Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 24/11/2008 14:54 (GMT+7)

Một giáo sư với 600 bằng sáng chế

60 tuổi đời và 600 bằng sáng chế

Trong số các nhà phát minh và sáng chế Mỹ, cái tên Robert Langer giữ một vị trí thật đặc biệt. Vị giáo sư sinh ngày 29.8.1948 tại Albany, New York, Mỹ, có một vợ và ba con này không chỉ là ông chủ của phòng thí nghiệm công nghệ y khoa sinh học lớn nhất thế giới mang tên Langer thuộc Học viện MIT (Học viện Công nghệ Massachusetts), nơi thường xuyên tập trung hàng trăm nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới, ông còn là thành viên tích cực duy nhất đồng thời của 3 viện khoa học Mỹ là Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia, Viện Hàn lâm Công nghệ và Viện Hàn lâm Y học. Tròn 60 tuổi đời với hơn 40 năm gắn bó với khoa học, Robert Langer đến nay đã là chủ nhân của hơn 600 sáng chế độc quyền, gần 100 giải thưởng công nghệ có giá trị. Các phát minh sáng chế của ông đã mang lại lợi nhuận khổng lồ cho hàng trăm hãng hóa học, dược phẩm, công nghệ sinh học và y học trên khắp thế giới. Ông cũng là tác giả của khoảng 1.000 bài báo khoa học và 13 cuốn sách chuyên ngành. Với những con số đáng nể phục trên, GS Langer được giới khoa học khoác cho nhiều danh hiệu: “Người có nhiều công trình nghiên cứu về y khoa nhất trong lịch sử”, “Nhà phát minh sung mãn nhất của khoa học”, “Người tiên phong về vật liệu sinh học”, “Cha đẻ của thế hệ dược phẩm mới”... Năm 2006, 2008, ông được Tạp chí nổi tiếng của Mỹ - Time bầu chọn là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới.

“Hữu ích với con người - giải thưởng lớn nhất dành cho tôi”

     Giải thưởng Công nghệ thiên niên được xem như một giải Nobel không chính thức, dành cho lĩnh vực công nghệ trong khi giải Nobel chính thức dành cho khoa học. Điều khác biệt nữa là giải Nobel tập trung vào các ngành nghiên cứu cơ bản, trong khi giải Millennium có thể trao cho những phát kiến mới nảy sinh và vẫn còn được phát triển tiếp. Giải thưởng đầu tiên (năm 2004) được trao cho Tim Berners-Lee, người phát minh ra World Wide Web. Giải thưởng năm 2006 được trao cho Shuji Nakamura phát minh công nghệ LED và laser xanh.

Giải thưởng Công nghệ thiên niên kỷ là giải thưởng công nghệ lớn nhất thế giới được trao 2 năm một lần bởi Học viện Công nghệ Phần Lan, để vinh danh những đổi mới công nghệ nổi bật, trực tiếpcải thiện chất lượng cuộc sống của con người, mang giá trị nhân văn và khích lệ sự phát triển kinh tế bền vững. Năm nay, với công trình Nghiên cứu vật liệu sinh học thế hệ mới dùng trong việc sảnxuất viên thuốc thông minh có khả năng kiểm soát liều lượng dược phẩm ngấm vào cơ thể và tái tạo mô, GS Robert Langer đã giành được giải thưởng một cách thuyết phục khi vượt lên hàng chục công trìnhnghiên cứu của 99 cá nhân từ 27 quốc gia trên khắp thế giới được đề cử.

