Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 15/06/2007 21:55 (GMT+7)

Giải cứu “cơn khát” cho cao nguyên đá

“Cơn khát” mùa khô trên cao nguyên đá

Cao nguyên đá Hà Giang nằm ở phía Bắc của đất nuớc, nơi đây có bốn huyện nghèo vùng cao là Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ với khoảng 29 vạn dân chủ yếu là người H’Mông chiếm 75%, và phần lớn phân bố trên địa bàn đồi núi cao. Nằm ở độ cao trung bình trên 1200 mét so với mực nước biển, thiên nhiên ở đây thật hùng vĩ với những địa hình có độ dốc cao, hiểm trở, những dãy núi xanh tím trùng điệp nổi lên những vách đá dựng đứng, nhăn nhúm đan xen giữa những gân đá thô kệch bạc tuyếch lộ ra sự bào mòn của thời gian đi cùng với điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên. Thế mới biết sự chịu đựng của con người nơi đây phi thường đến nhường nào.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tặng quà cho đồng bào dân tộc huyện Đồng Văn

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tặng quà cho đồng bào dân tộc huyện Đồng Văn

Khí hậu vùng cao này mang đậm màu sắc ôn đới và chỉ có hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Mùa khô nơi đây thường kéo dài từ cuối tháng mười năm trước đến đầu tháng tư năm sau. Tuy thuộc vùng tiểumưa (1600-1900mm), một năm có khoảng gần 200 ngày mưa, nhưng điều khó hiểu là ở đây người dân vẫn thiếu nước trầm trọng mỗi khi mùa khô đến. Những ngọn núi trọc trơ không giữ nổi cái nước cho bà condân bản. Mưa bao nhiêu, nước lại ngấm qua những khe đá nứt nẻ “chạy” mất tăm. Nguồn nước sinh hoạt được dân bản lấy từ những mó nước, hốc đá, khe suối hoặc lu chứa nước. Nhưng mùa khô đến, nước ởnhững hốc đá, khe suối cũng bị khô kiệt. Để săn lùng “cái vô cùng thiết yếu” cho cuộc sống này, bà con phải vượt bộ hàng chục cây số đồi núi, mất cả ngày trời mới gùi nổi một can nước mang về, chưakể trên đường rơi vãi về đến nơi chẳng còn lại bao nhiêu. Cũng chẳng lấy gì làm lạ khi nhiều hộ vẫn còn phải dùng nước “quay vòng”, thậm chí ở một số nơi, những đứa trẻ một năm chỉ được tắm vài lần.Nước sinh hoạt đã khan hiếm như vậy thì nghĩ gì đến chuyện tìm nước tưới cho cây lúa, cây ngô ngoài nương khiến đời sống dân bản đã nghèo nay lại càng nghèo thêm. Đặc biệt ở thị trấn Mèo Vạc với gần3 nghìn dân, nguồn nước được lấy từ những khe suối thượng nguồn lưu lượng dao động mạnh theo từng trận mưa, vào cuối mùa khô, lưu lượng chỉ còn 1lít/giây, không đủ dùng cho sinh hoạt buộc phải dùngxe téc chở nước từ nơi khác về cung cấp cho các hộ gia đình với giá đắt đỏ.

Nước ở vùng cao nguyên đá quý như vàng là vậy. Thiếu nước vẫn là nỗi lo đeo đẳng đồng bào vùng cao. Theo đánh giá, có đến 90% dân bản thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô.

Nhằm giải quyết “cơn khát” cho bà con, thực hiện chương trình 134, tỉnh Hà Giang đã tiến hành xây dựng hơn 3000 bể nước mưa, lu chứa nước, hệ thống dẫn nước tự chảy, 152 công trình nước sinh hoạt tập trung với tổng kinh phí hơn 11 tỷ đồng. Nhà nước và địa phương cũng đã trích ngân sách đầu tư hơn 165 tỷ đồng cho việc xây dựng những công trình cấp nước sinh hoạt. Nhưng mỗi khi mùa khô đến, cao nguyên đá vẫn “khát nước” trầm trọng.

