Một số giải pháp quản lý các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng
Giai đoạn 2008 - 2010
Tổng hợp dữ liệu đầy đủ về các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam ;
Bước đầu kiểm soát việc xâm nhập, vận chuyển, tiêu thụ sinh vật ngoại lai và các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng;
Rà soát hệ thống các văn bản pháp luật và chính sách, đồng thời biên soạn Nghị định và các văn bản hướng dẫn về lĩnh vực bảo vệ các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam;
Thiết lập 1 số khu bảo tồn để bảo vệ, đồng thời cho sinh sản, tạo giống ít nhất 20 loài động thực vật thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng để thả ra các thuỷ vực tự nhiên, trong đó có 3 loài rùa biển, 2 loài rong biển, 4 loài cá biển, 2 loài nhuyễn thể, 9 loài cá nước ngọt;
Nâng cao trình độ cho cán bộ các cấp trong công tác bảo vệ các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
Giai đoạn 2011 - 2015
Kiểm soát sự biến động và cập nhật thường xuyên thông tin về các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng và các loài ngoại lai;
Tiếp tục thiết lập 10 khu bảo vệ các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở các cấp độ khác nhau;
Thuần hoá và cho sinh sản nhân tạo, lưu giữ thêm 18 loài, nâng tổng số 50% (khoảng 38 loài) loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng từ cấp độ nguy cấp (EN) trở lên;
Nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo vệ các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng; Đưa nội dung bảo vệ các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng vào các cấp học phổ thông, các trường đại học, cao đẳng chuyên nghành và khoa sinh các trường đại học, cao đẳng, trung học.
Tiếp tục sửa chữa, bổ sung hệ thống các văn bản pháp luật về bảo vệ các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng;
Giai đoạn 2016 - 2020
Chặn đứng nguy cơ tuyệt chủng của một số loài đặc biệt nguy cấp như cá Chép gốc (Procypris merus), cá Lợ thân thấp (Cyprinus multitaeniata), Bò biển (Dugong dugon), đồng thời tiếp tục thuần hoá và cho sinh sản nhân tạo, lưu giữ bổ sung thêm 50% (khoảng 38 loài) loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng từ cấp độ nguy cấp (EN) trở lên;
Hoàn thiện hệ thống các khu bảo vệ các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trên cả nước;
Hoàn thiện quy chế chính sách về bảo vệ các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam ;
Thực hiện xã hội hoá công tác bảo vệ và phát triển các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng;
- Thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết;
- Đề xuất hình thức bảo vệ, bảo tồn các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng (xem bảng Hình 2).
![]() |
Sửa đổi và hoàn thiện chính sách giao, cho thuê diện tích thuỷ vực tự nhiên để bảo vệ, khai thác nguồn lợi thuỷ sản hợp lý nhằm tạo động lực để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia bảo vệ, phát triển, kinh doanh nguồn lợi thuỷ sản và đảm bảo lợi ích cho các đối tượng nhận khoán, thuê diện tích thuỷ lực.
Tất cả các loài có hình thức bảo vệ ex-situ đều có nghiên cứu sinh sản nhân tạo trong thời gian tới. Có 1 số loài được đề xuất cả 2 hình thức bảo tồn.
Các giải pháp bảo vệ các loài thuỷ sinh qúy hiếm trong thời gian tới
Giải pháp về thể chế chính sách
Xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách riêng cho công tác bảo tồn các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, bảo vệ ex - situ và in- situ.
Hoàn thiện quy chế quản lý khu bảo tồn thuỷ sản nội địa, khu bảo tồn biển và hưởng lợi đa thành phần. Thử nghiệm và xây dựng cơ sở pháp lý để giao, cho thuê khu vực quy hoạch bảo tồn thuỷ sản nội địa, bảo tồn biển cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, đặc biệt trong các hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng;
Đẩy mạnh rà soát, xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp quy về quản lý, bảo vệ, phát triển và khai thác, tái tạo giống loài thuỷ sinh quý hiếm, đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng. Các phong tục và luật tục tốt của các địa phương cần được xem xét để xây dựng các quy ước bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản;
Tăng cường phân cấp quản lý nhà nước về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, phục hồi giống loài thuỷ sinh quý hiếm, bảo vệ vùng cấm khai thác, nghề cấm khai thác, giống loài cấm khai thác cho chính quyền các cấp huyện và xã. Quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của chủ quản lý bãi đẻ, bãi giống, chủ quản lý giống loài quý hiếm để cho sinh sản nhân tạo… Chính quyền các cấp, các cơ quan thừa hành pháp luật và lực lượng bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ở địa phương.
Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, mỗi chủ quản lý bãi giống, bãi đẻ, khu bảo tồn thủy sản nội địa, bảo tồn biển, chủ quản lý giống loài quý hiếm phục vụ sinh sản nhân tạo, mỗi người dân và toàn xã hội trong việc bảo vệ, phát triển và khai thác hợp lý giống loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng đi đôi với tăng cường quản lý nhà nước, thể chế và pháp luật.
Giải pháp về khoa học công nghệ
Triển khai những nghiên cứu về các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng một cách đầy đủ, toàn diện để có cơ sở đề xuất được loại hình bảo vệ thích hợp;
Điều tra cập nhật thông tin về các loài thuỷ sinh quý hiếm để phân loại các cấp độ nguy cấp của chúng hàng năm đáp ứng yêu cầu của công tác khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
Nghiên cứu biến động của các hệ sinh thái tác động tới nguồn lợi thuỷ sản và sự gia tăng của các loài thuỷ sinh bị đe doạ tuyệt chủng.
