Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 28/02/2008 00:40 (GMT+7)

Kỹ thuật nuôi cá cóc nước ngọt thương phẩm

Ao nuôi

Muốn nuôi cá cóc thương phẩm, ao nuôi phải rộng từ 500 m 2trở lên; có cống để chủ động cấp, thoát nước dễ dàng. Cống được chắn lưới để cá không thoát ra ngoài và địch hại không lọt vào ao. Các chỉ tiêu chủ yếu của môi trường ao như sau: sâu 1,5 - 2m; nhiệt độ 26 - 30 độ C; độ pH: 7 - 8; hàm lượng ôxy hòa tan trên 2 mg/lít.

Chuẩn bị ao nuôi:Tát cạn ao, vét bớt bùn đáy, rải vôi bột ở đáy và mái bờ ao (7 - 10 kg/100 m 2), phơi đáy ao. Dọn sạch cỏ bờ, lấp hết hang hốc, diệt cua, rắn, chuột. Lấy nước vào ao qua lưới chắn lọc.

Thả cá giống:Cá giống phải khỏe mạnh, bơi nhanh, màu sắc tươi sáng, vây - vẩy hoàn chỉnh, không sây sát, không bị mất nhớt. Ở các tỉnh Nam Bộ do thời tiết và khí hậu thuận lợi nên có thể nuôi quanh năm. Cỡ cá giống: 6 - 7cm (4 - 5 g/con), mật độ nuôi: 8 - 10 con/m 2. Trước khi thả xuống ao nên tắm nước muối 3% cho cá trong 5 - 6 phút để diệt các ký sinh trùng bám trên thân cá và làm lành nhanh các vết thương hoặc vết sây sát.

Quản lý chăm sóc

Có thể sử dụng hai loại thức ăn cho cá: thức ăn tự chế biến và thức ăn viên công nghiệp.

Thức ăn tự chế biến: Các nguyên liệu chế biến thức ăn được xay nhuyễn, nấu chín, để nguội và đưa xuống sàn cho cá ăn. Sàn ăn có kích thước 1 x 3 - 4m, mỗi ao nên đặt 3 - 4 sàn, giúp cá được ăn đều. Khẩu phần ăn bằng 4 - 5% trọng lượng cá/ngày.

Sử dụng thức ăn viên công nghiệp: Loại thức ăn có hàm lượng đạm 25 - 30%. Trong 3 tháng đầu, dùng thức ăn có kích cỡ nhỏ, vừa với cỡ miệng cá, hàm lượng đạm 30%. Từ tháng thứ tư cho thức ăn có kích cỡ lớn hơn, hàm lượng đạm 25%. Khẩu phần ăn bằng 2 - 2,5% trọng lượng cá/ngày. Cho cá ăn 2 lần/ngày, sáng 7 - 8 giờ và chiều 17 - 18 giờ. Thường xuyên kiểm tra và ước lượng đúng trọng lượng đàn cá để cung cấp thức ăn đầy đủ.

Quản lý ao nuôi

Theo dõi mức độ ăn của cá để điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày hợp lý. Thường xuyên kiểm tra ao để phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố bất thường như rò rỉ nước, bờ sụt lở, đăng cống hư hỏng. Thay nước hàng tuần, mỗi lần 15 - 20% thể tích nước trong ao. Khi cá có hiện tượng khác thường, nhanh chóng xác định nguyên nhân để xử lý, đồng thời cho nước mới vào ao, tạm thời ngưng cho ăn.

Phòng bệnh

Để khử trùng nước ao, có thể sử dụng chế phẩm vi sinh hoặc formalin pha loãng tạt đều mặt nước theo liều lượng chỉ dẫn trên bao bì. Không sử dụng thuốc và hóa chất bị cấm theo các quyết định của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Cá nuôi đơn trong ao, sau 12 - 15 tháng thì thu hoạch. Lúc đó, cá cóc có thể đạt cỡ 400 - 600 g/con. Thu đồng loạt trong thời gian ngắn. Những con chưa đạt cỡ thương phẩm nên để nuôi tiếp cho vụ sau. Sau vụ thu hoạch phải tát cạn ao và làm công tác chuẩn bị cho vụ nuôi kế tiếp.

Nuôi ghép trong ao, đăng quầng, bè

Có thể nuôi ghép cá cóc với các loài cá chính khác trong ao, đăng quầng hoặc bè như cá tra, rô phi. Thức ăn cho những loài cá nuôi chính cũng giống như của cá cóc. Cỡ cá nuôi: 6 - 7cm (4 - 5g/con) hoặc cá có kích cỡ lớn 100 g/con trở lên. Mật độ nuôi ghép trong ao: 0,5 con/m 2, bè: 1 - 2 con/m 3. Thức ăn: tùy thuộc vào thức ăn của loài cá nuôi chính. Thời gian nuôi cũng theo thời gian của các loài cá chính.

Cá cóc nuôi ghép trong ao, đăng quầng và trong bè thu hoạch một lần cùng với cá chính. Nếu kích cỡ khi thả nuôi còn nhỏ (4 - 6cm), khi thu hoạch các loài cá nuôi chính, có thể thu tỉa những con cá đạt quy cỡ thương phẩm (0,4 - 0,5kg/con trở lên), số còn lại thả tiếp nuôi lưu cho vụ sau.

Nguồn: Kinh tế VAC, số 19, 10 - 10 - 2007, tr 24.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.