Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 09/08/2007 23:28 (GMT+7)

Kỹ thuật sinh sản cá lóc

Chuẩn bị cho cá đẻ

- Có thể cho cá đẻ trong bể xi măng có diện tích vài mét vuông đến vài chục mét vuông, hồ trải bạt...

- Nơi cho cá đẻ cần yên tĩnh, có lưới che chắn.

- Mực nước trong bể đẻ khoảng 40 - 60cm.

- Giá thể: Cần chuẩn bị giá thể cho cá đẻ là lục bình hay dây nylon buộc lại thành bó.

Nuôi cá lồng trên sông Chà Và (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Nuôi cá lồng trên sông Chà Và (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Chọn cá bố mẹ cho sinh sản

Chú ý thao tác nhẹ nhàng khi tiến hành chọn cá cho đẻ.

- Cá đực: Có hình thon dài, đầu nhỏ, lỗ sinh dục cách xa lỗ hậu môn và có màu hơi đỏ.

- Cá cái: Có bụng to tròn đều, mềm vừa phải, kết hợp dùng que thăm trứng cho thấy trứng có màu vàng tươi, kích thước trứng dao động 1,2 - 1, 6mm. Trước khi tiêm kích dục tố cho cá đẻ 2 - 3 giờ cần đưa cá vào bể hoặc vèo cho cá khoẻ mạnh.

Kỹ thuật sinh sản

Để nâng cao hiệu quả sinh sản của cá, con người đã dùng nhiều phương pháp tác động đến quá trình sinh sản bằng cách tác động vào bên ngoài và bên trong cơ thể cá. Nhưng phổ biến nhất là dùng các loại kích dục tố để kích thích cho cá sinh sản. Hiện nay, các loại kích dục tố thường dùng là HCG, LHRHa + Dom, não thùy...

Có thể cho cá lóc đẻ theo phương pháp sau:

Cho cá đẻ trong ao đất

Chọn một ao mới, dọn sạch cỏ, tát hết nước, vét hết bùn và bón vôi cải tạo đáy ao (7 - 10kg/100m 2). Sau đó phơi đáy ao 2 - 3 ngày, lấy nước vào ao qua lưới lọc. Mực nước trong ao 1,2 - 1, 5m. Sau đó dùng lá dừa cắm trong ao làm tổ cho cá. Mỗi tổ cách nhau 3 - 4 m, trong tổ để sẵn một ít cỏ nước hoặc rơm rạ đã rửa sạch. Sau khi chuẩn bị ao xong, tiến hành chọn lựa cá thả vào. Với cách làm này, thời gian cá đẻ sẽ kéo dài hơn (vì mức độ thành thục của cá không đồng đều). Tuy nhiên tỷ lệ thụ tinh và nở của trứng cao hơn vì chỉ những cá có độ thành thục như nhau tự tìm đến và bắt cặp với nhau đẻ trứng. Sau khi cá đẻ xong, tùy điều kiện cụ thể mà có thể vớt trứng lên ấp riêng hoặc đợi khi cá nở vớt lên ương trong giai.

Ấp trứng

- Trứng cá lóc thuộc loại trứng nổi, đường kính trứng sau khi trương nước khoảng 1,2 - 1, 3mm. Trứng có màu vàng rơm hoặc vàng cam nhạt.

- Dụng cụ ấp: Có thể tận dụng nhiều dụng cụ khác nhau để ấp trứng cá lóc như thau, chậu, bể xi măng hoặc bồn đất lót cao su,... Dụng cụ phải vệ sinh sạch sẽ, đặt nơi thoáng mát dễ chăm sóc, quản lý. Có thể dùng dụng cụ cho cá đẻ để ấp trứng nhưng phải thay 2/3 lượng nước cũ trong bể đẻ bằng nước mới, đảm bảo chất lượng nước đạt yêu cầu kỹ thuật. Ngoài ra có thể để cá bố mẹ ấp trứng dưới ao, chờ khi cá nở vớt cá bột lên.

- Nước ấp trứng: Nước dùng để ấp trứng phải là nước sạch, được lắng lọc trước khi dùng ấp.

- Mực nước trung bình khi ấp trứng cá lóc khoảng 20 - 25 cm.

- Mật độ ấp: 2.000 trứng /lít nước, trong điều kiện nước tĩnh.

- Mật độ 4.000 trứng /lít nước, trong điều kiện nước có sục khí.

- Chăm sóc trứng: Khi có trứng hư (trứng có màu trắng đục) cần vớt bỏ, nên thay 1/3 - 1/2 lượng nước trong bể ấp.

- Thời gian ấp: ấp trứng trong điều kiện nhiệt độ 28 - 300 độ C, sau khoảng 14 - 20 giờ cá nở, nếu nhiệt độ 24 - 26 0độ C có thể kéo dài đến 30 giờ, 2 - 3 ngày sau khi cá nở chuyển đi ương.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.