Khoa học về hạnh phúc
Hạnh phúc là gì?
Khoa hạnh phúc học nghiên cứu các yếu tố làm nên hạnh phúc cho con người. Những phát hiện của các nhà tâm lý học làm chúng ta ngạc nhiên, vì có những yếu tố chúng ta tưởng là mang lại hạnh phúc nhưng thật sự là không hoặc không đáng kể. Lấy thí dụ về tiền bạc và mọi thứ mà tiền bạc mua được.
Một khi chúng ta có đủ các nhu cầu cần thiết rồi, thu nhập thêm chỉ nâng chút ít cho sự hài lòng với cuộc sống chúng ta mà thôi. Nền giáo dục tốt ư? Bằng cấp và giáo dục của cha mẹ không quan trọng bằng chỉ số thông minh (IQ), vì chỉ số IQ cao dọn đường cho hạnh phúc.
Hạnh phúc là Tuổi trẻ ư? Không phải! Thật ra người lớn tuổi bằng lòng với cuộc sống hơn người trẻ tuổi. Một thăm dò của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật của Mỹ cho thấy những người trong độ tuổi 20-24 có trung bình 3,4 ngày buồn mỗi tháng, trong khi những người trong độ tuổi 65-74 chỉ buồn 2,3 ngày/tháng.
Hôn nhân ư? Đây là một hình ảnh phức tạp: người có gia đình thường hạnh phúc hơn người độc thân, nhưng họ chỉ sẽ hạnh phúc hơn nếu luôn khởi đầu lại cuộc sống chung. Xem tivi ư? Không đúng đâu. Những người xem tivi hơn ba giờ mỗi ngày không hạnh phúc hơn những người xem tivi ít giờ hơn.
Về mặt tích cực, niềm tin tôn giáo thường nâng cao tinh thần con người. Bạn bè ư? Rất đúng. Một nghiên cứu năm 2002 của Seligman cho thấy những người phát triển các kỹ năng xã hội, giao tiếp bạn bè nhiều và làm công tác xã hội thường hạnh phúc hơn người ít giao tiếp.
Ruut Veenhoven, giáo sư nghiên cứu hạnh phúc thuộc Đại học Erasmus ở Rotterdam (Hà Lan), đã xuất bản tờ Journal of Happiness Studies (Tạp chí nghiên cứu hạnh phúc) và quản lý cơ sở dữ liệu thế giới về hạnh phúc (trên trang web www2.eur.nl/fsw/research/happiness) với một kho tư liệu về hạnh phúc trên toàn thế giới.
Ông nêu ra một số yếu tố khác của hạnh phúc, chẳng hạn những người uống 1-2 ly rượu mỗi ngày thì hạnh phúc hơn người không uống giọt rượu nào; những người trong độ tuổi 30-50 ít hạnh phúc hơn người thuộc các độ tuổi khác, vì trong tuổi trung niên này người ta“ít tự do hơn và nhiều trách nhiệm hơn”đối với con cái, việc làm; người ta hạnh phúc nhất trong công ăn việc làm, vốn đem lại cho người ta nhiều tự do và quyền quyết định.
"Cân" hạnh phúc
Họ đã tìm ra nhiều phương pháp đo lường và đánh giá hạnh phúc. Năm 1980, "tiến sĩ Hạnh Phúc", nhà tâm lý học Diener tạo ra một trong những công cụ cơ bản vàđược sử dụng rộng rãi nhất, gọi là“thang hài lòng với cuộc sống”. Ông cho rằng thang này phù hợp với các cách đo lường khác về hạnh phúc, chẳng hạn ấn tượng từ bạn bè và gia đình, sựdiễn tả cảm xúc tích cực và dấu chỉ thấp của sự phiền muộn.
Mới đây, nhà tâm lý học Daniel Kahneman (Đại học Princeton), người được trao giải Nobel kinh tế 2002, đưa ra một công cụ mới đánh giá hạnh phúc gọi là"phương pháp đánh giá ngày hôm trước". Theo phương pháp này, những người tham gia ghi lại các việc làm của mình trong ngày trước đó, sống với ai, làm gì với ai, đánh giá mỗi việc làm và mỗi cảm xúctheo thang bảy điểm. Theo ông Kahneman, các nhà tâm lý nên chú trọng đến các cảm nghiệm của người ta hơn là chỉ thăm dò cảm nghĩ của họ.
Trái lại, Seligman nhấn mạnh đến việc nhớ lại bản thân, vì nghiên cứu các cảm nghiệm là nhấn mạnh quá nhiều đến các vui thú và bất mãn chóng qua. Trong cuốnAuthentic happiness (Hạnh phúc đích thực) xuất bản năm 2002, ông nêu ra ba thành phần của hạnh phúc: lạc thú ("hình mặt cười"), dấn thân (quan hệ với bà con họ hàng, bạn bè, công việc, sự lãng mạn)và ý nghĩa (dùng sức mạnh bản thân để phục vụ mục đích cao hơn).
Ông nói trong ba con đường dẫn đến cuộc sống hạnh phúc và thỏa mãn, lạc thú là ít quan trọng hơn cả và đó là điều báo chí cần cảnh báo "bởi vì quá nhiềungười xây dựng cuộc sống của họ quanh việc theo đuổi lạc thú”.
Nguồn: www.tuoitre.com.vn ngày 26/2/2005
GS Martin Seligman, người có công đầu trong phát triển khoa học hạnh phúc |