Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 30/10/2006 23:48 (GMT+7)

Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi ếch thịt

1. Nuôi ếch thịt trong ao đất

1.1 Ðịa điểm nuôi ếch: Vườn hoặc ao có diện tích từ 50m 2trở lên; có nguồn nước sạch chủ động; tường gạch bao quanh; lưới cước cao 1,2m, có hang trú ẩn cho ếch; Bờ ao, mương trồng cây xanh tạo bóng mát; mặt nước thả bèo tây hoặc rau muống chiếm 2/3 diện tích ao;

1.2 Thả giống:Trước khi thả giống cũng tiến hành cải tạo ao như nuôi cá thịt, tẩy ao bằng vôi 10 – 12kg/100m 2ao; Chọn ếch giống cỡ 5 - 10g/con, đảm bảo chất lượng và quen ăn thức ăn chế biến; Mật độ thả : 30 - 50 con/m 2.

1.3 Cho ăn: Thức ăn : Ngoài các loại giun đất, giòi, tôm tép, cua và các loại côn trùng khác cho ếch ăn thêm bột ngũ cốc nấu chín để nguội (80%) trộn với cá tạp, ruột ốc xay nhỏ (20%); Khẩu phần ăn trong ngày bằng 8 - 10% trọng lượng ếch trong ao, cho ăn 2 lần (sáng và chiều) trong ngày; trước khi cho ếch ăn, phải vệ sinh sạch sẽ sàn ăn.

* Đối với giống ếch Thái Lan nên cho ăn thức ăn công nghiệp dạng viên nổi với hàm lượng đạm từ 22 – 30% tùy giai đoạn phát triển, lượng thức ăn 4 – 5% trọng lượng ếch trong ao. Sau 2 giờ cho ăn, nên tiến hành kiểm tra thức ăn thừa hay thiếu để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

1.4 Chăm sóc quản lý: Tạo thêm thức ăn cho ếch: trong khu nuôi ếch thả cua, cá vào nuôi trong ao, mương; hằng ngày theo dõi mọi hoạt động của ếch: mức ăn, tốc độ lớn, tình hình bệnh, chất nước để xử lý kịp thời khi có tình huống xảy ra; Kiểm tra địch hại như rắn, chuột…; định kỳ thay nước ao 1 lần / tuần, luôn duy trì bèo tây ở mương và trong ao để giảm nhiệt độ nước; sau 20 ngày nuôi, tách những con vượt đàn sang nuôi riêng để tránh ăn thịt lẫn nhau; sau khi thả giống, nuôi 4 - 5 tháng, ếch có thể đạt 80 - 100 g/con (ếch đồng), 200 – 300g/con ( ếch Thái Lan).

2. Nuôi ếch trong giai:Qui cách giai: 20 – 30m 3/ giai, làm bẳng lưới cước, phía trên có cửa cho ếch ăn, đặt trong ao có diện tích 500 – 1000m 2, sâu 0,8 – 1,2m, mỗi giai phải bố trí 6 cọc để cố định vị trí, đáy giai trải 1 lớp xốp, trên lớp xốp trải một lớp phên tre để giữ độ ẩm và làm sàn ăn cho ếch. * Mật độ nuôi: 80 – 100con/m 3. * Chăm sóc và cho ăn giống như nuôi ếch trong ao đất.

3. Sản xuất ếch giống:

3.1 Nuôi ếch bố mẹ để cho đẻ: Nơi nuôi vỗ: Ðiều kiện ao, vườn như ao nuôi ếch thịt; nếu có điều kiện thì nuôi riêng đực - cái 1 tháng, trước khi cho đẻ. *Phân biệt đực - cái :Ếch đực : Có 2 màng kêu (2 chấm đen) ở hàm dưới, hai bên hầu, gọi là túi âm thanh. Bàn chân trước nhám hơn, ngón chân trước có mấu thịt hoá sừng (chai sinh dục), da ếch đực màu xám, không trơn bóng như ếch cái, cùng tuổi, ếch đực nhỏ hơn ếch cái, ếch đực càng già, màng kêu càng to, tiếng kêu càng dõng dạc vang xa; Ếch cái : Không có đặc điểm như ếch đực, đến mùa sinh sản thì ếch cái bụng to, mềm hơn ếch đực. *Mật độ nuôi vỗ :Ếch đực : 3 - 5 con/m 2, ếch cái: 3 - 4 con/m 2; Khi cho đẻ : Mật độ : 1 - 5 cặp/m 2mặt nước. *Chế độ nuôi vỗ: Tăng tỷ lệ đạm động vật trong khẩu phần thức ăn, ngoài giun, giòi, cua, ốc, trong thức ăn chế biến có 30% thịt cá và 70% bột ngũ cốc; Quản lý như nuôi ếch thịt.