Giải cứu “cơn khát” bằng công nghệ “hồ treo”

Qua khảo sát và thăm dò, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, trong cái khô hạn của vùng cao lại tiềm ẩn một nguồn nước ngầm phong phú. Do cấu trúc địa hình và kiến tạo địa chất nên vùng cao không tồn tại những ao hồ, sông suối như những nơi khác. Sau mỗi trận mưa, nước trên những đỉnh núi cao nhanh chóng thấm sâu vào lòng đất theo những khe nứt, những đường đứt gãy kiến tạo rồi tập trung chảy dồn về những miền thấp tạo thành những dòng ngầm trong núi hoặc trong lòng đất. Đến một nơi nào đó, nước “xuất lộ” tạo nên những dòng suối, khe nước mà người dân bản thường gọi là mó nước. Nhưng đến lúc này, nguồn nước xuất hiện cách xa khu dân cư đến hàng chục cây số.

Đã có nhiều đoàn nhà khoa học cả trong và ngoài nước lên khảo sát nhằm tìm lời giải cho bài toán khan nước nơi đây với giải pháp “khoan nước”. Cao nguyên đá bạt ngàn với những dãy núi trùng điệp, cạnh đá tai mèo sắc nhọn thì việc khoan dò khác nào “tìm kim đáy bể”, tốn kém mà hiệu quả lại không cao. Không đi theo lối mòn, hướng nghiên cứu truyền thống, qua phân tích và xác định được nguồn nước vách núi không thường xuyên tiềm ẩn sau những trận mưa và những đặc điểm địa hình, địa chất, các nhà khoa học đã ứng dụng công nghệ hồ treo “giam” nước trên non cho dân bản, một giải pháp đơn giản nhưng đầy sáng tạo và hiệu quả.

Đặc điểm của công nghệ hồ treo là xác định nguồn nước trong núi, sau đó tiến hành “khai sơn phá thạch” bằng công nghệ khoan đào hoặc nổ mìn đưa nước vào hồ chứa. Đây là công nghệ tạo nguồn và quan trọng nhất đối với hồ treo để “mở cửa” kho nước núi. Vùng núi đá vôi có hiện tượng karst hòa tan, xâm thực và bào mòn đá vôi mạnh tạo thành những hang hốc để nước thấm sâu vào. Những phễu sụt karst có đường kính miệng tới 300-400m, sâu 50-70m được các nhà khoa học chọn làm hồ chứa. Công nghệ xử lý phễu karst là công nghệ quan trọng quyết định mức độ trữ nước của hồ treo. Việc gia cố nền hồ chứa là một công việc gian nan đối với các nhà khoa học và kỹ sư xây dựng. Bên cạnh áp dụng những kỹ thuật thông dụng như san lấp, nổ mìn phá đá, đầm nện, đổ bê tông cốt thép..., các nhà khoa học đã ứng dụng những tiến bộ công nghệ như vật liệu địa kỹ thuật tổng hợp bao gồm vải lọc và màng chống thấm có tác dụng tránh rửa trôi, xói mòn ngầm, chống thấm. Vì đặc điểm hồ treo được xây dựng ở độ cao có cao trình cao hơn khu vực dân cư sinh sống nhằm thuận tiện cho những nơi chưa có điện lưới, buộc các nhà khoa học phải sử dụng công nghệ khoan ngang tạo đường dẫn nước từ phễu karst, qua những gờ núi đá tới khu vực dân cư. Khoan ngang là một công nghệ khó và mới được triển khai trong các ngành mỏ và nước ngầm giúp các kỹ sư không phải nổ mìn phá đá đào kênh. Bên cạnh những khó khăn về địa hình, địa chất, các nhà khoa học còn gặp phải những khó khăn do tập tục, nhận thức của người dân bản. TS Vũ Cao Minh tâm sự, “Khu vực núi đá vôi có rất nhiều phễu karst, và vì vậy phải chọn những phễu thích hợp để làm hồ chứa. Nhưng có một số phễu bà con trồng ngô ở đó và không thể thuyết phục bà con nhổ cây ngô đi để làm hồ chứa”.

