Long nhãn làm thuốc
Tác dụng: tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể, bổ máu, an thần, ích tì khai vị, ích khí tráng dương. Chủ yếu dung cho người thiếu máu, yếu tim, mất ngủ, hay quên, suy nhược thần kinh, cơ thể mệt mỏi. Hạt dùng để cầm máu, kín miệng vết thương, hóa thấp định thống.
Kiêng kị: người bị nhiệt nhiều đờm, tim phổi nóng.
Cách dùng:
Bổ tì khai vị, trợ thần kinh: cùi nhãn không giới hạn ít nhiều, ngâm vào rượu trắng 100 ngày, mỗi ngày uống 1-2 chén nhỏ.
Đi tả do tì hư: nhãn khô 14 quả, gừng tươi 3 lát. Sắc lấy nước uống, mỗi ngày hai lần.
Buồn nôn: nhãn khô bảy quả, đặt vào lửa đốt, tán thành bột. Chia làm 4 lần uống. Mỗi lần, dùng nước cơm dẫn thuốc.
Suy nhược thần kinh: Cùi nhãn năm cái, hạt hạnh nhân 3 cái, đun lên uống, mỗi sáng uống một lần, lúc đói.
Thiếu máu, cơ thể suy nhược: cùi nhãn năm cái, hạt sen 15g, gạo nếp 30g, nấu cháo ăn mỗi ngày vào buổi sáng và buổi chiều. Cùi nhãn 9g, lạc nhân 15g (để cả vỏ lụa). Sắc lấy nước uống, mỗi ngày hai lần; cùi nhãn 15g, hạt sen, hạnh nhân, mỗi loại 60g. Tất cả nấu nhừ, ăn thường xuyên.
Phù thũng sau sinh nở: nhãn khô 10 quả, gừng tươi hai lát, táo tầu 2-3 quả. Sắc lấy nước uống, mỗi ngày hai lần.
Cầm máu: hạt nhãn nghiền bột dùng ngoài.
Bỏng: hạt nhãn tán bột, trộn với dầu hạt cải hoặc dầu mè dùng để bôi.
Chứng thiếu hồng cầu: cùi nhãn 20g, đậu ván 60g, táo tầu 15 quả. Sắc uống, ngày một thang.
Theo sách “Thức ăn vị thuốc” (Viện Nghiên cứu và Phổ biến kiến thức Bách Khoa).
Nguồn T/C kinh tế VAC, số 35, 28-8-06, tr.13.