Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 13/09/2005 15:27 (GMT+7)

Màng polymer chống hơi nước ngưng tụ

Theo nhà hoá học Michael Rubner thuộc Viện Công nghệ Massachusetts , Trưởng nhóm nghiên cứu, chúng ta không thể ngăn nước ngưng tụ trên bề mặt những đồ vật nói trên. Thế nhưng, nếu chúng ta có thể tạo ra một loại bề mặt nơi nước lan ra và hình thành một lớp màng mỏng, bề mặt đó sẽ không bị mờ đục (tức là sương mù).

Bề mặt được phủ màng polymer (phải) và bề mặt bình thường

Bề mặt được phủ màng polymer (phải) và bề mặt bình thường

Sương mù xuất hiện khi hơi nước ngưng tụ trên một bề mặt lạnh và sau đó hình thành các giọt nước tí hon do sức căng bề mặt của nước. Các phân tử nước hút nhau tạothành hình cầu. Tuy nhiên, nước cũng hút thuỷ tinh và nếu lực hút này được tăng cường, nó có thể thắng lực căng bề mặt. Các loại màng phủ dioxide titanium chống sương mù trước đây lợi dụng đặc tínhtrên để tăng lực hút giữa nước và thuỷ tinh, thắng sức căng bề mặt để nước lan thành những màng mỏng trong suốt.

Tuy nhiên, những loại màng phủ này cần có ánh sáng tử ngoại, không thể hoạt động lâu dài trong bóng tối. Ngoài ra, chúng có xu hướng ngừng hoạt động sau ba tháng. Đây là thừa nhận của nhà hoá họcYuri Lvov thuộc ĐH Công nghệ Louisiana , người đã thiết kế một loại màng phủ như vậy.

Trái lại, màng phủ polymer của Rubner và cộng sự Bob Cohen hoạt động trong mọi điều kiện và kéo dài ít nhất 1 năm. Bí mật của loại màng này là tăng lực hút giữa thuỷ tinh và nước bằng hai cơ chế. Màng được tạo nên từ một mạng lưới các chuỗi polymer ba chiều, ưa nước, tích điện âm, được trộn lẫn với các phân tử thuỷ tinh cỡ nano và các bong bóng không khí tí hon. Nhóm nghiên cứu đã phủ màng này lên 50% diện tích một miếng kính rồi đặt vào một phòng tắm có nhiều hơi nước nóng. Phần được phủ màng polymer mới vẫn trong suốt trong khi phần còn lại bị mờ đục do hơi nước. Loại màng polymer này có thể được sử dụng để tạo nên những bề mặt tự làm sạch.

Nguồn: vnn.vn   31/8/2005

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

Tiền Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động năm 2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Văn Trọng tham dự hội nghị.
Gia Lai: Liên hiệp hội tổng kết năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Ayun H’But, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể của tỉnh.