Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 28/09/2005 14:58 (GMT+7)

Lần đầu tiên bắt được ánh sáng liên thiên hà

Đây là bức ảnh rõ nét nhất từ trước đến nay chụp được mạng lưới phức tạp các tia sáng phát ra từ vùng không gian nằm giữa các thiên hà trong cụm Virgo Cluster.


Lưới sáng này có độ sáng yếu hơn 1000 lần so với vùng không gian liên thiên hà. Nguồn gốc của lưới sáng này chính là các ngôi sao gần rìa các thiên hà, bị tách ra do va chạm với các ngôi sao khác.


Bức ảnh được chụp bởi kính thiên văn đặt tại Arizona (Mỹ). Trong suốt 14 đêm không trăng, các nhà nghiên cứu đã chụp được hơn 70 bức ảnh toàn cảnh cụm thiên hà Virgo Cluster. Với sự trợ giúp của máy tính, từ các ảnh riêng lẻ, các nhà khoa học đã tổng hợp được một bức ảnh với độ phân dải cao, thể hiện rõ nét các tia sáng yếu ớt của lưới sáng này.


Để thu được kết quả chính xác, các nhà thiên văn cũng đã loại trừ ảnh hưởng bởi ánh sáng của các ngôi sao ở gần, độ sai số của các dụng cụ đo và cả những thay đổi ánh sáng của bầu trời đêm.


"Sau khi hiệu chỉnh tất cả các yếu tố gây nhiễu cho bức ảnh, lưới sáng thu được vẫn hiện lên, thậm chí còn rõ nét hơn" - Trưởng nhóm nghiên cứu Chris Mihos nói.


Các mô hình máy tính đã tiên đoán sự tồn tại của lưới sáng này, nhưng chúng quá yếu ớt để có thể thu được ảnh. Đây là lần đầu tiên chụp được bức ảnh thực rõ nét như thế.


Hấp dẫn là ở chỗ, "từ bức ảnh và các dữ liệu từ đài quan sát, chúng ta có thể thấy được hiện tại hình dạng cụm thiên hà này trông như thế nào. Và nhờ vào các mô hình trên máy tính, chúng ta thậm chí còn biết được lịch sử hình thành và phát triển của nó trong suốt 10 tỷ năm qua" - Mihos giải thích thêm.


Bức ảnh là một bằng chứng ấn tượng về sự sống và sự chết khắc nghiệt của các thiên hà trong một cụm lớn.


Các thiên hà hấp dẫn lẫn nhau, cùng vận động, phát triển trong một Đại Thiên hà. Chúng chuyển động vô định theo các phương, va chạm với các thiên hà khác, hút đi một phần vật chất của người bạn đồng hành, hoặc là trở thành miếng mồi cho các thiên hà lớn hơn.


Sau các cuộc chạm trán, chuyển động của chúng bị lệch sang hướng khác, để lại những dòng vật chất trôi dạt lênh đênh trong khoảng không gian liên thiên hà. Chính các dòng vật chất ấy đã tạo ra lưới sáng mờ ảo này.


Đại Thiên hà này được lấy tên là Virgo Cluster vì chúng nằm ở hướng chòm sao Thất nữ (Virgo). Đây là Đại Thiên hà gần với chúng ta nhất, ở khoảng cách chỉ khoảng 50 triệu năm ánh sáng, nó bao gồm hơn 2000 thiên hà lớn nhỏ. Độ sáng của nó có thể quan sát thấy bằng loại kính thiên văn cỡ trung bình.

Nguồn: tintuconline.vietnamnet.vn   24/9/2005

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

Tiền Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động năm 2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Văn Trọng tham dự hội nghị.
Gia Lai: Liên hiệp hội tổng kết năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Ayun H’But, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể của tỉnh.