và xuất bản các bản thông tin, cuốn sách nhỏ để tuyên truyền, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu, UNFCCC, KP và CDM nhằm khuyến khích các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, công chúng tích cực tham gia vào các hoạt động ứng phó với biến đổi khi hậu.
16) Hợp tác với Đài truyền hình Việt Nam để tổ chức các buổi tọa đàm về biến đổi khí hậu, UN- FCCC, KP và CDM trên chương trình tuyên truyền của Đài truyền hình Việt Nam.
17) Hợp tác với Đài Tiếng nói Việt Nam để tổ chức các buổi tọa đàm về biến đổi khi hậu, UN- FCCC, KP, CDM phát sóng trên chương trình tuyên truyền về khoa học, kỹ thuật của Đài Tiếng nói Việt Nam.
18) Viết nhiều bài về biến đổi khi hậu, UNFCCC, KP, CDM đăng trên các báo và tạp chí.
19) Thiết lập và duy trì trang Web để tuyên truyền về biến đổi khí hậu, UNFCCC, KP, CDM.
20) Xuất bản tài liệu giáo khoa về biến đổi khí hậu, CDM để đưa vào chương trình giảng dạy về môi trường tại một số Trường Đại học, Cao đẳng được chọn làm thí điểm.
21) Xác nhận và phê duyệt dự án CDM.
* Đến tháng 03/2009:
- Đã cấp thư phê duyệt cho 78 Văn kiện Thiết kê Dự án (PDD).
- Đã cấp thư xác nhận cho 20 Tài liệu ý tưởng dự án (PIN).
e. Những công việc chính cần triển khai trong thời gian tới để thực hiện UNFCCC, KP tại Việt Nam :
- Tiếp tục củng cố và tăng cường bộ máy tổ chức, quản lý, điều phối và thực hiện UNFCCC, KP ở trung ương và địa phương cũng như nâng cao trình độ, năng lực nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, chuyên gia trong lĩnh vực biến đổi khí hậu;
- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu (bao gồm đánh giá tác động của biến đổi khí hậu; xác định các lĩnh vực, khu vực dễ bị tổn hại do biến đổi khi hậu; các phương án thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu) của bộ, ngành, địa phương nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Thực hiện nội dung các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên (Chỉ thị, Quyết định, Thông tư);
- Bổ sung, hoàn thiện khung pháp lý trong nước về UNFCCC, KP;
- Thực hiện Thông báo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về biến đổi khí hậu cho Ban Thư ký UN- FCCC và chuẩn bị các thủ tục xây dựng Thông báo quốc gia lần thứ ba của Việt Nam về biến đổi khí hậu cho Ban Thư ký UNFCCC;
- Xây dựng, thực hiện các chương trình, dự án về biến đổi khí hậu, CDM;
- Lồng ghép các vấn đề về biến đổi khí hậu, CDM vào trong kế hoạch, quy hoạch, chương trình phát triển kinh tế-xã hội của các bộ, ngành, địa phương;
- Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vấn đề biến đổi khí hậu, CDM cho các nhà hoạch định chính sách và công chúng;
- Tăng cường hợp tác giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, Trường Đại học, Viện nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu và các địa phương có liên quan trong việc xây dựng và triển khai các hoạt động thực hiện UNFCCC, KP và các chương trình, dự án liên quan đến biến đổi khí hậu;
- Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế để kêu gọi và tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính, khoa học - công nghệ, kinh nghiệm của các nước, các tổ chức quốc tế và tích cực tham gia các cuộc đàm phán quốc tế về biến đổi khí hậu.