Không lạm dụng truyền dịch cho trẻ
"Mốt" truyền dịch
Theo TS Dũng, ch ưa có tài liệu khoa học nào chứng minh rằng truyền dịch cho trẻ bị sốt virus sẽ làm hạ nhiệt, nh ưng có rất nhiều phụ huynh cho rằng, con bị sốt thì phải truyền dịch mới tốt. Cứ thấy con sốt là họ đã chủ động "xin" truyền dịch cho con dù không có chỉ định, thậm chí còn gây sức ép với bác sĩ.
Ba loại dịch được truyền phổ biến hiện nay là dung dịch đ ường, n ước muối và dung dịch tổng hợp nhiều chất điện giải. Thế nh ưng khi truyền dịch, n ước, muối và các chất điện giải này được đưa vào c ơthể không phải là nhiều. Với tỷ lệ 5g đ ường/100ml dung dịch thì việc truyền cho trẻ một chai Glucose 5% cũng chỉ t ương đ ương với việc cho trẻ uống gần… 1 thìa đ ường, t ương tự, truyền một chai Lactate Ringer ch ưa bằng uống một gói oresol…
Không những không đem lại tác dụng, truyền dịch có thể gây biến chứng nặng nh ưnhiễm trùng, lây nhiễm các bệnh HIV/AIDS, viêm gan… TS Dũng cho biết, có nhiều tr ường hợp, truyền dịch cho con 2 - 3 ngày không thấy hết sốt mới vội đưa trẻ đến bệnh viện. Khi đó mới "tá hoả" vì con mình bị các bệnh khác nh ưviêm não, viêm màng não, viêm phổi... Các tr ường hợp này th ường không được truyền dịch vì làm tăng phù não và tăng thêm gánh nặng cho phổi.
Nguy hiểm h ơn, khi không được bác sĩ cho truyền dịch, nhiều phụ huynh lặng lẽ "ôm" con đến các c ơsở t ưnhân, thậm chí tự mua dịch truyền cho con tại nhà, dễ gây ra những tai biến nghiêm trọng. Nếu không có kỹ thuật tốt, quá trình thực hiện truyền dịch dễ làm vỡ tĩnh mạch của bệnh nhân. Sốc cũng là nguy c ơrất dễ xảy ra. Do vậy, việc truyền dịch phải do nhân viên y tế thực hiện ở c ơsở có đủ điều kiện cấp cứu.
Xử trí đúng khi bé sốt virus
TS Dũng cho biết, sốt virus ch ưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vì vậy cách xử lý tốt nhất là hạ sốt, ch ườm hạ sốt, bù n ước và điện giải. Nếu không có bội nhiễm vi khuẩn thì không nên dùng kháng sinh.
Khi khỏi sốt, cần cho trẻ nghỉ ng ơi thêm một thời gian tr ước khi đến tr ường. Nhiều phụ huynh, con vừa dứt sốt đã bắt đi học khiến trẻ rất dễ bị sốt lại. Khi bị tái sốt, sức đề kháng của trẻ càng yếu sẽ tạo điều kiện cho vi trùng tấn công gây một số bệnh nh ưviêm phổi, nhiễm trùng tiết niệu…
Nếu trẻ sốt từ 38,5 độ C trở lên cần cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt. Có thể dùng paracetamol hạ sốt nh ưng không được dùng quá 15mg/1kg/1lần và chỉ dùng tối đa 4 lần/ngày. Ngoài ra hạ sốt cho trẻ bằng ch ườm n ước ấm ở nhiệt độ từ 32oC - 35oC. Để hạ sốt hiệu quả nhất nên ch ườm vào nách, cổ, bẹn vì đây là những bộ phận tập trung nhiều mạch máu lớn. Việc ch ườm hạ sốt nên thực hiện ở khoảng thời gian vừa phải để tránh tình trạng hạ thân nhiệt đột ngột.
Vệ sinh răng miệng tr ước khi ăn có ý nghĩa rất quan trọng. Khi bị nhiễm bệnh, khả năng miễn dịch giảm, răng miệng không được vệ sinh đầy đủ, siêu vi trùng càng xâm nhập mạnh. Tuyệt đối không được vệ sinh răng miệng cho trẻ ngay sau khi ăn, do cấu tạo dạ dày và thực quản của trẻ thẳng nên dễ bị nôn, trớ.... Chú ý theo dõi nhịp thở của trẻ. Kiểm tra nhịp thở bằng cách đặt tay vào bụng trẻ rồi đếm tần số bụng lên xuống. Nếu nhịp thở của trẻ nhanh h ơn so với lứa tuổi là dấu hiệu bất th ường của bệnh, rất nguy hiểm. Nếu trẻ bị sốt cao li bì, mệt mỏi, thở rên, thở gắng sức khiến các c ơco rút lại, bụng hóp vào, cảm giác nh ưthở quá sâu là rất nguy hiểm, cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện.
Bình th ường, trẻ sốt virus có thể được chỉ định truyền dịch khi có biểu hiện nôn, tiêu chảy... khiến c ơthể không bù được các chất điện giải qua đ ường ăn uống. Còn nếu trẻ vẫn ăn uống được thì nên bồi phụ theo đ ường ăn uống vừa đơn giản và hiệu quả h ơn nhiều. Nên cho trẻ ăn làm nhiều bữa nhỏ với những thức ăn dễ tiêu nh ư: sữa, súp, cháo nghiền... và không ăn no. Cho trẻ uống nhiều n ước, n ước cam, chanh, ăn nhiều trái cây, có thể bổ sung vitamin C hoặc pha oresol cho trẻ uống để bù n ước và điện giải.
Nguồn: KH&ĐS, Số 64 Thứ sáu 11/8/2006