Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 17/07/2008 23:45 (GMT+7)

Enzim

NH 2– CO – NH 2+ H O®2NH 3+ CO 2

Ureaza

Summer đã chứng minh rằng ureaza là một protein. Ban đầu quan điểm cho rằng một protein là một chất xúc tác đã được các nhà khoa học tranh cãi. Tuy nhiên, sau này khi hàng trăm enzim đã được tách ra, người ta đã xác định được cấu trúc của chúng và chứng minh chúng là các protein thì người ta bắt đầu nghiên cứu cơ chế xúc tác cho các phản ứng sinh hoá của chúng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, ngoài khả năng tăng tốc độ của phản ứng, các enzim có 2 tính chất rất quan trọng của chất xúc tác. Đó là chúng không bị biến đổi trong phản ứng mà chúng đóng vai trò chất xúc tác và chúng không hề làm thay đổi vị trí của cân bằng hoá học mà chúng xúc tác. Một phản ứng dù không có enzim xúc tác xảy ra nhanh tuy nhiên cuối cùng đều thu được cùng một lượng sản phẩm như nhau. Một số ít phản ứng xảy ra trong tế bào là các cân bằng hoá học, sau khi tới cân bằng các sản phẩm, chúng nhanh chóng hoá hợp với nhau tạo thành các chất khác nhau trong một phản ứng tiếp theo do enzim xúc tác. Các nhà khoa học thấy rằng đại đa số các phản ứng xảy ra trong các tế bào sống là phản ứng xúc tác bởi các enzim và đã nghiên cứu để biết cơ chế chung cho các sản phản ứng xúc tác enzim đó. Người ta gọi cơ chất (substrate) là những phân tử trên đó các enzim hoạt động đóng vai trò xúc tác. Trong phản ứng xúc tác enzim các cơ chất chuyển thành sản phẩm bằng quá trình tạo thành liên kết (bond – making) và quá trình phá vỡi liên kết (bond – breaking) để tạo ra sản phẩm. Trong phản ứng xúc tác enzim, cơ chất tương tác với một vị trí của sườn phân tử protein gọi là vị trí hoạt động (active site) và sự tương tác đó tạo thành liên kết chứa sản phẩm và phá vỡ liên kết tạo thành sản phẩm. Cơ chế đó được mô tả bằng hình sau (hình 1):

Trong phản ứng xúc tác enzim, phân tử của cơ chất phải tiếp xúc với một phân tử enzim trước khi nó có thể chuyển thành sản phẩm. Chỉ một cơ chất khi tiếp xúc với enzim có thể gắn được với enzim đó. Vị trí hoạt động là vị trí tại đó phân tử enzim gắn với cơ chất để tạo thành sản phẩm của phản ứng. Vị trí đó tương tự như “chiếc túi” hoặc một “khe hở” được tạo thành bởi những khe gấp trong chuỗi peptit của protein. Vị trí hoạt động của một enzim có hình dạng rất nghiêm ngặt, chỉ một loại phân tử cơ chất nhất định, duy nhất mới gắn vừa vào vị trí hoạt động đó, tựa như một ổ khoá chỉ có một chìa khoá duy nhất có thể cho vào để mở ổ khoá đó. Phân tử cơ chất gắn vào phân tử enzim tạo thành phân tử phức chất enzim (hình giữa). Do đó, mỗi một enzim chỉ có khả năng xúc tác cho một phản ứng bằng một cơ chất xác định. Phản ứng xúc tác enzim vì thế là phản ứng rất chọn lọc. Một số xúc tác enzim có thể đóng vai trò xúc tác trong phản ứng sinh hoá mà không cần sự trợ giúp nào. Tuy nhiên, có một số enzim chỉ có tác dụng xúc tác cần sự trợ giúp của các tác nhân không phải là protein gọi là coenzim. Các coenzim thường là một số ion kim loại như các cation magie, kali, sắt và kẽm hoặc các phân tử hữu cơ có kích thước nhỏ. Ngày nay các nhà hoá học đã điều chế được một số enzim để tiến hành các phản ứng trong phòng thí nghiệm của các cơ sở nghiên cứu, thậm chí trong các nhà máy hoá chất để điều chế hoặc sản xuất một số sản phẩm nhất định phục vụ cuộc sống của con người.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.