Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 28/10/2009 00:10 (GMT+7)

Kháng sinh mới: Tigecyclin

Hiện nay chỉ có 2 kháng sinh thuộc nhóm này là doxycyclin và minocyclin được dùng nhưng không được phổ biến như các kháng sinh khác (như các penicillin, cephalosporin hay flouroquinolon…). Doxycyclin, minocyclin được xem thuộc thế hệ thứ hai có tác dụng kháng khuẩn kéo dài, chỉ cần uống 2 lần trong ngày, trong khi tetracyclin thuộc thế hệ thứ 1 phải uống 4 lần trong ngày, tuy nhiên, các thuốc này cũng liên kết với canxi của mô xương, răng đang phát triển, cho nên vẫn phải chống chỉ định dùng cho trẻ con dưới 8 tuổi. Trong thời gian gần đây, đề kháng kháng sinh đã trở thành vấn đề nghiêm trọng trong công tác bảo vệ sức khoẻ toàn cầu. Đặc biệt, với mục tiêu kiểm soát vi khuẩn đã đề kháng ở mức độ nguy hiểm là Staphylococcus aureus kháng meticillin(MRSA) và kháng vancomycin(VRSA), các nhà khoa học y dược tích cực tìm các biện pháp thích hợp trong đó có việc nghiên cứu tìm ra kháng sinh mới để đối phó hiện tượng đề kháng kháng sinh ngày càng lan rộng. Ngay nhóm tetracyclin ít được chú ý trước đây cũng đã được các nhà khoa học ghé mắt. Và hiện nay, một kháng sinh mới thuộc nhóm tetracyclin đã được tìm ra, được chấp thuận lưu hành trên thị trường, đó là tigecyclin.

Tigecyclin là kháng sinh đầu tiên thuộc nhóm glycylcyclin và là nhóm “dẫn chất minocyclin” - vì có cấu trúc hoá học cơ bản chính là minocyclin được gắn thêm nhóm thế N. alkyl glycylamino ở vị trí số 9. Tigecyclin được FDA Mỹ chấp thuận dùng trong điều trị với tên thương mại là Tygacil vào năm 2005. Đầu tiên, tigecyclin được chỉ định điều trị nhiễm trùng da và mô mềm, nhiễm trùng nội tạng và vùng bụng, đặc biệt do MRSA gây ra. Vào 20 - 3 - 2009, FDA Mỹ chấp thuận thêm chỉ định dùng tigecyclin trong trị liệu viêm phổi mắc phải ngoài cộng đồng (CABP).

Tigecyclin có tác dụng kháng khuẩn mạnh hơn và chống lại sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn. Tigecyclin gắn vào ribosom của vi khuẩn (là nơi tổng hợp protein của vi khuẩn mà kháng sinh nhóm tetracyclin tác động vào gây hại vi khuẩn) mạnh gấp 5 lần so với kháng sinh cổ điển là tetracyclin, vì vậy sẽ ngăn ngừa sự đột biến ở ribosom đưa đến hiện tượng đề kháng kháng sinh đã xảy ra cho các kháng sinh tetracyclin cổ điển.

Tigecyclin được chấp thuận điều trị CABP vì trong thử nghiệm lâm sàng đã chứng tỏ các tác dụng diệt khuển H, influenza, L. pneumonia và S. pneumoniagiống như levofloxaxin là một fluonroquinolon đã được thừa nhận điều trị CABP.

Tigecyclin được dùng theo đường tiêm tĩnh mạch. Khởi đầu với liều 100 mg sau đó tiêm 50 mg mỗi 12 giờ. Nếu dùng cho chỉ định mới là điều trị viêm phổi CABP phải tiêm truyền tĩnh mạch từ 30 - 60 phút. Giảm liều với người suy gan nặng. Không cần hiệu chỉnh liều với người suy thận.

Nồng độ tigecyclin ở huyết tương tương đối thấp (Cmax 0,63 - 0,87 µm/ml), nhưng ở các mô như túi mật, phổi, ruột kết và da lại cao hơn hẳn.

Tác dụng phụ của tigecyclin tương tự như tetracyclin: gây buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Các tác dụng trên thường xảy ra từ mức độ nhẹ đến trung bình vào ngày thứ 1 hay thứ 2 dùng thuốc. Cũng giống như các thuốc khác thuộc nhóm tetracyclin, việc sử dụng tigecyclin có thể gây ảnh hưởng đến phát triển mô xương và răng, do đó chống chỉ định cho trẻ em dưới 8 tuổi và phụ nữ có thai.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.