Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 09/05/2013 22:54 (GMT+7)

Kinh nghiệm chữa bệnh tiết tả (tiêu chảy)

II. Nguyên nhân và chứng trạng của bệnhỉa chảy khá phức tạp, có thể do nội nhân hoặc có thể do ngoại nhân hoặc do cả nội và ngoại nhân. Do vậy phương pháp chữa phải biện chứng luận trị.

III. Bệnh tiết tả nguy hiểmdễ gây thành dịch và có nguy cơ tử vong cao, đó là bệnh thổ tả (còn gọi là dịch tả).

Thổ tả có hội chứng thượng thổ hạ tả. Về triệu chứng, tuy có phân ra hàn nhiệt khác nhau nhưng cách cứu chữa vẫn lấy bài Vị linh làm gốc.

Thành phần bàiVị linhgồm:

Thương truật       8g        Hậu phác         8g

Trần bì                6g,       Cam thảo         4g

Bạch truật          8g,       Bạch linh          8g

Trư linh              6g        Trạch tả 8g

Gừng tươi         5 lát

Cách gia giảm như sau:

Hàn tả: Thổ tả dữ dội, lúc đầu ra phân sau ra nước hoàn toàn như nước gạo không hôi lắm, tay chân lạnh, ngực tức, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch Hoãn.

Bài Vị linh gia Sanhân8g, Hương phụ 8g, nếu không có Sa nhân có thể thay bằng Cao lương khương 10g.

Nhiệt tà (tả) Kèm theo các triệu chứng đau đầu, phát sốt, khát nước, thích uống nước nguội, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng, mạch Nhu Sác.

Bài Vị linh gia Cát căn 12g, Hoắc hương 8g. Ta có thể nghiền thành thuốc bột để dự phòng.

IV.Chứng Tả bạch tuy là bệnh tiêu chảy song nguyên nhân gây bệnh này là hoàn toàn khác với bệnh tiết tả thông thường vì tả bạch nguyên nhân là do Phế nhiệt. Do vậy tác giả không đề cập cụ thể chứng Tả bạch vào bài viết này.

V. Các chứng tiết tả thường gặp.

1.Chứng Thấp tả:ông Trần Tu Viên nói: bệnh tiết tả phần lớn thuộc về thấp, nên phép chữa phải lợi tiểu tiện, ráo thấp là chủ yếu.

a) Triệu chứng: Đi ngoài ra nước mà không đau bụng,

b) Xử phương: dùng bài Vị linh (đã ghi) gia thêm Nhục quế.

2. Hỏa tả

a) Triệu chứng: Đi ngoài ra nước mà sôi.

b) Xử phương: Dùng bài Bình vị gia giảm.

3. Chứng tiết tả do đờm tích

a) Triệu chứng: lúc đi ngoài lúc không, lũc đi nhiều lúc đi ít.

b) Xử phương: dùng bài “Bình vị nhị trần”: Thương truật, Hậu phác, Trần bì, Cam thảo, Bạch linh, Bán hạ, Qua lâu, Chỉ thực.

4. Chứng tiết tả do thực tích

a) Triệu chứng: đau bụng dữ dội thì đi ngoài càng nhiều, đi xong thì đau bụng giảm đi:

b) Xử phương: Dùng bài Bình vị Tam tiên gia vị: Thương truật, Hậu phác, Trần bì, Cam thảo, Mộc hương, Trạch tả, Mạch nha, Sơn tra, Thần khúc, Sa nhân, Trư linh.

5. Chứng thử tả do thời tiết mùa hè nắngnóng, cộng với thấp khí gây nên:

Dùng bài Lục hòa thang:

Phòng sâm, Xích linh, Bạch truật, Cam thảo, Biển đậu, Sa nhân, Hạnh nhân, Mộc qua, Hậu phác, Hoắc hương, Hương nhu.

Hoặc dùng bài Nhu, linh ẩm.

Hương nhu, biển đậu, Hậu phác, Bạch truật, Trư linh, Trạch tả, Bạch linh.

Nếu đi ngoài khát nước nhiều do thử tà gây nên thì phối hợp với Lục nhất tán (Hoạt thạch, Cam thảo 6/1). Nặng hơn thì họp với bài Ngọc tuyền.

Trường hợp sốt cao, khát nước nhiều, mồ hôi ra nhiều thì dùng bài Nhân sâm bạch hổ thang (Cát Lâm sâm, Thạch cao, Tri mẫu, Ngạnh mễ, Cam thảo).