Hồ treo Lùm Pè, Thuận Châu, Sơn La

Hồ treo Lùm Pè, Thuận Châu, Sơn La

Đến nay, đã có nhiều hồ treo được hoàn thành và đưa vào sử dụng đáp ứng nhu cầu về nước sinh hoạt và nước tưới cho bà con vùng cao. Ở Hà Giang, chiếc hồ treo đầu tiên được xây dựng thử nghiệmtại bản Xà Phìn B, xã Xà Phìn, huyện Đồng Văn với dung tích khoảng 3000 m3 đã trở thành giải pháp hiệu quả không chỉ dừng ở việc cung cấp nguồn nước mà còn góp phần cải thiện môi trường sinh thái.Sau hồ Xà Phìn, các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu xây dựng hồ treo Tả Lủng, xã Tả Lủng, huyện Mèo Vạc với dung tích 30.000 m3. Đối với hồ treo Tả Lủng, các nhà khoa học đã áp dụng những giải phápkỹ thuật tiên tiến trong việc gia cố đáy, thành hồ để đảm bảo không bị thẩm thấu và đục nước.  Hơn 1000m3 đá vôi được phá nổ, hàng chục hang hốc ngầm, khe nứt có đường kính từ 0,5-1,5m được sanlấp và gia cố bằng vật liệu chống thấm. Ngoài hồ treo Xà Phìn và Tả Lủng, qua thăm dò, phân tích nguồn nước và địa hình, địa chất khu vực Nà Phạ, xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, các nhà khoa học tínhtoán trữ lượng nước nơi đây có thể lên đến 1 triệu m3/năm. TS Vũ Cao Minh cho biết, “Xây dựng hồ chứa nước ngay tại nguồn, nếu khai thác và tận dụng mọi khả năng, có thể cung cấp cho khoảng 3 vạnngười với bình quân 150lít/người/ngày”. Những hồ chứa với công nghệ đặc thù cũng đã được xây dựng ở một số tỉnh phía Bắc khác như hồ treo Lúm Pè, Thuận Châu, Sơn La. Áp dụng những giải pháp gia cố,san lấp các cửa hang thoát nước để hình thành nên một hồ treo nhân tạo trông giống như một “Vịnh Hạ Long” thu nhỏ ở lưng chừng núi.

Sẽ có nhiều hồ treo...

Đối với vùng cao Hà Giang, những chiếc hồ treo đã trở thành nguồn “cứu sinh” giữ chân bà con dân bản ở lại với vùng đất đầy khắc nghiệt, là một nét đẹp văn hóa, đồng thời cũng là nơi kết dính và gặp gỡ của những cộng đồng vùng cao. Việc xây dựng hồ treo không chỉ giải quyết tình trạng khan hiếm nước ở các tỉnh miền núi phía Bắc, thay đổi tập quán dùng nước của đồng bào dân tộc thiểu số mà còn góp phần cải thiện, ổn định đời sống đồng bào dân tộc. Nguồn nước hồ treo trên vùng cao tác động mạnh đến cơ cấu mùa vụ và sắc thái kinh tế cho vùng này đồng thời thúc đẩy các hoạt động du lịch. Về hiệu quả kinh tế trong việc cấp nước sinh hoạt cao gấp10-15 lần so với hình thức xây dựng lu bể chứa nước đang được đầu tư. TS Vũ Cao Minh cho biết, “Kinh phí xây dựng 1m3 lu bể khoảng 0,5-1 triệu đồng trong khi kinh phí xây dựng 1m3 dung tích hồ treo chỉ khoảng 50-100 nghìn đồng”.

Niềm vui lại tiếp tục đến với đồng bào vùng cao, sau chuyến làm việc với tỉnh Hà Giang đầu năm 2007, ghi nhận hiệu quả rõ ràng của hồ treo Xà Phìn và Tả Lủng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định xây dựng 30 hồ chứa nước bằng công nghệ hồ treo, mỗi hồ khoảng 2-3 tỷ đồng giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính bố trí nguồn vốn để tỉnh thực hiện trong năm 2007-2008.

Về phía các nhà khoa học, TS Vũ Cao Minh cho biết, “Việc triển khai thành công giải pháp hồ treo đã khẳng định khả năng nhân rộng mô hình và tạo cơ sở công nghệ cho việc xây dựng những hồ trữ nước quy mô lớn 7-10 vạn m3, kết hợp cấp nước với phát triển du lịch tắm hồ, nghỉ mát lần đầu tiên cho đồng bào các dân tộc vùng cao nguyên đá và khách du lịch”. “Trong thời gian tới, giải pháp “hồ treo” sẽ được triển khai rộng rãi ở khu vực dân cư kinh tế vùng núi cao đá vôi Hà Giang, Điện Biên, Cao Bằng, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Bắc Cạn, Hòa Bình, Yên Bái, và những khu vực dân cư kinh tế ở các khu vực đồi núi vùng Đông Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ, miền Trung, Tây Nguyên và các hải đảo”, TS Vũ Cao Minh cho biết thêm.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.