Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 07/03/2013 21:38 (GMT+7)

Liệu pháp gen: Làm thế nào để sửa chữa gen?

Gen trị liệu là phương pháp điều trị bệnh nhân mắc một bệnh di truyền bằng cách cung cấp cho tế bào bệnh (có gen khiếm khuyết) một phiên bản thích hợp của gen lành. Sự chuyển gen thường được thực hiện qua một virus biến đổi gen, không còn khả năng gây bệnh.

* Ngày 6/11/2009,tạp chí Sciencethông tin: hai bé trai 7 tuổi mắc bệnh di truyền não, bệnh loạn dưỡng não trắng kèm suy thượng thận (adrénoleucodystropie), một loại bệnh di truyền do suy thoái myelin ở não bộ phối hợp với suy thượng thận. Đây là một bệnh di truyền tính lặn, chỉ xuất hiện ở các bé trai, do đột biến một gen ở nhiễm sắc thể X. Bệnh này đã được chữa lành.

Ở hai bệnh nhân này, các tế bào đệm không hoạt động bình thường, cho nên các chức năng nhận thức và vận động giảm dần. Từ 1990, người ta biết để chữa trị cho trường hợp này, cần ghép cho bệnh nhân các tế bào gốc tủy xương trích từ một người cho thích hợp, nhưng khó khăn ở chỗ không có người cho thích hợp.

Nhóm Patrick Aubourg và Nathalie Cartier, bệnh viện Saint Vincent de Paul và Inserm, phối hợp với Marina Cavazzana Calvo và Salima Hacein Bey Abina, bệnh viện Necker đã áp dụng một phương pháp điều trị khác là gen trị liệu:

- Trích tế bào gốc tủy xương của 2 bệnh nhi.

- Đưa vào các tế bào mang gen khiếm khuyết một phiên bản gen lành thích hợp.

- Tiêm trở lại cho bệnh nhi các tế bào đã được biến đổi.

Kết quả:các tế bào biến đổi đã đến được não bộ, biệt hóa thành tế bào thần kinh đệm hoạt động và bệnh của hai bé trai được chữa lành.

* Ngày 7.11.2009,tạp chí The Lancetđăng kết quả thử nghiệm về gen trị liệu áp dụng cho 12 bệnh nhân, tuổi từ 8 đến 44 mắc bệnh suy thoái võng mạc: bệnh mù bẩm sinh Leber týp 2.Lần này, các nhà nghiên cứu đã tiêm trực tiếp vào võng mạc các bệnh nhân (chỉ vào một mắt) một virus vectơ mang gen điều trị.

Kết quả:tất cả các bệnh nhân thử nghiệm đã nhận thấy ánh sáng: thị giác được cải thiện đáng kể. Đặc biệt, 4 trẻ thử nghiệm có khả năng xê dịch, tránh được các vật cản trở trong phòng.

* Ngày 16.9.2010,tạp chí Naturedành cả trang bìa cho thành công của nhóm nghiên cứu Trung tâm Năng lượng Nguyên tử (CEA), bệnh viện Necker và bệnh viện Saint Louis: một bệnh nhân nam mắc bệnh thalassaemia, một bệnh di truyền, đã được chữa lành. Các nhà nghiên cứu đã hoàn chỉnh gen dược phẩm và tạo một vectơ virus để đưa gen này vào các tế bào sản xuất hồng cầu.

Đây là kết quả của 20 năm nghiên cứu. Hàng năm, 60.000 trẻ em trên toàn cầu mắc bệnh bẩm sinh này.

Bệnh nhân mắc bệnh thalassaemia chữa trị ở Pháp được theo dõi từ bé: hàng tháng, anh phải được truyền máu và phải điều trị để giảm sắt tồn đọng trong cơ thể, do truyền máu. Gen trị liệu đã chữa lành bệnh cho anh. Từ năm 2007, sau gen trị liệu, anh không cần truyền máu mà phải trích máu để hạ tỷ lệ sắt tích tụ qua nhiều năm.

Như vậy, thành công của gen trị liệu là 15 bệnh nhân được chữa lành, sau bao năm nghiên cứu không mệt mỏi của nhiều nhà khoa học.

Vào năm 2002, nhóm Necker phát hiện: vài em trong nhóm được áp dụng gen trị liệu đã phát triển ung thư bạch cầu. Nguyên nhân gây ra ung thư là do virus vectơ.

Đó là một retrovirus chuột và gen trị liệu được gắn vào một vị trí có khả năng hoạt hóa một gen tiền ung thư, dẫn đến sự biểu hiện quá độ của gen này, gây ung thư.

Từ đó, đã có những cải tiến quan trọng về mặt kỹ thuật. Ngày nay, các nhà nghiên cứu có thể biến đổi bộ gen của retrovirus vectơ, giảm nguy cơ kích hoạt các gen lân cận.

Hiện nay, các vectơ sử dụng là lentivirus từ HIV. Các vectơ lentivirus công hiệu hơn retrovirus chuột, được sử dụng trong điều trị bệnh loạn dưỡng não trắng kèm suy thượng thận và bệnh thiếu máu thalassaemia.

Trong lần chữa trị bệnh mù Leber, vectơ là virus AAV đã được biến đổi để nhận dạng các tế bào võng mạc.

Việc tạo ra vectơ là vô cùng khó khăn và đó cũng là điểm hạn chế sự phát triển của gen trị liệu. Hiện nay, chỉ vài nơi trên thế giới có khả năng sản xuất đại trà vectơ virus cho gen trị liệu.

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.

Tin mới

Thanh Hoá: Phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp tỉnh
Sáng ngày 06/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo phản biện “Đề án Phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Đề án) với sự tham dự của hội đồng phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội và đại diện ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.
Sơn La: Góp ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 6/5, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn tham gia ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tham dự hội thảo có đại diện một số sở, ngành của tỉnh.
CT Phan Xuân Dũng: LHH Bình Định góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập, phát triển bền vững của tỉnh nhà
Trải qua 30 năm hình thành và phát triển (06/5/1995 - 06/5/2025), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định (LHH) đã khẳng định vai trò là tổ chức hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ, là nơi quy tụ trí tuệ, lan tỏa tri thức, lực lượng nòng cốt phát triển KH&CN, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững của tỉnh nhà.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 05/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các sở, ban ngành của tỉnh, các hội thành viên Liên hiệp hội, các chuyên gia TVPB ở trung ương và tỉnh.