Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 05/12/2005 16:34 (GMT+7)

Một nghiên cứu sâu về cộng đồng Việt kiều tại Thái Lan

Cuốn sách do bà chủ biên trong đó có phần  viết chung với một đồng nghiệp Việt Nam.


Công trình của bà vừa được xuất bản tháng 10-2005, được chia thành  sáu chương, gồm: Cuộc di cư của người Việt Nam vào Thái-lan, Phong trào yêu nước của người Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, Chính sách của chính phủ Thái-lan đối với Việt kiều, Cuộc hồi hương của Việt kiều, Đời sống của  Việt kiều Thái-lan và Việt kiều hồi hương, Việt kiều với mối quan hệ hai nước.


Tiến sĩ Thanyathip, công tác tại Viện Nghiên cứu châu Á, ĐH Chulalongkorn - Thái-lan, là một học giả dành nhiều thời gian nghiên cứu về Việt Nam. Hơn mười năm qua, hầu như năm nào bà cũng về làm việc tại Việt Nam và đã viết khá nhiều công trình nghiên cứu về Việt Nam trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, quan hệ ngoại giao v.v… Năm 1998, bà cho ra mắt cuốn sách “Khi Việt Nam đổi mới” tập hợp một loạt bài viết của bà trên các báo và tạp chí của Thái-lan  trong những năm  1995 - 1996.

Theo tác giả Thanyathip, có những bằng chứng về sự có mặt của người Việt từ thời Ayutthaya vào thế kỷ 17, sự di cư của người Việt kéo dài  qua nhiều thế hệ và thời kỳ lịch sử bằng cả đường bộ và đường biển. Đến nay, phần lớn người Việt sinh sống ở miền I-sản, đông bắc Thái-lan.


Một trong những luận điểm tác giả Thanyathip Sripana đưa ra được đánh giá cao là sự gắn bó  với hai nước Việt Nam và Thái-lan của những Việt kiều đang sinh sống ở Thái-lan cũng như của những người hồi hương để phát triển đất nước theo lời kêu gọi của Bác Hồ những năm 60 của thế kỷ trước.


Theo bà, hai nhóm người Việt Nam này đóng vai trò cầu nối quan trọng trong quan hệ  văn hoá, kinh tế giữa hai nước Việt Nam và Thái-lan.


Trò chuyện với chúng tôi tại Đại học Chulalongkorn, Tiến sĩ Thanyathip Sripana cho biết, bà đánh giá cao vai trò của cộng đồng người Việt trong xã hội Thái-lan trước kia cũng như hiện nay. Người Việt Nam, dù là người đã hồi hương hay những người  đang sinh sống tại Thái-lan, được nhập quốc tịch Thái-lan… đều ý thức rằng họ có hai bà mẹ, một “bà mẹ Việt Nam” và một “bà mẹ Thái-lan”. Đó là hai ba mẹ đã gắn bó chặt chẽ với cuộc đời họ, khi sinh ra và lúc khôn lớn, trưởng thành.


Điều đó cũng lý giải tại sao  người Việt sinh sống ở đông bắc Thái-lan vẫn gìn giữ những bản sắc văn hoá Việt Nam như phong tục cưới hỏi, lễ tết, hội hè, trong khi những người Việt  trở về Việt Nam những năm 60 của thế kỷ trước thường gặp nhau để ôn lại những kỷ niệm  sống trên vùng I-sản. Giờ đây, tại mỗi tỉnh của vùng đông bắc Thái-lan, người ta vẫn còn bắt gặp những công trình tưởng niệm như tháp đồng hồ, tháp chuông, cổng đền, chùa, … do kiều bào Việt Nam xây tặng trước khi hồi hương nhằm bày tỏ lòng biết ơn đối với “bà mẹ Thái-lan” đã chở che, nuôi dưỡng họ trong những ngày lưu lạc trên đất bạn.


Tiến sĩ Thanyathip Sripana tâm sự, trong quá khứ, khi sang  Thái-lan, người Việt được  người dân Thái giúp đỡ  rất nhiệt tình, dưới thời cố Thủ tướng Pridi Phanomyong – một người bạn thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người Việt Nam tại Thái-lan được Chính quyền giúp đỡ và tạo điều kiện rất nhiều. Nhưng do hoàn  cảnh lịch sử, không khỏi có những lúc Việt kiều ở Thái-lan chưa được hiểu đúng. 


Đến nay, vị trí của người kiều bào Việt Nam ở Thái-lan hay còn gọi là người Thái gốc Việt có những bước cải thiện đáng kể. Người Thái gốc Việt bước đầu được cấp giấy tờ hợp pháp, được cử những vị trí quan trọng trong xã hội Thái-lan, cộng đồng người Thái gốc Việt đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển ở các địa phương Thái-lan.


Một trong những nguyên nhân thôi thúc bà dày công biên soạn và hoàn tất sớm công trình này đó là ước  vọng người dân cũng như các cấp chính quyền ở Thái-lan hiểu hơn nữa về Việt kiều trong đời sống xã hội Thái-lan củng cố thêm cơ sở để Việt kiều ở Thái-lan được hưởng những quyền lợi trên nhiều phương diện, khẳng định vai trò quan trọng của cộng đồng người Thái gốc Việt trong đời sống xã hội Thái-lan.


Để hoàn tất công trình này, ba năm qua, bà đã đi hầu hết 19 tỉnh thành phố  đông bắc Thái-lan nơi đông đảo  kiều bào Việt Nam sinh sống gặp gỡ nhiều nhân chứng, thu thập nhiều tài liệu.


Bà cũng đi khắp năm tỉnh, thành phố ở Việt Nam gồm Hà Nội, Hải Phòng, Hoà Bình, Nam Định, TP Hồ Chí Minh, nơi định cư của phần lớn kiều bào Thái-lan khi về nước.


Trong quãng thời gian đó, song song việc tập hợp tư liệu, viết sách, bà cũng  viết nhiều bài trên các báo, tạp chí Thái-lan và Việt Nam về Chủ tịch Hồ Chí Minh, Việt kiều, quan hệ hữu nghị Thái-lan - Việt Nam, công cuộc đổi mới ở Việt Nam…


Tiến sĩ Thanyathip Sripana tâm sự, công việc  tuy vất vả nhưng bà cảm thấy hạnh phúc khi được góp  một phần công sức nhỏ nhoi trong việc  vun đắp quan hệ hữu nghị Thái-lan - Việt Nam.


Bà cho biết, bản dịch tiếng Việt cuốn sách “Việt kiều Thái-lan trong mối quan hệ Thái - Việt” sẽ được xuất bản ở Việt Nam trong thời gian tới. Hiện bản dịch tiếng Anh đã hoàn thành và bà sẽ  dành thời gian để sửa chữa, hiệu đính sao cho thật sát nguyên bản.


Hoàn tất công việc trên, bà sẽ bắt tay xuất bản  tác phẩm gồm các bức ảnh về cuộc sống, sinh hoạt của Việt kiều ở Thái-lan kèm lời giới thiệu, chú giải. Đó sẽ là món quà tiếp theo mà bà muốn dành cho nhân dân hai nước Việt Nam - Thái-lan.

Nguồn: tienphongonline.com.vn 4/12/2005

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.