Hai cây thuốc Nam chữa rắn độc cắn
Cây kim vàng
Nó còn có tên gọi là gai kim vàng, gai kim bóng, trâm vàng, cây gai kim. Tên khoa học của nó là Barleria lupulina, thuộc họ ô rô. Cây này được trồng để làm thuốc và làm cảnh.
Cây mọc thành bụi, cao từ 1 - 2m, cây vuông không lông. Cành đối xứng chéo chữ thập. Cành phía dưới vuông góc với 2 cành phía trên. Thân và cành màu nâu đỏ, có nhiều gai nhọn ở góc lá (lá kèm biến thành gai nhọn) mọc đối nhau. Lá màu xanh thẫm, thuôn dài, đỉnh nhọn, gân lá màu vàng nhạt, khi già màu đỏ nâu, hoặc xanh thẫm. Đỉnh cành có hoa dạng bông, có lá bắc kết hợp cao 2cm. Tràng có 1 nuôi, 4 thùy, 2 nhị sinh sản, 2 nhị lép. Hoa màu vàng tươi, thường nở từng đôi, đối xứng, và nở dần từ trên đầu bông trở xuống. Mỗi quả có hai hạt, hình dẹt. Hoa thường nở vào mùa đông - xuân.
Cành và lá kim vàng có vị cay, đắng, tính mát (có tài liệu ghi tính ấm) và 2 lành tỳ và phế: Có tác dụng khu phong, trực ứ huyết, thông kinh, hoạt lạc, tiêu thũng, giải độc, giảm đau. Thường được dùng khi bị rắn độc cắn.
Công dụng:nhân dân thường dùng giải nọc độc rắn, cắt cơn suyễn, cảm cúm hoa, thổ huyết, băng huyết, đau nhức răng, tê bại nhức mỏi, bong gân khớp. Ở Thái Lan người ta dùng trị sâu bọ đốt. Ở Trung Quốc, thân cây được trị rắn độc cắn, ngã đau, ngoại thương xuất huyết.
Cách dùng:Chữa rắn cắn, sau khi đã buộc garô, rửa và nặn nơi vết thương bằng nước sạch, nước phèn, thuốc tím... lấy lá non nhai đắp nơi có dấu hiệu răng cắn, giã chừng 25 - 30gr là và cành kim vàng (dùng tươi) với 1 - 5gr phèn chua (đau dạ dày dùng 1gr) thêm nước sôi để nguội, khuấy đều, vắt lấy nước cho nạn nhân uống. Khoảng 30 phút cho uống 1 lần, ngày 8 lần, thời gian đầu uống nhiều đợt hơn. Thuốc đắng, cay, chua, chát dễ gây nôn ói, nhất là khi nọc đã ngấm vào dạ dày, hoặc ngửi phải hơi khói thuốc lá. Trường hợp nạn nhân đã bị nôn, nên cho uống từ từ.
Bạch hoa xà thiệt thảo(cỏ lưỡi rắn hoa trắng) tên khoa học là Hedyotiss diffusa Willd (Olđenlandia diffusa Roxb), thuộc họ cà phê (Rubiaceae), là cây cỏ mọc bò, dài 20 - 25cm, sống hàng năm, cành lá sum suê. Thân vuông, màu nâu nhạt. Lá mọc đối, dài 1 - 3,5cm, rộng 1 - 3mm, hình mác thuôn, đầu nhọn nhẵn hoặc hơi nháp ở mặt trên, màu xám nhạt, chỉ gân giữa rõ và nổi gờ ở mặt dưới, lá kèm có răng nhô ra ở đầu. Hoa màu trắng ít khi hồng, mọc đơn độc hoặc đôi một ở kẽ lá. Lá đài 4, hình mác, mép có lông dạng mi. Cánh hoa 4, hai mặt nhẵn, ống tràng dài 1,5mm; nhị 4, dính vào họng tràng; bầu có 2 ô, nhiều noãn, đầu nhụy chia đôi. Quả khô, cao 2 - 2,5mm, đầu bằng, bao bọc bởi những lá đôi tồn tại, hạt nhiều, có cạnh. Mùa hoa, quả gần như quanh năm.
Cây mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Thường hay mọc nhất ở bãi hoang, ruộng, rẫy, ven đường... nơi ẩm mát. Bộ phận dùng làm thuốc là cả cây. Dược liệu có vị ngọt nhạt, tính mát. Trị rắn độc cắn. Lời những cây tươi chừng 30 - 60gr giã vắt lấy nước cốt, hoặc sắc uống. Nếu dùng ngoài thì không kể liều lượng. Sách "Phúc kiến trung thảo dược" ghi: "bạch hoa xà thiệt thảo (BHXTT) tươi: 1 - 2 lạng ta, giã vắt lấy nước uống, hoặc sắc uống, ngày 1 thang". Có tài liệu ghi: "BHXTT 60gt, hạt giền gai 20gr, phèn chua phi 4gr, cam thảo dây 10gr, giã nhỏ sắc lấy nước uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần uống trong ngày.
Hai cây thuôc này chữa rắn độccắn, số lượng dùng đã ghi, có thể tham khảo tự chọn sao cho thích hợp với trẻ con, người lớn.