Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 14/04/2014 18:47 (GMT+7)

Khống chế đường không, chặn đường tiếp vận của địch cho tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ

Trong chiến dịch này, có sự đóng góp quan trọng của Trung đoàn pháo cao xạ 367-Trung đoàn phòng không đầu tiên của Quân đội ta và cũng là đơn vị đầu tiên của Quân chủng Phòng không - Không quân.

Lực lượng Phòng không (PK) của ta tham gia chiến dịch gồm: một trung đoàn pháo cao xạ 37 mm, năm tiểu đoàn và một số đại đội súng máy PK 12,7 mm, được biên chế trong các đại đoàn bộ binh. Trong khi đó, quân Pháp huy động tới 80% trong tổng số gần 400 máy bay ở Đông Dương, bao gồm các loại: trinh sát, ném bom, cường kích... và được Mỹ viện trợ một số lượng lớn máy bay vận tải hiện đại, để thiết lập cầu hàng không từ Hà Nội, Hải Phòng chi viện cho tập đoàn cứ điểm ĐBP. Xét về thế trận đất đối không, với ưu thế về vũ khí, trang bị kỹ thuật và phương tiện chiến tranh, không quân Pháp - Mỹ hoàn toàn có thể làm chủ bầu trời ĐBP.

Tuy nhiên, thực tế diễn biến trên chiến trường ĐBP không phản ánh một cách đơn thuần tương quan lực lượng bằng những con số thống kê. Trước đòn tiến công mạnh mẽ và thế trận bao vây chặt chẽ từ bốn phía của quân ta, quân Pháp ở tập đoàn cứ điểm ĐBP đã rơi vào thế bị động, phải đối mặt với tình trạng khốn quẫn: lực lượng, vũ khí, trang bị, đạn dược bị tiêu hao không được bù đắp; lương thực, thực phẩm không được cung cấp... Nắm được điểm yếu cốt tử đó của địch, để nhanh chóng tiêu diệt tập đoàn cứ điểm ĐBP, Bộ Chỉ huy chiến dịch đã chỉ đạo các lực lượng, nòng cốt là lực lượng PK, hiệp đồng tác chiến với quân và dân trên các mặt trận, kiên quyết tiến công, khống chế đường không, cắt đứt cầu hàng không, chặn đường tiếp viện của địch bằng các biện pháp chính, như: Sử dụng lực lượng đặc công tập kích các sân bay - điểm đầu cầu hàng không của địch... Bằng bản lĩnh dũng cảm, ngoan cường và mưu trí sáng tạo, các chiến sĩ đặc công ở Hà Nội, Hải Phòng dày công nghiên cứu để tìm ra quy luật bố trí canh phòng sân bay của địch..., tập kích vào các sân bay Gia Lâm, Cát Bi và Đồ Sơn, gây tổn thất lớn cho địch (hơn 80 máy bay bị phá hủy, nhiều kho xăng, dầu và kho bom bị bốc cháy), làm giảm sút nghiêm trọng khả năng hoạt động chi viện ở các đầu cầu hàng không, gây cho địch tâm lý hoang mang, lo sợ.

Cùng với đó, ta sử dụng lực lượng pháo binh pháo kích khống chế các sân bay không cho địch hạ cánh, buộc chúng phải thả dù tiếp tế trên không. Khi chiến dịch mở màn (ngày 13-3), cùng với việc bắn chế áp các trận địa pháo binh, các lô cốt và hỏa điểm của địch, lực lượng pháo binh chiến dịch đã bắn cấp tập vào sân bay Mường Thanh và Hồng Cúm, phá hủy máy bay đang đậu trên sân bay, bắn cháy các kho xăng, dầu; khống chế sân bay làm cho phi công địch không dám mạo hiểm hạ cánh xuống sân bay, mà phải chuyển sang phương pháp thả dù tiếp viện. Trong khi lực lượng dù trong quân đội Pháp không có nhiều; hàng hóa thả từ trên không dễ bị tản mát, rất khó thu lượm, thậm chí còn rơi sang trận địa của quân ta...

