Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 17/04/2006 14:33 (GMT+7)

Lễ hội cồng - chiêng, nét văn hoá đặc sắc của người Mường

Lễ hội cồng - chiêng ra đời, tồn tại và phát triển trên nền tảng của nền nông nghiệp lúa nước. Lễ hội được tổ chức hàng năm vào mùa xuân với ý nghĩa cầu phúc bản mường, cầu cho mưa gió thuận hoà, mùa màng tốt tươi, cầu cho sự sinh sôi nảy nở, thịnh vượng phồn vinh. Những năm gần đây, lễ hội được tổ chức vào tháng giêng, với tên gọi “Lễ hội cồng - chiêng khai hạ” nhằm khôi phục, giữ gìn và phát triển các giá trị văn hoá truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc Mường.

Lễ hội cồng – chiêng khai hạ gồm 2 phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ được tổ chức vào sáng sớm gồm các nghi thức: ước, tế, lễ Thành hoàng - người có công khai phá cánh đồng Mường Bi. Lễ tế Thành hoàng được trình khấn ngay khán đài trước cửa Hang Bụt, tiến hành theo đúng nghi thức dân gian với các lễ vật dâng lên Thành hoàng làng, rất trang trọng nhưng không sa vào mê tín dị đoan. Nội dung chủ yếu của lời khấn là cầu Thành hoàng ban cho toàn thể dân chúng khoẻ mạnh, yên lành, cầu cho mùa màng bội thu, mưa thuận gió hoà. Phần lễ diễn ra trang trọng, linh thiêng, tạo cho người dân một niềm tin vào sức mạnh đoàn kết cộng đồng, vào một ngày mai phát triển bền vững.

Sau lễ tế Thành hoàng là nghi thức “Dắt chiêng” - tức là đánh hồn chiêng. Dàn sắc bùa từ 500 - 800 chiếc chiêng - cồng các loại, từ nhiều nơi tập trung về vang lên trầm hùng với liên khúc 3 bài chiêng cổ vừa hoành tráng, vừa thiêng liêng gợi lên nét đẹp văn hoá đặc sắc. Sau hoà tấu cồng - chiêng là cuộc thi sắc bùa giữa các phường bùa. Mỗi phường có một dàn chiêng từ 9 - 20 chiếc, mỗi chiêng có một người đánh. Mỗi phường có một bài chiêng, mỗi lối diễn tấu riêng biệt làm nên bức tranh văn hoá phong phú và sống động. Cuộc thi sắc bùa chọn ra đội đánh hay nhất, cồng - chiêng cổ nhất, bài đánh cổ nhất. Cuộc thi này rất lôi cuốn người xem hội, là minh chứng hùng hồn về giá trị vượt thời gian của văn hoá dân tộc. Những tiếng chiêng - cồng âm vang với những bài chiêng cổ gợi cho người xem cảm giác như đang sống trong không khí từ ngàn năm trước.

Sau cuộc thi sắc bùa là đến các trò chơi dân gian: đánh đồng mảng, đi cà kheo, chơi đu, ném còn, kéo co, bắn nỏ, hát giao duyên (hát đúm), đặc biệt là cuộc thi ẩm thực. Các món ăn dân gian mang đậm đà bản sắc dân tộc Mường được các đơn vị tham gia thi sưu tầm, chế biến rất phong phú, độc đáo. Khách đến dự hội có thể cùng sinh hoạt ẩm thực, làm nên một không khí ngày hội rất thân ái, đoàn kết.

Buổi tối để lại ấn tượng sâu đậm cho người đến hội với các cuộc giao lưu văn hoá, văn nghệ, thi người đẹp trong trang phục dân tộc. Mọi người tham gia hội cùng nhau uống rượu cần, đốt lửa ca hát. Xung quanh đống lửa bập bùng, trai gái nắm tay nhau múa truyền thống thiết tha được ngân lên giữ núi non đại ngàn, trong màn đêm bao phủ tạo nên cảm giác vừa huyền thoại vừa gần gũi, thân tình, khiến ai đã từng đến đây không thể nào quên được!

Lễ hội cồng – chiêng là một lễ hội đặc sắc của người Mường. Nói đến dân tộc Mường là người ta nghĩ ngay đến lễ hội cồng - chiêng, như máu thịt, như tâm hồn của người dân Mường đã được hun đúc qua hàng mấy nghìn năm. Tuy nhiên, ngày nay do tác động trực tiếp của văn hoá hiện đại đến từng bản làng nên những giá trị truyền thống có nguy cơ bị mai một. Số lượng cồng - chiêng ngày càng ít, thế hệ thanh, thiếu niên cũng xa dần những sinh hoạt văn hoá dân gian. Một yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay là phải khôi phục, gìn giữ bản sắc văn hoá truyền thống.

Với việc tổ chức thường xuyên lễ hội khai hạ hàng năm, Tân Lạc đã có những kết quả nhất định trong việc khôi phục, gìn giữ những giá trị văn hoá dân gian bởi lễ hội là nơi hội tụ rất nhiều loại hình văn hoá dân tộc Mường. Bằng những nỗ lực của các cấp quản lý ở địa phương và nhân dân huyện Tân Lạc, tin rằng lễ hội cồng - chiêng sẽ tồn tại dài lâu bởi nó chính là tâm hồn của những người dân Mường trên xứ sở này.

Nguồn: Dân tộc & Thời đại, số 74,1/2005, tr 26, 27

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.