Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 14/07/2014 15:47 (GMT+7)

Khoa học không phải lúc nào cũng đúng

  1. Gan là trung tâm hệ tuần hoàn

Không cần phải học trong ngành y hay là một bác sỹ, hẳn ai trong chúng ta cũng biết, tim chính là trung tâm của hệ tuần hoàn, làm nhiệm vụ bơm máu để nuôi cơ thể. Thế nhưng, vào thời Hy Lạp cổ đại, nhiều nhà khoa học lại cho rằng trung tâm của hệ tuần hoàn là gan, còn tim chỉ là một cơ quan phụ, thể hiện tiếng nói của lương tri con người.

Sai lầm này xuất phát từ nhà sinh học Hy Lạp cổ đại Galen. Ông cho rằng thức ăn đưa vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành máu ở trong gan, sau đó từ gan, máu sẽ chuyển thành năng lượng của cơ thể. Quan niệm này vẫn tiếp tục được chấp nhận và tồn tại hàng trăm năm sau, gây nhiều khó khăn cho việc phẫu thuật và chữa trị.

Và phải đến năm 1628, lý thuyết này mới chính thức bị bãi bỏ khi một bác sỹ người Anh có tên William Harvey khám phá ra những chức năng thực chất của các cơ quan chính như: tim, phổi, động mạch và tĩnh mạch trong hệ thống tuần hoàn của cơ thể con người. Công trình nghiên cứu “Thuyết vận động của tim và máu” của ông ra đời vào năm 1628 đã mở đầu cho ngành y học hiện đại.

2. Phẫu thuật không cần khử trùng

Hiếm ai có thể hình dung cho đến tận đầu thế kỷ XIX, phần lớn bác sỹ đều không rửa tay hay vệ sinh dụng cụ trước khi thực hiện phẫu thuật. Điều này đã dẫn đến tỷ lệ nhiễm trùng sau mổ rất cao. Trong khi đó, các bác sĩ thì đổ lỗi cho ô nhiễm không khí và sự mất cân bằng của bốn loại dịch trong cơ thể là máu, đờm, mật vàng và mật đen.

Mãi cho đến năm 1865, khi bác sĩ Lister của bệnh viện Hoàng gia Glasgow bắt đầu chú ý đến luận điểm của nhà khoa học Pasteur về thuyết nhiễm trùng và khẳng định chính môi trường bệnh viện và các bác sĩ là tác nhân truyền vi trùng và đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Ông đã đề xuất ý tưởng về giải phẫu vô trùng tại Bệnh viện hoàng gia Glasgow và giới thiệu thành công chất carbolic acid (phenol) để khử trùng các dụng cụ giải phẫu và làm sạch vết thương.

3. DNA không quan trọng

DNA được phát hiện vào năm 1869 nhưng vai trò của DNA dường như bị bỏ quên vào thời kỳ đó. Ngay cả khi những thực nghiệm khoa học vào giữa thế kỷ 20 cung cấp bằng chứng DNA là vật chất lưu trữ thông tin di truyền, tham gia quyết định tính trạng của con người và động vật thì vẫn có nhiều nhà khoa học vẫn cho rằng, chính protein mới là chìa khóa của sự di truyền.

Chỉ đến năm 1953, khi Nhà sinh vật học phân tử người Mỹ James D. Watson cùng với Francis Crick - Nhà sinh vật học, vật lý học phân tử người Anh công bố mô hình xoắn kép của DNA, giới khoa học mới thực sự nhìn nhận đúng về vai trò của DNA và hiểu rõ làm sao một phân tử đơn giản như DNA lại có thể lưu trữ những thông tin di truyền lớn tới vậy.

4. Trái đất là trung tâm của vũ trụ

Giả thuyết này được học giả Ptolemy, một nhà thiên văn học sống vào thời Hy Lạp cổ đại đưa ra cách đây hàng ngàn năm. Lý thuyết này mô tả Trái đất hình cầu và nằm ở vị trí trung tâm vũ trụ còn các ngôi sao và các hành tinh quay quanh Trái đất.

Phải đến gần 1.400 năm sau, khi nhà khoa học Nicolaus Copernicus công bố thuyết nhật tâm (Mặt trời ở trung tâm chứ không phải Trái đất) vào năm 1543, người ta mới biết được chính xác vị trí của Trái đất và các hành tinh quay quanh Mặt trời.

Thuyết nhật tâm đã đánh dấu bước chuyển sang thiên văn học hiện đại và từ đó là khoa học hiện đại, khuyến khích các nhà thiên văn trẻ, các nhà khoa học và các học giả có thái độ hoài nghi với những giáo điều tồn tại từ trước.

5. Trái đất chỉ có 6000 tuổi

Thời xa xưa, Kinh Thánh luôn được coi là một công trình khoa học chuẩn mực, một kho tàng tri thức của nhân loại. Vì vậy, dù không có cơ sở chính xác, mọi thông tin trong Kinh Thánh đều được tin tưởng tuyệt đối. Sau khi nghiên cứu Kinh Thánh, một số nhà khoa học vào thế kỷ 17, 18 đã đi đến kết luận Trái đất liên tục chuyển dịch, thay đổi và chỉ tồn tại lâu nhất là 6000 năm.

Phải đến thế kỷ 19, khi khoa học phát triển mạnh mẽ cùng với Thuyết Tiến hóa của Darwin, các nhà địa chất học khám phá và công nhận rằng Trái đất có chuyển dịch, có thay đổi nhưng quá trình này xảy ra chậm hơn và Trái đất thực chất tồn tại lâu hơn con số 6000 năm. Trên thực tế, các nhà khoa học ở thế kỷ 20, nhờ phương pháp định tuổi bằng đồng vị phóng xạ đã kết luận “tuổi thọ” thật của Trái Đất là 4,5 tỷ năm.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…