3.2 Cho ếch đẻ:Ðầu tháng 3 âm lịch, khi thấy bụng ếch cái to mềm và có tiếng kêu thưa thớt của ếch đực, là báo hiệu 3 - 4 ngày sau ếch sẵn sàng đi đẻ; Nếu nuôi riêng đực - cái thì tối hôm đó, phải mở cửa để ếch đực sang với ếch cái.

3.3 Ương trứng ếch: *Ương tại ao: ếch đẻ đêm thì sáng hôm sau chuyển hết ếch bố mẹ, để nguyên các ổ trứng trong ao, ương cho nở tự nhiên; tuỳ theo nhiệt độ, khoảng 24 giờ sau trứng nở thành nòng nọc; gây phù du động vật cho nòng nọc, như gây màu cho ao ương cá bột; sau khi nở 3 - 4 ngày, cho nòng nọc ăn thêm bột mỳ, bột gạo từ : 200 - 300 g/10ngàn con/ngày; mật độ ương khoảng 2000 trứng/m 2mặt nước; tỷ lệ nở bình quân 50%; sau 15 ngày có thể san thưa nòng nọc, đem nuôi ở ao, bể khác. * Ương trong giai, bể: Có lợi là tập trung trứng về một chỗ, tiện quản lý chăm sóc nhưng phải đảm bảo nước sạch, đủ ôxy và an toàn. * Ương trong ô xếp gạch, lót nilon :Thay nước ngày 1 - 2 lần hoặc có máy sục khí. Mật độ ương từ10 – 20 ngàn trứng/m 2.

*Cách vớt trứng: ếch đẻ đêm, thì sáng hôm sau đem xô, chậu đi vớt ngay. Dùng đĩa, chậu nhỏ vớt nguyên cả màng trứng rồi đổ nhẹ vào chậu to, xô (có chứa vài lít nước sạch). Khi trứng đã kín mặt chậu, xô phải chuyển về bể, giai, ô rồi đi vớt mẻ khác. *Trứng ếch ương ở nhiệt độ 22 – 26 oC chỉ sau 22 giờ sẽ nở ra nòng nọc. Trong 2 - 3 ngày đầu nòng nọc có khả năng tự dưỡng nhờ bọc noãn hoàng dự trữ ở dưới bụng. Khi noãn hoàng tiêu hết, nòng nọc mới tự đi kiếm ăn.    

*Mật độ nòng nọc: 1500 - 2000con/m 2. *Cho nòng nọc ăn: Sau khi nở 3 - 4 ngày, vớt phù du động vật từ ao về cho ăn hoặc cho ăn bằng lòng đỏ trứng (4 quả/1 vạn nòng nọc/2 bữa sáng, chiều) bóp nhuyễn, rắc đều quanh bể. Trung bình từ nòng nọc lên ếch giống đạt tỷ lệ sống 50%.

*San thưa: Sau 8 ngày nuôi ở bể, san thưa với mật độ 500 - 1000 con/m 2. Thức ăn bổ sung gồm : 20 - 30 % đạm động vật trộn với 70 - 80% bột ngũ cốc. Khẩu phần ăn/ngày : 0,5 - 1 kg/10 ngàn con. Tùy theo nhiệt độ, khoảng 21 - 25 ngày, nòng nọc biến thái thành ếch con.

3.4 Nuôi ếch giống:* Mật độ : Thả 50 - 100 con/m 2(cỡ 2- 5 g/con).* Thức ăn : 30% tôm, tép, cá xay nhỏ trộn với 70% mì sợi, bún khô ngâm nước, cắt đoạn hoặc cơm nguội; ngày cho ếch ăn 2 lần sáng và chiều; khẩu phần ăn trong ngày bằng 8 - 10% trọng lượng ếch có trong ao, vườn (khoảng 1 kg thức ăn/1000 con/ngày); khoảng 50 ngày tuổi, ếch con đạt cỡ ếch giống (5 - 10g/con); chuyển đi nuôi thành ếch thịt.

4.. Thu hoạch và vận chuyển

4.1 Thu hoạch :Thu nòng nọc bằng lưới cá hương; Thu ếch con bằng lưới nilon mắt nhỏ; Thu ếch thịt bằng lưới có kích thước mắc lưới 2 – 3 cm; Dụng cụ thu ếch phải trơn, nhẵn; Thời gian thu vào sáng sớm hay chiều mát.

4.2 Vận chuyển: Chọn ngày trời mát, nhiệt độ không khi dưới 30 oC; Vận chuyển nòng nọc bằng thùng, xô, chậu có nước sạch; mật độ 80 - 100 con/lít; bằng túi PE có bơm ôxy : 600 - 800 con/lít; Ếch con vận chuyển bằng sọt, rổ tre, lồng (có lót nilon) hoặc thùng, chậu, túi vải trong có 1 ít rong, bèo; Ếch thịt vận chuyển dụng cụ lớn hơn, thiết kế nhiều tầng, không chồng đè lên nhau, thoáng và giữ được độ ẩm bão hoà./.

Nguồn: Bản tin Nông nghiệp và Nông thôn Vĩnh Long (số 47, tháng 08/2005)

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.