Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 05/08/2005 15:23 (GMT+7)

Món ăn bài thuốc trị thiếu máu

Bệnh thiếu máu do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do bệnh mạn tính, giun móc, có thai, suy dinh dưỡng, chấn thương... Người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, hay quên, hồi hộp, đoản khí, tóc khô giòn dễ rụng...


Nguyên nhân gây thiếu máu thường gặp nhất là thiếu sắt, ảnh hưởng đến sự hình thành huyết cầu tố. Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh có thể sử dụng các món canh và cháo sau:


Canh gan lợn với rau chân vịt


Nguyên liệu: rau chân vịt tươi: 200-300 g (để nguyên rễ), gan lợn 150 g. Rửa sạch rau chân vịt, thái thành từng đoạn; gan lợn rửa sạch thái miếng mỏng. Đun sôi nước, cho một ít gừng tươi thái nhỏ cùng với một lượng muối vừa phải, sau đó cho gan lợn và rau chân vịt vào, tiếp tục đun cho gan chín là được. Có thể dùng làm canh trong bữa ăn hằng ngày.


Thực tế cho thấy gan lợn và rau chân vịt kết hợp có tác dụng bổ huyết rõ ràng, vừa là loại thức ăn bổ dưỡng, vừa có tác dụng điều trị thiếu máu do thiếu sắt, làm cho da trở nên hồng hào khỏe mạnh.


Cháo tam hồng bổ huyết ích nhan


Nguyên liệu: hồng táo (táo tàu) 12 quả, kỷ tử 30 g, gạo nếp cẩm 50 g, đường 20-30 g. Rửa sạch hồng táo, kỷ tử, gạo nếp, cho tất cả vào xoong và đun lửa to cho sôi, sau đó chuyển sang dùng lửa nhỏ tiếp tục đun cho đến khi chín nhừ thành cháo. Cho đường vào khuấy đều và chia làm hai phần ăn vào sáng, tối.


Bài này có tác dụng dưỡng can ích huyết, bổ thận cố tinh; sử dụng rất thích hợp cho người gầy yếu, suy dinh dưỡng, thiếu máu, da xanh, niêm mạc nhợt.


Canh hoàng kỳ, đại táo, a giao


Nguyên liệu: hoàng kỳ 18 g, đại táo 10 quả, a giao 9 g. Cho hoàng kỳ và đại táo vào ấm với lượng nước vừa phải, đun trong thời gian khoảng 60 phút rồi chắt lấy nước, cho a giao và khuấy đều cho tan và uống hết. Mỗi ngày dùng 1 lần.


Những bài thuốc nói trên có thể dùng trong thời gian dài cho đến khi đem lại kết quả.

Nguồn: vnexpress.net   23/7/2005

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.