GS Robert Langer bắt đầu công trình nghiên cứu từ năm 1974. Ông kể trên The Tech Online (của Viện MIT): “Năm đó, tôi và chuyên gia ung thư Judah Folkman đang tìm cách ngăn không cho các mạch máu phát triển (để chữa trị các khối u ung thư cũng như các dạng bệnh khác làm mù mắt) thì tôi nghĩ ra các vật liệu này”. Đầu những năm 1990, các dạng polymer do ông chế tạo (polymer là một phạm vi rộng bao hàm các vật liệu tự nhiên và nhân tạo có các đặc tính và chức năng khác nhau bao gồm cả nhựa, DNA và protein chứ không chỉ có nhựa như chúng ta thường nghĩ) bắt đầu được sử dụng để bọc các loại dược phẩm đưa trực tiếp vào não của bệnh nhân ung thư. Đột phá của GS Langer là tạo ra một cấu trúc ma trận 3 chiều cho polymer, cho phép các phân tử thuốc xuyên qua và đi vào cơ thể bệnh nhân một cách từ từ với liều lượng đã được định trước đến đúng vùng khối u đã được cắt bỏ và giết chết các tế bào ung thư còn lại.

Phương pháp này ít gây tác dụng phụ lên các bộ phận khác so với cách chữa trị truyền thống (uống thuốc, tia xạ...), do đó có thể gọi đây là một loại thuốc thông minh. Hơn thế nữa, GS Langer cho biết, thuốc này còn nhắm đúng các tác nhân gây bệnh như ngay tại chỗ khối u hay những tế bào bị bệnh nên hiệu quả càng tăng. Ngoài việc dùng cho các trường hợp bị ung thư não, thuốc thông minh cũng đã bắt đầu được sử dụng trong việc điều trị các bệnh về tim mạch và những bệnh khác (tâm thần phân liệt, ung thư tuyến tiền liệt...). Có thể nói, thế hệ những viên thuốc thông minh của GS Langer đã làm thay đổi nhiều nhất cách chữa trị cho bệnh nhân ung thư não trong 25 năm qua. Hiện nay trên toàn thế giới mỗi năm có hơn 100 triệu người sử dụng phương pháp truyền thuốc vào cơ thể do ông sáng chế. Chỉ tính riêng tại Mỹ, giá trị sản xuất và tiêu thụ những loại thuốc này của ngành công nghiệp dược phẩm hàng năm cũng đã lên đến xấp xỉ 20 tỷ USD.

Trên bục nhận giải, GS Langer tâm sự: “Việc kiểm soát giải phóng thuốc đã và đang giúp ích cho rất nhiều bệnh nhân, đó là điều khiến tôi cảm thấy sung sướng nhất. Và đó cũng chính là giải thưởng lớn nhất dành cho tôi. Cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng, lần đầu tiên thành công, chúng tôi không hoàn toàn hiểu hết cơ chế của sự việc. Trong tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để tạo ra những hệ thống cực kỳ phức tạp, có cấu trúc như tổ ong, cho phép các phân tử rất lớn hơn đi lọt qua”...

Trong suốt hơn 30 năm theo đuổi công trình nghiên cứu các loại vật liệu sinh học mới, những thành quả mà GS Langer thu được về polymer cũng đã có tác động quan trọng trong việc xây dựng và phát triển kỹ thuật và công nghệ tái tạo mô và các bộ phận nhân tạo, bao gồm cả việc cấy ghép các mô tổng hợp thay thế mô sinh học như da nhân tạo, sụn, gan và các loại tế bào nhân tạo khác. ý tưởng của các nhà khoa học là dùng các loại vật liệu sinh học này tạo ra một bộ khuôn để cho các tế bào gốc có thể phát triển bao quanh hoặc trong lòng khuôn. Khi nào các bộ phận này phát triển đầy đủ, bộ khuôn sẽ tự động tan rã, biến mất, qua đó cho ta các bộ phận cơ thể mới. Trong tương lai, kỹ thuật tái tạo mô và các bộ phận nhân tạo có thể tạo ra một cuộc cách mạng lớn trong điều trị bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến hàng trăm triệu bệnh nhân.

Giáo sư tài năng Robert Langer, đây chính là cái đích nhắm của cả cuộc đời cống hiến cho khoa học!

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.