Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 22/09/2006 15:33 (GMT+7)

Khôi phục nghề truyền thống: Khánh Hoà thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp - nông thôn

Nghề truyền thống bị mai một

Khánh Hoà có khá nhiều làng nghề truyền thống như đúc đồng ở Phú Lộc Tây (Diên Khánh), gốm Vạn Bình (Vạn Ninh), dệt chiếu cói ở Vĩnh Thái (Nha Trang), sản xuất gạch ngói, đan lát ở Ninh Hoà, làm mành trúc và hàng thủ công mỹ nghệ từ vỏ hải sản ở Nha Trang... Những làng nghề này có bề dày truyền thống hàng trăm năm nay và sản phẩm không chỉ nổi tiếng ở địa phương mà lan ra các tỉnh bạn và thị trường quốc tế. Tuy nhiên, những năm gần đây các nghề này ngày càng bị mai một, hoạt động cầm chừng, hiệu quả thấp; sản phẩm làm ra khó tiêu thụ không chỉ do mẫu mã xấu, chất lượng kém mà giá thành cao do làm thủ công, đơn chiếc và giá nguyên liệu đầu vào tăng. Thiếu vốn cũng là một nguyên nhân khiến nghề truyền thống ở Khánh Hoà lao đao. Ông Nguyễn Văn Nhường, Chủ nhiệm HTX đúc Phú Lộc cho biết, vốn ít nên HTX không dám mua nguyên liệu để tích trữ, làm đến đâu mua đến đấy nên khi hàng bán được thì lại thiếu nguyên liệu sản xuất. Do vậy, sản xuất thường bị động và thiếu tính cạnh tranh.

Khôi phục bằng cách nào?

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 về công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, Tỉnh uỷ Khánh Hoà đã xây dựng chương trình hành động để khôi phục các làng nghề truyền thống. Trong đó, quan tâm đặc biệt đến việc đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, đổi mới cơ chế chính sách, khuyến khích tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân. Theo đó, các hợp tác xã, cơ sở sản xuất của các làng nghề được tỉnh hỗ trợ vốn thông qua chương trình khuyến công. Từ nguồn vốn này, làng gốm Vạn đình đã cử người ra Đà Nẵng học thêm một số nghề làm gốm mỹ nghệ để từng bước thay dần những sản phẩm gốm cũ như lu, vại sành, gáo múc nước, bếp lò than... Nhiều làng nghề mạnh dạn đổi mới cách làm ăn, mua sắm thêm thiết bị để đưa công nghệ mới vào sản xuất, mạnh dạn dự trữ nguyên liệu để chủ động sản xuất. Làng đúc đồng Phú Lộc Tây không chỉ dừng lại ở các sản phẩm truyền thống như chân đèn, lư hương, tượng đồng mà đã vươn tới các mặt hàng thị trường đang tiêu thụ mạnh như đúc đồng ống phục vụ cho ngành máy động lực, kẽm nhôm phục vụ ngành điện, thỏi nhôm cho ngành đóng tàu. Vấn đề ô nhiễm môi trường cũng được ngành chức năng quan tâm, giúp các làng nghề khắc phục, xử lý ô nhiễm để ổn định và phát triển sản xuất. Huyện Ninh Hoà có chủ trương hỗ trợ vốn để quy hoạch các lò nung gạch ngói, di dời vào khu tập trung để tiện việc xử lý khói bụi. Ngoài ra, việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn theo hướng hiện đại cũng là cách giúp các làng nghề phát triển bền vững. Trước mắt, để công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đạt được kết quả tốt, tỉnh tập trung vào 6 giải pháp lớn: Điều chỉnh lại quy hoạch cho hợp lý; khôi phục các ngành nghề truyền thống có giá trị; đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; phát triển đào tạo nghề và nguồn nhân lực; thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến nông - lâm - công - ngư chính sách tín dụng, hỗ trợ nông dân, đặc biệt là các làng nghề, trang trại để tạo ra sản phẩm hàng hoá tập trung có sức cạnh tranh cao. Kinh phí đầu tư cho chương trình này từ nay đến năm 2010 khoảng 2.593 tỷ đồng. Riêng vốn cho các chương trình khuyến nông – lâm, hỗ trợ làng nghề hơn 25 tỷ đồng.

Việc chuyển đổi kinh tế nông nghiệp - nông thôn theo hướng khôi phục các làng nghề truyền thống ở nông thôn là hết sức cần thiết. Đây là biện pháp quan trọng để chuyển đổi lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, tạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho người dân, giảm sức ép dân cư tới các vùng đô thị. Để thực hiện được chủ trương này đòi hỏi sự đồng bộ bởi hiện nay sức sống của các làng nghề còn èo uột, sản xuất bấp bênh và cuộc sống của những người dân làng nghề vẫn chưa mấy sáng sủa.

Nguồn: Kinh tế nông thôn, số 31 (517) 31/7/2006

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.