Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 21/08/2008 15:34 (GMT+7)

Einstein: Người say đắm trước những kỳ quan

Năm 12 tuổi, cậu lại bị thôi miên lần thứ hai bởi cuốn Hình Học Euclid do chú Jacob tặng, đến nỗi cậu gọi đó là “cuốn sách nhỏ hình học thiêng liêng” (the holy geometry booklet). Cậu thán phục phương pháp chứng minh sáng sủa, khúc chiết, thuyết phục, và chắc chắn của Euclid như một phép lạ của tư duy. Không thể có cuốn sách nào hay hơn nữa!

Vì quá say mê với cái mới lạ, Einstein trở thành một học sinh-sinh viên tự do “vô kỷ luật” hạng nhất. Anh chỉ theo đuổi những lý thuyết  mới lạ mà anh thích, ngược lại, anh bỏ những giờ học trên lớp đối với những môn học mà anh thấy cũ kỹ, nhàm chán. Nhà vật lý Abraham Pais, một người bạn của Einstein, sau này kể lại rằng trong đời ông, ông chưa từng thấy ai có tính cách tự do như Einstein.

Thật vậy, tại Đại học bách khoa ETH của Thụy Sĩ, Einstein đã thi trượt môn vật lý trong phòng thí nghiệm của giáo sư Jean Pernet. Đó là lần duy nhất anh thi trượt. Einstein không thích Pernet ngay từ đầu, và đó là lý do chủ yếu dẫn tới thi trượt. Tính cách vốn tự do, Einstein bỏ rất nhiều giờ giảng của Pernet, làm cho Pernet rất khó chịu. Pernet đã báo cáo với ông hiệu trưởng về thói bất tuân thủ của Einstein, rằng Einstein là một sinh viên vô lễ, kiêu căng tự phụ. Khi Einstein gặp ông để phân trần, Pernet nói thẳng thừng: “Cậu nên tìm một lĩnh vực khác để theo đuổi, bởi vì cậu chẳng có hy vọng gì về vật lý, vật lý quá khó đối với cậu” (!). Pernet đánh trượt Einstein bằng cách cho Einstein điểm 1 đối với bài thi kết thúc môn học của ông, điểm thấp nhất có thể cho.

Môn học thứ hai tại ETH mà Einstein cũng thường xuyên vắng mặt là giờ toán của giáo sư Hermann Minkowski. Mặc dù Minkowski là một nhà toán học nổi tiếng đương thời, nhưng điều dó dường như cũng không đủ để thuyết phục Einstein, nếu bản thân anh chưa thấy những giờ toán đó cần thiết trực tiếp cho những cái mới lạ mà anh đang theo đuổi. Cũng tương tự như Pernet, Minkowski rất ghét Einstein, và ông không thương tiếc mắng Einstein là “con chó lười biếng” (a lazy dog). Trớ trêu thay, năm 1907, khi Minkowski cùng với David Hilbert, một trong những nhà toán học lớn nhất bấy giờ, chuẩn bị cho một chuyên đề về điện động học của các vật thể chuyển động, ông vớ được công trình về thuyết tương đối hẹp của Einstein, trong đó có những tư tưởng trùng lặp với công trình toán học của chính ông – tư tưởng về không-thời-gian 4 chiều, gồm 3 chiều không gian và một chiều thời gian. Minkowski không thể tin vào mắt mình, ông nói với mọi người rằng Einstein không thể làm ra một công trình như thế được. Trong thâm tâm, ông vẫn nghĩ Einstein vốn là một “con chó lười biếng”. Còn chúng ta khi biết sự việc này, không thể không lấy làm ngạc nhiên khi thấy Einstein đã “đi đường tắt” quá nhanh để đạt tới những tư tưởng lớn như vậy. Cái gì đã làm cho ông có khả năng “đi đường tắt” như thế, nếu không phải do những cái mới lạ cuốn hút mạnh mẽ, giúp ông gạt phắt mọi trở ngại trên đường đi để chỉ nhắm tới một cái đích duy nhất mà tiến tới?

Vậy nếu Einstein bỏ những giờ học quan trọng như thế thì anh học cái gì? Anh tự học mọi thứ khi anh thấy cần thiết, và đặc biệt, anh học những thứ mới lạ mà anh bị quyến rũ. Nếu cái mới lạ ấy không được dạy trong nhà trường, anh tự tìm đọc ở thư viện. Giống như nhiều vĩ nhân khác, Einstein là một trong những tấm gương tự học vĩ đại nhất. Một trong những lý thuyết hiện đại nhất thời bấy giờ nhưng chưa được dạy trong nhà trường là Lý thuyết sóng điện từ của James Clerk Maxwell. Einstein đã tìm đọc lý thuyết này và anh say mê đến nỗi Maxwell đã trở thành một trong số những người có ảnh hưởng sâu sắc nhất đối với anh. Một trong những công trình đầu tiên và để đời của Einstein cũng chính là một công trình về điện từ: Thuyết lượng tử ánh sáng công bố năm 1905 – một trong hai công trình khai sinh ra vật lý lượng tử.

Sau này, năm 67 tuổi, Einstein đã viết hồi ký kể lại kỷ niệm về chiếc la bàn và cuốn Hình Học Euclid, và ông gọi đó là hai “kỳ quan” (wonder) trong đời ông. Ai cũng thấy Ankorvat ở Campuchia là một kỳ quan, nhưng ít ai xúc động mạnh mẽ trước những “kỳ quan bình thường” như Einstein đã từng xúc động. Ở đây nổi lên một vấn đề: thiên tài là những người cảm nhận được cái mới lạ trong những cái bình thường!

Quả thật Einstein có một trực giác thiên tài để phát hiện ra cái mới lạ trong những sự kiện tưởng chừng như đã quá cũ kỹ.

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.