Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 14/12/2005 00:29 (GMT+7)

Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học công nghệ năm 2005 - Khảo và luận một số thể loại, tác phẩm văn học trung đại Việt Nam

Ðây là công trình tuyển từ tám tập sách viết riêng hoặc chủ biên từ hơn chục cuốn sách viết đồng tác giả và từ vài chục bài đã in ở các tạp chí khoa học. Công trình khảo và luận một số thể loại, tác phẩm tác giả văn học Trung đại Việt Nam (khảo và luận) đã khảo cứu nhiều vấn đề: khơi nguồn văn bản thơ vịnh sử, một loại thơ vua suy tôn danh nhân đất nước thời xưa; trả lại tên đích thực của tác giả bài thơ "Nam quốc sơn hà", gọi đó là bài thơ "Thần vô - danh thị"; sửa đúng nghĩa cho từ "khuê tảo" và dịch đúng câu thơ ấy là: "Lòng Ức trai rạng tỏa văn chương", chứ không là "Ức trai lòng sáng tựa sao khuê"; khảo sát lại danh ngữ Tao đàn và sự xuất hiện triết lý Phật (cười Phật gẫy tay), từ Cao Bá Quát sang Thái Thuận; trả lại tên tác giả bài thơ "Ngư dân từ Dương Không Lộ", thời Lý về cho Hàn Ô thời Ðường; làm rõ Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không là hai thiền sư có quê quán, năm sinh và năm mất khác nhau; trả lại tên đúng cho Nguyễn Tông Quai mà trước đây vẫn nhầm là Nguyễn Tông Khuê; tìm thêm cho Phùng Khắc Khoan hai tập thơ: Ða thức và Huấn Ðồng; sang Hàn Quốc lấy được chính bản tập văn của Lý Túy Quang viết về cuộc gặp gỡ sứ giả nhà thơ với Phùng Khắc Khoan trên đất nước Trung Hoa, mở đầu cho tình hữu nghị Triều-Việt; tái phát hiện Cửu đài - thi tập của Nguyễn Húc...

Khảo và luận cũng bàn luận với nhiều kiến giải mới trên lĩnh vực nghiên cứu văn học cổ: như lần đầu khảo sát hầu hết văn bản thơ vịnh nam sử và đánh giá đúng là thể tài thơ ca để lại nhiều bài xứng đáng là những bài ca yêu nước và tự hào dân tộc, khi viết về danh nhân lịch sử mà sau này suy tôn là anh hùng dân tộc; như khắc họa mới diện mạo đặc trưng của văn học thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 18 với chủ đề lớn, khuynh hướng mới của văn học; như đi sâu vào thi pháp thể loại nói riêng, thi pháp văn học cổ nói chung, khẳng định sáng tạo và thể loại chủ yếu diễn ra ở bộ phận văn học chữ nôm, như nghiên cứu giới thiệu văn học Nam Hà, văn học Huế thời chúa Nguyễn, tác giả tác phẩm ở nhiều vùng miền: Thái Bình (Lê Quý Ðôn, Nguyễn Bảo - Nguyễn Tông Quai), Hải Dương (Nguyễn Dữ - Nguyễn Húc), Thanh Hóa (Hồ Quý Ly - Ðào Duy Từ), Bắc Ninh (Thái Thuận)... và bổ sung vào lịch sử nghiên cứu các tác giả lớn: Nguyễn Trãi - Nguyễn Bỉnh Khiêm - Lê Thánh Tông... những bài viết có suy nghĩ, tìm tòi mới. Công trình khảo và luận đã ghi lại tinh thần tôn sư trọng đạo, thấu lý, đạt tình, thái độ khách quan khoa học khi viết về: Ðặng Thai Mai, Cao Xuân Huy. Khảo và luận là công trình khoa học khảo cứu và bàn luận có kết quả nhiều vấn đề học thuật của lĩnh vực chuyên sâu văn học Hán nôm thế kỷ 18.

Hội đồng Giải thưởng Quốc gia đánh giá: Công trình khảo và luận một số thể loại, tác giả tác phẩm văn học trung đại Việt Nam, thể hiện tinh thần lao động khoa học công phu, nghiêm túc của tác giả. Cả phần khảo và phần luận được tiến hành thận trọng, đạt độ tin cậy khoa học, có tính trung thực và thuyết phục. Công trình của PGS Bùi Duy Tân có giá trị khoa học xuất sắc, có uy tín học thuật cao; được phổ biến rộng rãi, làm tài liệu cho học tập, giảng dạy, nghiên cứu văn học và truyền bá kiến thức.
Nguồn: nhandan.com.vn

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.