Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 12/08/2008 17:20 (GMT+7)

Học sinh tiểu học: Tự chế quạt không dùng điện lưới

"Ở quê cháu hay mất điện lắm. Ban đầu cháu cũng chỉ mày mò làm quạt phục vụ cho mình thôi. Sau nhiều người đến đặt thì cháu làm. Quạt của cháu có 20 ngàn đồng nhưng được cái vừa mát lại có cả bóng đèn nữa...", vừa hì hụi vặn vặn chiếc quạt tự chế, Ngọc nói về sáng chế riêng của mình. Quan sát thì chiếc quạt của Ngọc rất đơn giản từ việc lắp ghép cho đến các thiết bị sử dụng: Thân quạt chỉ là que sắt của song cửa sổ bị hỏng được cắt làm đôi. Mô tơ sử dụng từ chiếc quạt lò và cái quan trọng là nguồn điện là chiếc bình ắc quy đã qua sử dụng của xe máy. Thông minh hơn trên thân quạt, nhà sáng chế Dương Văn Ngọc còn "địu" thêm một chiếc bóng điện 2,5V để thắp sáng.

Bố của Ngọc, anh Dương Văn Bảo tự hào: "Mùa nắng ở quê tôi ngày nào cũng mất điện. Quạt của cháu Ngọc hữu dụng lắm. Nhất là nhà nào có con còn nhỏ". Hiện đang học lớp 5, nhưng Ngọc đã có ngay một "cửa hàng" sữa chữa điện dân dụng ngay trước góc sân nhà mình. Khách hàng của cậu chủ yếu là bác hàng xóm, hay cô chú làng bên lúc thì hư chiếc quạt, khi lại hỏng cái bóng điện... Đến đầu làng hỏi nhà Ngọc ai cũng biết, họ bảo "nhà sáng chế" của làng chứ gì. Chuyện Ngọc bắt đầu mê nghề sữa chữa bắt đầu bên chiếc ao làng. Anh Bảo đến bây giờ vẫn kinh ngạc "tài" mày mò của con. Với cái bình ắc quy hỏng và chiếc mô-tơ quạt lò, Ngọc đã chế tạo một chiếc thuyền máy rồi đem ra ao làng trổ tài cho bạn bè xem. Thành công của Ngọc được nhiều người tán thưởng. Lúc bấy giờ Ngọc mới là cậu học sinh lớp 3.

Thấy thế anh Bảo - bố của Ngọc hết sức ngạc nhiên nhưng không tin lắm. Những lần sau đó anh để ý thấy nhà nào có cái gì hỏng thì mang về cho con mày mò. Quả thực với những thứ tưởng đã là của vứt đi, qua bàn tay của Ngọc chúng đã "sống" lại. Những ngày sau đó do kinh tế thiếu thốn không có điều kiện mua sắm thiết bị cho Ngọc "học", hai bố con tìm đến các điểm mua bán phế liệu ở xã Diễn Hồng (Diễn Châu) để tìm mua "linh kiện": Khi là quạt máy hư, bếp lò hay radio hỏng... Buổi ấy người làng cứ thấy hai bố con ôm "rác" về thì nghĩ là họ "hâm". Giờ thì người dân đã nghĩ khác nhất là khi chứng kiến "cơ ngơi" của cậu học sinh lớp 5 trường làng. Nói là "cửa hàng" nhưng tiệm của Ngọc chỉ có chiếc quạt bàn, quạt lò, máy bơm nước, radio, nồi cơm điện thậm chí cả máy điện thoại bàn, đầu đĩa, đồ chơi bằng điện tử của trẻ em... Tất cả đều là những thiết bị hư hỏng được người dân mang đến nhờ cậu sửa giúp.

Mới chỉ là cậu học sinh lớp 5, nhưng hiện tại ngoài giờ đi học, Ngọc lại mày mò sửa chữa...

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.