Nghiên cứu sinh sản nhân tạo các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng để thả vào các vực nước tự nhiên phục hồi quần thể ở tự nhiên.
Khuyến khích thành lập các trung tâm chuyển giao công nghệ, trung tâm tư vấn khoa học công nghệ về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
Đào tạo cán bộ khoa học và phổ biến kỹ thuật cho người dân về công việc bảo tồn các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng;
Nghiên cứu xây dựng các mô hình bảo vệ các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng và phát triển kinh tế-xã hội ở cộng đồng.
Các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ về lựa chọn giống loài quý hiếm để ưu tiên sinh sản nhân tạo, lưu giữ nguồn gen, tiêu chí phân hạng khu bảo tồn loài trong hệ thống các khu bảo tồn thuỷ sản nội địa và khu bảo tồn biển.
Rà soát, xây dựng và hoàn thiện các quy trình, quy phạm kỹ thuật về sinh sản nhân tạo các loài thuỷ sinh quý hiếm, quy định về kích thước tối thiểu được phép khai thác, cơ chế giám sát khu vực cấm, khu vực cấm có thời hạn, các hoạt động sản xuất, kinh doanh tiêu thụ giống loài thuỷ sinh quý hiếm.
Giải pháp tăng cường cơ sở vật chất-kỹ thuật
Trang bị cho các cơ quan quản lý chuyên ngành từ trung ương đến địa phương phương tiện tuần tra: tàu xuồng, phương tiện thông tin hiện đại…
Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở được quy hoạch để bảo vệ ex-situ các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
Tạo dựng cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại đối với các cơ sở có chức năng quản lý nguồn gen, nghiên cứu sinh sản nhân tạo các loài thuỷ sinh đặc hữu, quý hiếm.
Những khu bảo tồn thuỷ sản nội địa, bảo tồn biển cũng cần được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác bảo vệ.
Giải pháp về đào tạo, giáo dục
Xây dựng và thực hiện chiến lược đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản các cấp, đặc biệt là ở cấp xã để đáp ứng yêu cầu về đổi mới của ngành và hội nhập quốc tế;
Nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý, các doanh nghiệp, cộng đồng và hộ gia đình tham gia bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thông qua đào tạo tại chỗ, ngắn hạn; từng bước nâng cao năng lực tự xây dựng, thực hiện giám sát kế hoạch bảo vệ và tái tạo những giống loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
Xây dựng Dự án đưa công nghệ giáo dục về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trong các cấp học với giáo trình, nội dung, phương pháp giảng dạy và cơ chế quản lý phù hợp để nâng cao chất lượng đào tạo.
Khuyến khích các tổ chức đào tạo trong nước, các tổ chức phi Chính phủ và dự án quốc tế tham gia hỗ trợ các hoạt động đào tạo cho người quản lý nguồn lợi, người làm công tác tái tạo nguồn lợi, người trực tiếp quản lý các khu bảo tồn thuỷ sản nội địa, bảo tồn biển… ưu tiên các hộ nghèo và phụ nữ;
Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng, cụ thể:
- Cần biên soạn các tài liệu, phim ảnh… phát hành đến mỗi người dân giúp họ thấy được vai trò và trách nhiệm trong việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản là các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng; Cũng như tổ chức việc tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Chú trọng đào tạo cán bộ kiểm ngư, cán bộ các khu bảo tồn, cán bộ bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản… thành các tuyên truyền viên làm nhiệm vụ này.
Giải pháp về hợp tác quốc tế
Tăng cường hợp tác quốc tế đặc biệt với các nước láng giềng (Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia);
Tìm kiếm và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn và nguồn lực của các tổ chức quốc tế về đào tạo cán bộ, hợp tác nghiên cứu, về tài chính, vật tư trang thiết bị…
Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế về lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, giám sát buôn bán động vật hoang dã quý hiếm, quản lý các loài di cư, quản lý sản phẩm có xuất xứ từ biển khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) thông qua việc tham gia tích cực và hợp tác chặt chẽ với các tổ chức chống buôn bán động vật hoang dã quý hiếm quốc tế (CITES), với khu vực và song phương;
Chủ động hợp tác tích cực với các quốc gia, các viện, trường tiên tiến trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu, giáo dục, đào tạo để nhanh chóng tiếp cận các chuẩn mực khoa học và công nghệ nuôi dưỡng, tái tạo, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, phát triển nguồn nhân lực và nâng cấp trang thiết bị cho ngành;
Tiếp tục thực hiện các thoả thuận đa phương về môi trường, các cam kết quốc tế liên quan đến khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản mà Việt Nam tham gia như Công ước về buôn bán quốc tế động vật hoang dã (CITES), Công ước về đa dạng sinh học (UNCBD), để nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới và trong khu vực; tranh thủ tìm kiếm các nguồn vốn hỗ trợ mới như Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), Cơ chế phát triển sạch (CDM)…
Giải pháp về vốn
Hiện nay có khoảng 203 loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở cấp độ khác nhau, trong đó có 76 giống loài nguy cấp từ độ EN trở lên, có 114 giống loại bị cảnh báo sẽ bị nguy cơ tuyệt chủng. Những loài có cấp độ nguy cấp từ EN trở lên thì vấn đề cấp thiết là phải có những biện phải đồng bộ, hữu hiệu để trong thời gian ngắn phải chặn đứng sự tuyệt chủng, tiến tới khôi phục lại quần đàn để góp phần phát triển nghề cá. Những nội ung này đòi hỏi nguồn ngân sách nhà nước đầu tư.