6. Tiêu chảy do uống rượu nhiều quá mà gây nên.Dùng bài Cát hoa giải tỉnh

Phòng sâm, Bạch linh, Bạch truật, Cam thảo, Mộc hương, Sa nhân, Trư linh, Trạch tả, Thần khúc, Biển đậu, Cát căn.

7. Tiêu chảy do Tỳ, Thận hư nhược.

Dùng bài: Vị quan: Thục địa (sao), Bạch truật, Bào khương, Chích thảo, Nhục đậu, Hoài sơn, Biển đậu, Ngô thù, Cố chỉ.

Nếu có hư hàn thì gia thêm Cát Lâm sâm Phụ tử.

8. Tiêu chảy do tỳvịđều hư nhược.

Dùng bài sâm linh, bạch truật tán.

Đảng sâm, Bạch linh, Hoài sơn, Biển đậu, Ý dĩ, Trần bì, Bạch truật, Cam thảo, Liên nhục, Sa nhân, Đại táo.

Trường hợp do hàn tà trực trúng vào nội tạng làm cho Tỳ Vị hư hàn, tay chân lạnh, người mệt ly bì, đi ngoài ra nước dùng bài Phụ tử lý trung gia nhục đậu khấu.

9. Trường hợp tiêu chảy do Thận hư

a) Triệu chứng: thường tiêu chảy vào lúc mờ sáng, tức ngũ canh tiết tả thì dùng bài Tứ thần hoàn: Cố chỉ, Nhục đậu khấu, Ngũ vị tử, Ngô thù.

10. Tiêu chảy do tà khí bất chính cảmnhiễm và nội thương ăn uống không cẩn thận.

a) Triệu chứng: đau bụng đi ngoài, đầy bụng, nôn mửa, sốt rét.

Dùng bài Hoắc hương chính khí tán.

Hoắc hương, Tô diệp, Phục linh, Đại phúc bì, Bạch truật, Trần bì, Bán hạ, Hậu phác, Cát cánh, Cam thảo.

Trong phạm vi bài này tác giả chỉ nêu ra một số bệnh án điển hình về chứng thấp tả trong các mùa hạ và đầu mùa thu năm Kỷ Sửu (2009) để minh họa cho chứng tiết tả thường gặp nhất trong năm Kỷ Sửu (vì là năm có đại vận Thổ bất cập (các bệnh án này được trình bày rất tóm tắt)

Bệnh án số 1

I. Sơ lược lý lịch bệnh nhân:

Họ và tên: Bùi Thị Thoảng. 69 tuổi.

Địa chỉ: Thôn Đông Tiến, xã Bình Minh, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa.

Nghề nghiệp: Làm nông nghiệp.

Thời gian khám và điều trị bệnh: 10/5/2009.

II. Công việc khám bệnh:

Qua bốn bước khám bệnh: Vọng, Văn, Vấn, Thiết. Tôi kết luận: Bệnh danh: Tiêu chảy (Thấp tả)

III. Nguyên nhân:Do tỳ vị vốn hư nhược lại do ăn uống không cẩn thận (không được vệ sinh) lại gặp phải mùa hạ của năm Kỷ Sửu 2009, có đại vận thổ bất cập, nên bệnh nhân bị thấp tả.

IV. Phương pháp điều trị:Ráo thấp, lợi tiểu, bổ tỳ, sáp trường.

V. Phương dược:Bài Vị linh gia vị.

Thương truật 15g (sao với nước cơm)

Hậu phác 15g (sao gừng)

Bạch truật (Tẩm nước hoàng thổ sao) 12g

Trần bì 10g       Cam thảo          5g

Nhục quế          3g        Bạch linh           12g

Trư linh 10g       Trạch tả            8g

Gia: Cớm ổi     12g

Sắc uống 3 lần, trong 1 ngày.

Uống hết thang thứ nhất bệnh đã giảm được 75%. Tiếp tục uống thang thứ hai, cơ bản giống thang thứ nhất chỉ thay cớm ổi bằng Hoài sơn 15g (sao hơi vàng). Bệnh khỏi hoàn toàn.

Bệnh án số 2 (Nhi)

I. Sơ lược lý lịch bệnh nhân

Họ và tên: Cháu bé 3 tháng tuổi, con đầu lòng của chị Lê Thị Nghĩa, quê ở xóm Đông Tiến, xã Bình Minh, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa.

Mẹ cháu: làm nông nghiệp.

Thời gian: được khám và điều trị 01/9/2009.

II. Công việc khám:

Qua quan hình sát sắc, qua hỏi mẹ bệnh nhân, rồi công việc sờ nắn bụng, xem chất phân.

Tôi kết luận bệnh danh: Tiêu chảy thể thấp tả.

