Lactose - Nguồn dinh dưỡng chính cho lợn con
1. Tầm quan trọng của lactose
Sữa lợn nái cung cấp các dưỡng chất cho lợn con từ khi sinh cho đến khi cai sữa bao gồm: protein, axit, năng lượng từ chất béo và đường, khoáng chất dạng canxi, phốt pho, muối, các vitamin quan trọng và khoáng vi lượng.
Sữa lợn bao gồm 80% nước và các vật chất khô chứa 30% protein, 37% chất béo, 29% lactose và 4% chất khoáng. Khả năng tiêu hóa lactose phụ thuộc vào enzyme lactase tiết ra. Enzyme này tăng cùng với lượng sữa bú mẹ tăng cao nhất khi 2-3 tuần sau đó giảm xuống. Cho lợn con ăn khẩu phần chứa lactose sau cai sữa sẽ giúp duy trì enzyme này tiết ra. Lactose được sử dụng như một cơ chất cho vi khuẩn sữa Lactobacilli và Bifidobactor, kích thích vi khuẩn này nhân lên và ngăn chặn những vi khuẩn có khả năng gây bệnh vì vậy giúp duy trì môi trường ruột và dạ dày lợn khỏe mạnh. Sản phẩm cuối cùng của chuyển hóa lactose là axit lactic giúp axit hóa đường ruột và tiêu hóa protein. Tính axit này tạo ra môi trường chống lại vi khuẩn gây bệnh bằng cách hạn chế sự tăng trưởng của chúng.
Lactose cũng giúp duy trì sự nguyên vẹn của lớp lông nhung trong ruột non lợn con cả trước và sau cai sữa làm tăng sự hấp thụ dinh dưỡng, hiệu quả thức ăn và tăng khả năng miễn dịch.
2. Chế độ cho lợn con ăn.
Khi cai sữa, lợn con phải chuyển từ bú sữa mẹ sang ăn thức ăn khô và nước. Điều này gây xáo trộn lớn đối với bộ máy ruột - dạ dày và đòi hỏi phải quan tâm nhiều đến việc lựa chọn nguyên liệu sử dụng trong khẩu phần ăn dặm và thời gian để chuyển từ chế độ ăn này sang chế độ ăn khác trong giai đoạn ăn dặm. Các yếu tố chính cần quan tâm là:
a) Enzyme tiêu hóa.
b) Độ axit trong ruột.
c) Vi khuẩn trong ruột.
d) Sự thay đổi từ chức năng miễn dịch chủ động sang bị động.
Hệ thống enzyme phải điều chỉnh từ tiêu hóa sữa sang tiêu hóa thức ăn khô. Thay đổi cơ bản là từ lactose (enzyme lactase) sang đường và carbonhydrat (enzyme amylase) và từ protein sữa (casein và globulin) sang protein động vật và thực vật khác (enzyme protease). Sữa lợn mẹ có chứa Lactobacilli hoạt động giúp giữ độ axit của ruột. Khi cai sữa, cần duy trì axit này và quá trình sản sinh axit chlorhydric từ dạ dày lúc khởi đầu.
Lượng Lactobacilli cũng cần được duy trì để bảo vệ lợn con khỏi vi khuẩn có hại.
Miễn dịch thụ động từ sữa đầu của lợn mẹ sẽ giảm tới mức thấp nhất vào khoảng ngày tuổi 21- 28. Miễn dịch chủ động sẽ dần được thay thế ở các tuần tuổi tiếp theo. Cấu trúc lớp lông nhung trong ruột non quyết định duy trì chức năng này. Chiều cao lông nhung lớn và độ sâu nếp nhăn có lợi cho việc duy trì đường ruột khỏe, hấp thụ dinh dưỡng và tăng trưởng của lợn tốt.
Sự thay đổi dần dần từ khẩu phần ăn dễ tiêu hóa sang khẩu phần ăn có chi phí thấp hơn thường đòi hỏi phải sử dụng 3-4 loại thức ăn. Các loại này cho ăn ở các giai đoạn tăng trưởng khác nhau và với những lượng ăn định trước gọi là quỹ thức ăn.
Cách này cho phép chuyển dần dần từ những thành phần dinh dưỡng cao và những sản phẩm từ sữa chất lượng cao (gọi là khẩu phần ăn phức hợp) sang các thành phần dinh dưỡng thấp hơn sử dụng những nguyên liệu thức ăn ít đặc biệt hơn (gọi là khẩu phần ăn đơn giản). Nếu sự thay đổi diễn ra quá nhanh đối với sự phát triển tổ chức cơ thể và sinh lý của lợn, sẽ xảy ra rối loạn tiêu hóa. Điều này gây ra sự giảm khả năng tăng trưởng và lợn dễ bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh gây tiêu chảy và dẫn đến tỉ lệ tử vong cao.
