Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 04/08/2008 14:48 (GMT+7)

Giao thông Hà Nội qua cái nhìn của GS Seymour Papert

Tin Giáo sư Seymour Papert, 78 tuổi, đồng sáng lập viên của Phòng Thí nghiệm Trí tuệ nhân tạo, thuộc Viện Công nghệ hàng đầu thế giới Massachusetts (MIT) của Mỹ, rơi vào hôn mê sâu sau khi bị xe máy đâm tại Hà Nội hôm 5/12/2006, đã khiến ngành giáo dục và khoa học máy tính thế giới đến giờ vẫn còn choáng váng.

Ông sang đây để tham dự một hội nghị quốc gia về phương pháp giảng dạy toán học bằng công nghệ thông tin được tổ chức tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Một điều kỳ lạ là ngay trước khi xảy ra vụ tai nạn, GS Papert còn đang thảo luận về dự án xây dựng một mô hình toán học mô tả tình trạng giao thông lộn xộn của Hà Nội.

Thật trớ trêu là ông lại bị xe đâm khi đang nghĩ đến kế hoạch mô tả tình trạng giao thông ở đường phố Hà Nội. Cứ như thể ông đã bị đâm bởi một trong những “con rùa” của mình.

Nhìn vào giao thông Hà Nội, GS Papert đã tìm thấy ở đó một minh họa sinh động cho chủ đề liên quan mật thiết đến công trình nghiên cứu của ông, đó là “hành vi hợp trội”, hay phương thức mà các đám đông, tuân theo các nguyên tắc đơn giản và không cần sự lãnh đạo, tạo ra các vận động và hệ thống phức tạp. Ví dụ minh họa cho “hành vi hợp trội” gồm có những đàn cá, đàn kiến, đàn ong và… cả những người Việt Nam điều khiến xe gắn máy trên đường phố.

Công trình nghiên cứu về “hành vi hợp trội" (emergent behavior) của GS Papert bắt nguồn từ Logo - một ngôn ngữ lập trình thân thiện với trẻ nhỏ, do chính ông sáng tạo ra hồi thập niên 70, phục vụ cho công tác giảng dạy toán học. Ban đầu những đứa trẻ dùng Logo để điều khiển các món đồ chơi chạy điện mà GS Papert gọi là những “con rùa”. Để lập trình cho con rùa chạy được theo nhiều kiểu khác nhau, những đứa trẻ phải hiểu về hình học phẳng. Những con rùa Logo này đã trở thành ví dụ minh hoạ cho lý luận về giáo dục tương tác của GS Papert.

Cũng giống như mọi phát kiến vĩ đại khác, Logo đã có những ứng dụng vượt xa khỏi mục đích ban đầu, trong đó có ứng dụng minh họa cho “hành vi hợp trội”. Người ta có thể tạo ra hàng ngàn con rùa, sau đó lập trình để chúng đi tìm thức ăn và đi theo đường mà các con khác đã tìm thấy. Chẳng bao lâu sau sẽ có cả một đàn rùa.

Từ trò Logo này, GS Papert đã tạo ra trào lưu ứng dụng “hành vi hợp trội” hồi những năm 90. Nhiều người ham mê Internet bắt đầu nhìn nhận mạng trực tuyến toàn cầu như một dạng đám đông tự tổ chức của loài người.

Một trong những người đầu tiên sử dụng rùa Logo để mô tả giao thông là Mitchel Resnick, đồng sự của GS Papert tại MIT, tác giả cuốn “Rùa, Mối và Tắc nghẽn giao thông” nổi tiếng xuất bản năm 1994.

Giống như những con ong, người điều khiển xe gắn máy trên đường phố Hà Nội cũng di chuyển thành từng đám đông, chẳng theo luật lệ nào, làn đường quy định nào hay tín hiệu giao thông nào. Theo một cách nào đó, cả đám đông người điều khiển xe gắn máy vẫn tự tổ chức để có thể di chuyển mà hầu như không hề đâm vào nhau.

GS Papert đã thấy điều này vô cùng thú vị và trong mấy ngày đầu đến Hà Nội, ông suốt ngày trao đổi với Giáo sư điện toán Uri Wilensky, một người bạn và cũng là học trò cũ của ông, về dự án ứng dụng NetLogo (một biến thể của trò Logo, do GS Wilensky phát triển nên) để mô tả thực trạng giao thông của Hà Nội.

Giao thông ở Hà Nội cũng tương tự như một đám đông tự kiểm soát. Ít đèn giao thông, mà thậm chí nếu có người ta cũng “phớt lờ”. S ự phân cách giữa các làn đường chỉ là hình thức bằng các đường kẻ vạch trên đường, còn các phương tiện đi lại không hề theo lànđường quy định .

Sở dĩ tình trạng này có thể tồn tại là do có sự chấp nhận của đám đông. Những người mới đến Hà Nội thường loay hoay không biết làm thể nào để có thể qua đường, và được bày cho một cách duy nhất là cứ từ từ hòa vào dòng ng ười.Sẽ có đủ chỗ!

Ngay cả khi có đèn giao thông, một người đã đến một trong những ngã tư đông đúc nhất và nhiều lần thử sang đường không theo tín hiệu đèn giao thông. Thật lạ lùng là lần nào cũng thành công. Vẫn có chỗ để anh ta qua đường, dù sai luật.

Tuy nhiên có một vấn đề là hiện nay mức sống của người Việt Nam đã cao hơn nhiều, lượng ô tô xe máy cũng tăng theo “chóng mặt”. Tất cả số xe mới này đổ ra đường trong khi hệ thống đường sá chưa mở rộng theo kịp nhu cầu. Những người điều khiển phương tiện giao thông ngày một “hung hăng” hơn, 9 tháng đầu năm nay, tổng số vụ tai nạn tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Và ngay cả khi đã đi theo “luật” bất thành văn ở đây, GS Papert vẫn không may. Ông đã từ từ đi bộ qua đường nhưng người đi xe máy lại không “nhường” đường. Khi “luật lệ” thay đổi thì đám đông không còn giữ được trật tự như trước. “Nếu bạn không có hệ thống nguyên tắc thống nhất thì mọi thứ sẽ nằm ngoài tầm kiểm soát”, GS Wilensky nói.

Nguồn: Dân trí, 15/7/2008

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.