III. Nguyên nhân:do mẹ ăn uống bất cẩn, con lại bú phải sữa lạnh (vì ngày hôm trước mẹ cháu (chị Nghĩa) đi ăn giỗ ở gia đình anh em. Hôm sau con bị bệnh).

IV. Phương pháp điều trị:Bồi bổ nguyên khí bổ Tỳ lợi tiểu ráo thấp sáp trường.

V. Phương dược:Cho cháu bé được uống trực tiếp Đảng sâm 10g, Bạch linh 10g, Bạch truật 8g (tẩm nước hoàng thổ sao). Thương truật 6g (tẩm nước gạo sao khô), Trần bì sao thơm 4g, Hậu phác 4g, Hoài sơn 10g (sao hơi vàng), Trạch tả 4g, Cam thảo chích 5g, Nhục quế 1g sắc uống (sắc rất đặc).

Cách cho cháu uống: - Cứ 10 phút cho cháu uống 1 thìa cà phê nước thuốc. Sau 3 lần, uống mỗi lần 1 thìa cà phê thuốc là 30 phút tất cả rồi nghỉ, sau 1 giờ đồng hồ lại tiếp tục cho uống lần thứ 4 một thìa cà phê nước thuốc rồi tiếp sau 10 phút lại uống lần thứ 5, 10 phút sau nữa lại uống lần thứ 6. Cứ 3 lần liền nhau lại cho nghỉ 1 giờ. Uống hết nước thuốc của 1 thang thì khỏi hoàn toàn.

VI. Phân tích bàithuốcnhi: 3 vị thuốc là vịBạch linh, Cam thảo, Bạch truật đã có trong bài Vị linh, còn một vị thuốc nữa được gia vào để thành bài nhỏ là bài Tứ quân tử thang có công dụng bổ khí (nguyên khí) bổ Tỳ theo nguyên tắc chữa bệnh của Đông y “chữa bệnh cho tiểu nhi phải bất ly Tứ quân”.

Còn các vị khác còn lại đều nằm trong bài Vị linh thang. Riêng vị Hoài sơn được gia vào là để bổ Tỳ, bổ Khí và sáp trường.

Bệnh án số 3

I. Sơ lược lý lịch bệnh nhân:

Họ và tên: Nguyễn Thị Thơm 64 tuổi.

Địa chỉ: Thôn Đông Tiến, xã Bình Minh, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa.

Nghề nghiệp: làm nông nghiệp.

Thời gian nhận khám và điều trị 4/9/2009.

II. Công việc khám bệnh:

1. Bệnh sử: Bệnh nhân vốn có bệnh cũ là viêm đại tràng đã nhiều năm tuy đã được điều trị tạm ổn định. Song khi nào ăn uống bất cẩn thì bệnh nhân thường có chứng tiêu chảy cấp.

2. Qua tứ chẩn vọng, văn, vấn, thiết kết hợp với xem phân tôi kết luận bệnh danh: Tiêu chảy thể thấp tả hiệp với viêm đại tràng.

3. Phép điều trị:Lợi tiểu, ráo thấp, tiêu viêm đại tràng, sáp trường, thông trường.

4. Phương dược:Bài Vị linh thang gia vị.

Diệp hạ châu (chó đẻ)     20g       Bạch linh           20g

Hậu phác                       20g       Bạch truật          15g

Bồ công anh                  20g      Trư linh               15g

Mộc miên hoa                20g      Trạch tả             10g

Thương truật                  15g      Hoài sơn (sao)   20g

Trần bì                           10g      Cam thảo          6g

Sắc uống ngày 1 thang chia làm 3 lần. Uống hết 1 thang đã khỏi tiêu chảy.

5. Phân tích bài thuốc: Toàn văn bài Vị linhcó tác dụng trị Thấp tả: Các vị thuốc: Hậu phác, Thương truật, Trần bì có trong bài Vị linh và các vị thuốc gia thêm: Diệp hạ châu, Bồ công anh, Mộc miên hoa để trị viêm đại tràng.

Trên đây là ba bệnh án, mỗi bệnh án có cả giống nhau và có những chỗ khác nhau để làm minh họa.

Bệnh tiêu chảy có rất nhiều thể như tôi đã trình bày ở phần lý luận cơ sở có tính tổng quát và tóm tắt. Trong phạm vi bài này tôi chỉ nhấn mạnh hai thể tiêu chảy:

Một là Thể dịch tả (Thổ tả) rất nguy hiểm nhưng Đông y vẫn kiểm soát khống chế được.

Hai là Thể thấp tả rất thường gặp dễ chữa nếu ta chẩn đoán đúng.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.