Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 18/02/2015 22:18 (GMT+7)

ENV bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường

Mục tiêu của ENV là nâng cao nhận thức cho người dân Việt Nam về sự cần thiết của việc bảo vệ thiên nhiên và các loài động vật hoang dã (ĐVHD). Bên cạnh đó, ENV cũng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng nhằm tăng cường thể chế, chính sách và trực tiếp hỗ trợ các nỗ lực thực thi pháp luật trong công cuộc bảo vệ các loài ĐVHD đang bị đe dọa tại Việt Nam, trong khu vực và trên toàn thế giới.

Trong những năm qua, với vai trò là cầu nối, ENV luôn nỗ lực không ngừng để tiếp nhận các phản hồi từ người dân và hỗ trợ các cơ quan chức năng trong công tác thực thi pháp luật về bảo vệ ĐVHD. Từ năm 2011, ENV đã xây dựng chương trình đánh giá mức độ phổ biến của vi phạm về tiêu thụ ĐVHD tại các thành phố lớn, đồng thời đánh giá và ghi nhận nỗ lực của cơ quan chức năng địa phương trong công tác xử lý các dấu hiệu vi phạm về ĐVHD trên địa bàn.

Trong năm 2014 vừa qua, ENV đang thực hiện nhiều chiến dịch nâng cao nhận thức cho cộng đồng nhằm giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác tại Việt Nam.

Năm 2014, ENV đã hợp tác với các cơ quan của Chính phủ đặt các bảng thông tin khuyến khích cán bộ công viên chức nhà nước không tiêu thụ sừng tê giác tại lối vào và sảnh các trụ sở làm việc. Hiện tại, các bảng thông tin đang được đặt tại hơn 78 cơ quan của các bộ, ban, ngành trên cả nước.

Theo ENV cho biết, việc buôn bán sừng tê giác rất khác biệt bởi sừng tê giác cung cấp cho thị trường Việt Nam có nguồn gốc từ các cá thể tê giác bị giết hại ở Nam Phi, một quốc gia cách Việt Nam hàng ngàn cây số. Vì lợi nhuận khổng lồ, không ít người Việt Nam đã bị bắt tại Nam Phi vì tham gia vào các hoạt động săn bắn trái phép và buôn lậu sừng tê giác vào thị trường đen tại Việt Nam. Tính đến cuối năm 2014, 1.215 cá thể tê giác đã bị giết hại trái phép để lấy sừng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam.

Hai thị trường chính tiêu thụ sừng tê giác trên thế giới được cho là Việt Nam và Trung Quốc, nơi sừng tê giác được dùng làm thuốc chữa bệnh theo y học cổ truyền. Theo điều tra của ENV năm 2011 - 2012, nhiều người Việt Nam tin rằng sừng tê giác có khả năng giải độc, giải nhiệt, hạ sốt, tăng cường sức khoẻ và phòng ngừa bệnh tật. Sừng tê giác cũng được đồn thổi là có thể chữa ung thư hay giảm các tác dụng phụ trong điều trị ung thư, ENV cho biết.

 Ngoài ra, việc sử dụng sừng tê giác ở Việt Nam còn được xem như cách để thể hiện đẳng cấp cá nhân của một số người muốn phô trương bản thân bằng việc tiêu thụ các sản phẩm quý hiếm, đắt đỏ và “khác người” như sừng tê giác.

Chấm dứt nạn thảm sát tê giác để lấy sừng đòi hỏi một cách tiếp cận với hai hướng. Một mặt, cần tăng cường các hoạt động thực thi pháp luật đấu tranh với nạn buôn bán, vận chuyển trái phép sừng tê giác từ châu Phi vào thị trường Việt Nam. Mặt khác, cần phải triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức cho cộng đồng nhằm xoá bỏ các quan niệm sai lầm và những lời đồn thổi vô căn cứ về tác dụng chữa bệnh của sừng tê giác.

Đã quá muộn cho cá thể tê giác cuối cùng của Việt Nam nhưng vẫn còn thời gian để cứu lấy các loài tê giác trên thế giới. Việt Nam cần phải chia sẻ trách nhiệm với thế giới trong việc bảo vệ tê giác bằng cách thúc đẩy quá trình thực thi pháp luật đấu tranh với nạn buôn bán vận chuyển trái phép sừng tê giác và xoá bỏ những suy nghĩ hoang đường về giá trị của sừng tê giác.

Được biết, Việt Nam đã mất đi cá thể tê giác Java cuối cùng năm 2010, nhưng Việt Nam vẫn còn cơ hội để thể hiện trách nhiệm trong việc bảo vệ các loài tê giác trên thế giới bằng cách thúc đẩy quá trình thực thi pháp luật, đấu tranh với nạn buôn bán trái phép sừng tê giác và xoá bỏ những quan niệm sai lầm về việc sử dụng sừng tê giác tại Việt Nam.

Ngoài ra, ENV  cho biết, ngoài chiến dịch bảo vệ tê giáo, ENV chấm dứt nạn buôn bán hổ trái phép. Vì hiện nay, Việt Nam được coi là một trong những thị trường tiêu thụ hổ lớn nhất thế giới, chính vì vậy cần phải có trách nhiệm bảo tồn các cá thể hổ cuối cùng của đất nước, mà còn phải góp phần bảo tồn hổ của các quốc gia khác bằng cách chấm dứt nạn buôn bán hổ trái phép và giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ hổ và các sản phẩm từ hổ tại Việt Nam.

ENV 2

Phải có trách nhiệm bảo tồn các cá thể hổ cuối cùng của đất nước (Ảnh internet)

Các vi phạm về hổ cần được phát hiện và xử lý nghiêm khắc. Các cơ quan thực thi pháp luật cần đưa các đối tượng trùm sò trong đường dây buôn bán hổ ra trước vành móng ngựa. Đồng thời, các cơ quan tư pháp cần xử lí nghiêm minh và truy tố các đối tượng buôn lậu này. Cần có các biện pháp kịp thời nhằm ngăn chặn sự phát triển của các trang trại nuôi hổ tại Việt Nam (ngăn chặn việc hổ con được sinh ra từ các trang trại này), đồng thời cần đánh giá lại lợi ích của các trang trại nuôi hổ trong công tác bảo tồn.

Từ năm 2006 đến nay, ENV đã điều tra 621 vụ vi phạm liên quan đến các hành vi buôn bán, vận chuyển, sở hữu, quảng cáo hổ hay các sản phẩm từ hổ. Trong đó, 62 cá thể hổ chết (ướp đông lạnh hoặc xương) và 11 cá thể hổ sống đã bị tịch thu.

Vì vậy, để ngăn chặn tình trạng trên, ENV đã làm việc với các cơ quan thực thi pháp luật, các nhà lập pháp và cộng đồng để chấm dứt hoạt động buôn bán hổ, đồng thời ngăn chặn sự phát triển của hoạt động gây nuôi hổ vì mục đích thương mại tại Viêt Nam.

Xem Thêm

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Quảng Ngãi: Tìm giải pháp hoạt động có hiệu quả cho hợp tác xã
Sáng ngày 26/11, tại thành phố Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn phản biện “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2025 – 2030”.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…

Tin mới