Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 26/06/2006 13:31 (GMT+7)

Kỹ thuật nuôi cua biển thương phẩm

Xây dựng ao nuôi

Ao nuôi cua con thành cua thương phẩm rộng 500 đến 5.000m 2; xây dựng ở vùng dễ thay nước nhờ thuỷ triều để giảm chi phí; ở những vùng có nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt; ít sóng gió mạnh và dòng chảy lớn. Bờ ao được đắp bằng đất (hoặc xây gạch), bờ cần được nén kỹ để chống rò rỉ và sạt lở. Chân rộng 3-4m, bờ cao 1,5-2m, cao hơn mực nước triều cao nhất 0,5m. Mỗi ao nuôi nên có hai cống ở hai đầu đối diện nhau, nếu ao hình chữ nhật thì hai cống sẽ đặt ở hai bờ thuộc chiều rộng. Cống thoát đặt sát đáy và thông với kênh trong ao. Phía trong ao, cách bờ 2-3m đào một kênh rộng 3-4m bao quanh. Ở giữa ao đắp một cồn nổi cao hơn mặt nước 0,2-0,3m. Trong kênh nên bỏ thêm chà cho cua ẩn nấp. Làm đăng chắn quanh bờ không cho cua vượt ra ngoài, có thể dùng lưới mùng loại thưa bao quanh. Đăng chắn phải nghiêng về phía trong ao một góc 60 độ, cao từ 0,8-1m.

Tuỳ theo độ phèn của đáy ao mà có cách xử lý cho phù hợp, nếu pH của đất dưới 6 thì tiến hành rải vôi bột (CaCO 3): Tháo cạn nước, dùng 7-10kg vôi/100m 2ao, rải khắp đáy ao, cả lòng kênh và mép bờ ao. Phơi đáy 2-3 ngày, sau đó cho nước ra vào 3-4 lần xả sạch nước phèn.

Độ mặn của nước: cua con trong giai đoạn sinh trưởng sống ở vùng nước lợ (độ mặn 15-25‰). Tuy vậy cua chịu sự thay đổi độ mặn rất lớn, cua sống và phát triển tốt ở độ mặn 5-30‰.

Thả giống

Nguồn cua giống chủ yếu dựa vào tự nhiên. Nguồn cua giống thu được ở các cửa sông, bãi sình, vùng ngập mặn. Cua giống có các cỡ: loại nhỏ 60-120 con/kg; loại vừa 25-50 con/kg; loại lớn 10-15 con/kg.

Tốt nhất là nên thu mua cua giống từ vùng lân cận. Sau khi đã đánh bắt được chuyển nhanh về nơi thả nuôi. Tính toán số lượng cần thả đặt mua trong mấy ngày liên tục để thả cua vào ao nuôi trong thời gian tương đối ngắn.

Trong từng ao nên thả cua cùng cỡ. Cũng có thể chọn cỡ cua theo mong muốn ngay ở nơi cung cấp cua giống, hoặc tuyển chọn trước lúc thả nuôi.

Mật độ thả : Cua nhỏ thả 3-5 con/m 2, loại vừa 2-3 con/m 2, cỡ lớn 0,5-1con/m 2. Thả giống ở nhiều điểm khác nhau trong ao. Cắt bỏ dây buộc, buông từ từ cua trên mép bờ để cua tự bò xuống nước. Đây là cách để kiểm tra tình trạng sức khoẻ của cua. Con khoẻ mạnh nhanh chóng chạy xuống nước, con yếu thường nằm tại chỗ hoặc bò chậm. Những con như vậy thu lại cho vào giai để theo dõi, nếu phục hồi thì thả xuống ao.

Quản lý, chăm sóc

Cho ăn: cua nuôi trong ao chủ yếu đựa vào thức ăn cung cấp hàng ngày, lượng thức ăn tự nhiên trong ao không có nhiều. Sử dụng thức ăn tươi sống: cá vụn, còng, ba khía, đầu cá. Lượng thức ăn hàng ngày bằng 4-6% trọng lượng cua. Cua thường bắt mồi vào buổi tối; mỗi ngày cho ăn một lần vào 17-19 giờ. Thức ăn được rải đều quanh ao để cua không tranh nhau. Có thể dùng sàng ăn để kiểm tra sức ăn của cua. Định kỳ thu mẫu để tính sản lượng cua có trong ao mà điều chỉnh lượng thức ăn cho vừa đủ. Sau 2-3 giờ cho ăn phải kiểm tra sàng ăn, nếu cua ăn hết thức ăn trong sàng thì có thể tăng lượng thức ăn, nếu vẫn còn thì giảm lượng thức ăn.

Hàng hàng phải cho cua ăn, không được để cua đói. Cua lớn bị đói sẽ giết những cua nhỏ ăn thịt. Vì vậy nuôi cua phải có thức ăn dự trữ. Những ngày không có thức ăn tươi sống thì cho cua ăn thức khô: cá vụn, tép, moi phơi khô. Trước lúc rải xuống ao cho cua ăn nên ngâm cá khô vào nước vài chục phút cho thịt mềm ra.

Việc đảm bảo môi trường nước trong sạch rất quan trọng đối với cua, nhất là nuôi mật độ dày, cho ăn thức ăn tươi sống.

Ở những nơi có thuỷ triều lên xuống hằng ngày cần thay nước thường xuyên. Mỗi ngày thay 20-30% lượng nước trong ao. Một tuần thay toàn bộ nước trong ao một lần. Khi thay nước nên lấy ở tầng dưới và tầng giữa, tránh lấy nước ở tầng mặt hay bị ô nhiễm. Nước mới trong sạch kích thích cua hoạt động, ăn nhiều, lột xác tốt.

Thường xuyên kiểm tra tình trạng bờ, cống, rào chắn tránh thất thoát cua.

Trong thời gian nuôi, khoảng 2 tuần một lần bắt cua lên cân để kiểm tra quá trình sinh trưởng, xem xét tình trạng của cua: cua nhanh nhẹn, không bị ký sinh ngoài vỏ, xem trong xoang mang có bị ký sinh hay không. Nếu có hiện tượng bị nhiễm bệnh thì phải tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý.

Thời gian cuối của vụ nuôi trọng lượng cua trong ao tăng lên, cho ăn thức ăn nhiều nên môi trường rất dễ bị nhiễm bẩn cần thay nước thường xuyên. Trong một số trường hợp, đáy ao tích tụ nhiều thức ăn thừa, thối rữa nên tháo cạn, gạn cua và làm vệ sinh đáy ao: cào bỏ lớp bùn trên mặt và thức ăn thừa thối rữa đi.

Thu hoạch

Đánh thử cua lên kiểm tra chất lượng. Cua thương phẩm phải đạt 250g/con trở lên. Cua chắc thịt hoặc đã đầy gạch (cua cái).

Những cua chưa đạt kích thước, trọng lượng, cua ốp hoặc chưa đầy gạch nếu còn khoẻ mạnh thì có thể đem muôi ở các ao nhỏ, nuôi vỗ tích cực sau một thời gian đạt tiêu chuẩn thu hoạch bán sẽ được giá hơn.

Nuôi cua thương phẩm từ cua con, thời gian từ 3-8 tháng,tỉ lệ hao hụt tương đối lớn (40-60%) nhưng trọng lượng của cua tăng 3-4 lần (tăng từ 60-80g/con lên 250-350g/con). Tổng trọng lượng của cua thương phẩm tăng 1,5-2 lần tổng trọng lượng của giống.

Nguồn: Kinh tế nông thôn, số 7 (493), 13/2/2006

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.