Chế độ cho ăn và lượng thức ăn tiêu biểu cho lợn con được thể hiện ở bảng 1. Số các pha cho ăn phụ thuộc vào tuổi cai sữa và trọng lượng lợn khi cai sữa.
Bảng 1: Các pha cho lợn con ăn
Pha | Trọng lượng lợn (kg) | Ngày cho ăn | Tổng lượng thức ăn (kg) |
Trước cai sữa | Dưới 5,0 | 2-4 | 0,5 - 1,0 |
Pha 1 | 5,0 - 7,0 | 7 | 1,0 - 2,0 |
Pha 2 | 7,0 - 10,0 | 7 | 3,0 |
Pha 3 | 10,0 - 15,0 | 14 | 6,0 |
Pha 4 | 15,0 - 25,0 | 14 | 15,0 |
Lượng thức ăn cho giai đoạn ăn dặm chỉ chiếm 10% tổng lượng thức ăn từ khi cai sữa cho đến khi đạt trọng lượng xuất bán 120kg. Do vậy, chi phí của các khẩu phần ăn dặm chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí thức ăn. Điều quan trọng là phải đầu tư dinh dưỡng tốt để đem lại lợi ích tăng trưởng cho lợn khi trưởng thành. Những con lợn khỏe có trọng lượng hơi cao khi chuyển từ lợn con sang lợn choai sẽ có mức tăng trưởng hiệu quả nhất. Nhìn chung cứ 1 kg tăng thêm giai đoạn nhỏ tương đương tăng 3-5kg trọng lượng khi giết mổ.
3. Các nguồn lactose
Lactose là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho lợn cai sữa. Có nhiều nguồn lactose với hàm lượng lactose khác nhau, bao gồm:
a) Lactose (nguyên liệu thức ăn) 95%
b) Bột sữa gầy 50%
c) Bột váng sữa 70%
d) Váng sữa đặc 80%
e) Váng sữa nhiều đạm cô đặc 50%
f) Váng sữa tách khoáng 75%
g) Váng sữa giảm lactose 55%
Các thực phẩm cho con người chế biến từ sữa cũng chứa lactose và cũng sẵn có như các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Ví dụ như bột sôcôla, bột bơ, các mặt hàng thực phẩm từ sữa khác.
Các sản phẩm sữa sấy khô dạng cuộn hay dạng trống có thể tạo ra lactose dạng beta ngọt hơn dạng alpha, làm tăng vị ngon cho lợn cai sữa.
4. Yêu cầu lactose tối ưu
Lợn cần nhiều lactose ngay lập tức sau khi cai sữa ở khẩu phần ăn pha 1 và ít hơn ở khẩu phần ăn pha 3 và 4.
Lượng lactose cao ở các pha đầu sẽ hỗ trợ các chức năng như đã nêu ở trên và giúp lợn tăng trưởng tốt.
![]() |
Mức latose đề xuất cho lợn con tăng trọng trung bình ngày ở các pha 1-4 |
Mức lactose đề xuất cho lợn con tăng trọng trung bình ngày ở các pha 1-4
5. Tóm tắt
a) Lactose là dinh dưỡng chủ yếu để tăng tối đa lượng thức ăn ăn vào và tăng trưởng của lợn con,
b) Mức tăng trưởng tối ưu đạt được khi sử dụng lượng lactose đề xuất ở các pha 1-3.
c) Cho ăn lactose kéo dài đến pha 3 có lợi cho sức khỏe và tăng trưởng của lợn con.
d) Nên mua nguyên liệu thức ăn có nguồn lactose hiệu quả nhất.
e) Tiếp cận với các nhà cung cấp đáng tin cậy để có nguồn sản phẩm chất lượng cao và ổn định.
Nếu bạn cần thêm thông tin chi tiết liên quan đến các sản phẩm sữa của Hoa Kỳ như đường lactose, váng sữa, sữa bột và những sản phẩm khác, xin vui lòng liên hệ địa chỉ sau:
Ông Ben Yuan
Tổng đại diện Hiệp hội xuất khẩu Sữa Hoa Kỳ tại Việt Nam www.nutrivisioninc.com
Website: www.usdec.org
Tel: 08-822-8804; Fax: 08-291-3110; Mobile : 0919-597703
E-mail: beny@prcon.com