Sử dụng lực lượng bộ binh, công binh thắt chặt hệ thống chiến hào, bao vây thu hẹp phạm vi hoạt động của địch: Với cách đánh "vây, lấn, tấn, chiếm", các lực lượng của ta đã từng bước loại bỏ và làm chủ được các cứ điểm vòng ngoài, buộc địch phải co cụm vào phân khu trung tâm... Các đơn vị bộ binh, pháo binh của ta tích cực đánh địch, chế áp địch, chi viện hỏa lực cho bộ đội cao xạ trong quá trình cơ động chiến đấu, triển khai trận địa để tạo vùng hỏa lực PK bao vây không phận của địch...; phần lớn hàng tiếp tế của địch bị ta thu được. Cuốn "Nhật ký chiến sự" của Giăng Pu-giê ghi nhận: "Ngày 1-4, hơn một nửa số hàng thả rơi ngoài vị trí. Ngày 6-4, hơn mười khẩu pháo không giật 75 mm thả xuống Điện Biên, lính Pháp chỉ thu được hai khẩu, số còn lại coi như làm quà cho Việt Minh. Ngày 9-4, trong tổng số 195 tấn hàng tiếp tế đã thả, chỉ thu được sáu tấn...".

Sử dụng lực lượng PK khống chế, bao vây trên không, ngăn chặn, cắt đứt cầu hàng không: Cùng với lực lượng bộ binh và công binh từng bước bao vây, thắt chặt vòng vây ở dưới mặt đất, các đơn vị PK đã nhanh chóng cơ động bám sát bộ binh và triển khai trận địa ngay trên cánh đồng Mường Thanh... Song song với việc đánh máy bay ném bom và máy bay cường kích của địch để bảo vệ đội hình binh chủng hợp thành chiến đấu, các đơn vị PK tập trung hỏa lực đánh tiêu diệt các máy bay vận tải thả hàng tiếp viện. Trước đó, mọi hoạt động trên không là ưu thế tuyệt đối của địch, thì nay khi gặp phải lưới lửa PK dày đặc đang từng bước khép chặt không phận, buộc phi công địch phải nâng độ cao để thực hiện đánh phá và thả dù hàng, thậm chí còn không dám thả dù ban ngày, mà phải chuyển sang thả dù vào ban đêm...

Không tin vào trình độ lái của phi công Pháp, Mỹ lập cầu hàng không gồm 29 máy bay vận tải hạng nặng C-119, do phi công của Mỹ lái và đích thân tướng Mỹ chỉ huy. Đây là sự giúp đỡ, nhưng cũng là thủ đoạn để Mỹ nhằm dần dần hất cẳng Pháp và từng bước can thiệp sâu hơn vào chiến tranh Đông Dương... Ngày 19-4-1954, chiếc máy bay vận tải C-119 được mệnh danh là "Cọp bay", do phi công Mỹ lái lên vùng trời ĐBP để thả hàng tiếp tế cho quân Pháp, đã bị hỏa lực PK của ta bắn rơi tại chỗ. Đây là chiếc máy bay và tổ lái đầu tiên của Mỹ bị tiêu diệt trên chiến trường Đông Dương. Từ đó, các phi công Mỹ không dám thực hiện thả dù ở độ cao thấp. Ngày 27-4, đàn "Cọp bay" do phi công Mỹ lái, thực hiện thả dù hàng ở độ cao, cho nên đã bị dạt sang trận địa của ta 65 tấn hàng, còn đoàn máy bay vận tải Đa-cô-ta do phi công Pháp lái thả dù dạt sang quân ta 20 tấn.

Những ngày cuối của chiến dịch, trước lưới lửa PK dày đặc của ta, các máy bay vận tải do phi công Pháp và của Mỹ lái không dám bay vào vùng trời ĐBP để thả dù tiếp tế cho đồng bọn, mà phải bay về căn cứ, vì sợ lưới lửa hỏa lực PK của ta. Không còn vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm tiếp viện, quân số bị thương vong ngày càng nhiều không được đưa đi cấp cứu kịp thời, làm cho tinh thần của binh lính địch rối loạn, không còn đủ ý chí để kháng cự...

56 ngày đêm chiến đấu, Trung đoàn pháo cao xạ 367 đã bắn rơi 52 trong tổng số 62 máy bay các loại của địch, hoàn thành tốt các nhiệm vụ: bảo vệ giao thông vận chuyển; bảo vệ đội hình bộ đội binh chủng hợp thành và hiệp đồng cùng các lực lượng khống chế đường không, cắt đứt cầu hàng không tiếp vận của địch cho quân đồn trú ở tập đoàn cứ điểm ĐBP, góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của chiến dịch ĐBP...

Trung tướng, TS PHƯƠNG MINH HÒA

Ủy viên T.Ư Đảng, Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.