Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 22/08/2007 14:35 (GMT+7)

Đồng Nai: Một trang trại nuôi lợn sạch vì sức khỏe người tiêu dùng

Hiện trang trại của vợ chồng anh Hùng có gần 1.000 con lợn, trong đó có 100 con nái, còn lại là lợn sắp xuất chuồng và lợn con, bình quân mỗi năm cung ứng cho thị trường từ 120 tấn đến 140 tấn lợn thịt đảm bảo theo tiêu chuẩn thịt sạch. Để đầu tư cho trang trại gần 1 ha này chăn nuôi theo hướng sạch, từ năm 2005 gia đình anh Hùng đã bỏ ra tiền tỉ để xây dựng hệ thống chuồng trại hiện đại theo hướng dẫn của Viện Khoa học nông nghiệp miền Nam . Điểm đáng chú ý là trang trại được xây dựng theo mô hình khép kín, nhưng mái hở, đóng xốp trên trần để tạo không khí thoáng mát cho đàn lợn. Toàn bộ chất thải của trại lợn được đưa ra các hầm ủ khí biogas được dùng vào việc chạy máy phát điện phục vụ chiếu sáng cho trang trại và bơm nước từ giếng khoan lên tắm cho lợn và vệ sinh chuồng trại. Tuy nhiên, điều đặc biệt nhất ở trang trại nuôi lợn sạch này là khẩu phần ăn cho lợn sử dụng cám vi sinh khác với những khẩu phần mà phần lớn người chăn nuôi thường dùng.


Theo anh Hùng, việc nuôi lợn bằng cám vi sinh và sử dụng thuốc kháng sinh đúng liều lượng cho phép thì lợn ít mắc bệnh. Những chất dinh dưỡng trong cám vi sinh được đảm bảo an toàn, được sự cho phép của các nhà khoa học. Tuy nhiên để có thịt lợn sạch, người chăn nuôi cũng chịu khá nhiều thiệt thòi, đó là giá thành các loại cám vi sinh thường đắt hơn từ 3000 đến 4000đồng/bao, thể hình lợn không đẫy đà nên giá bán thường thấp hơn so với những giống lợn thường. Song, theo anh Hùng: xuất phát từ cái tâm của mình, bản thân mình muốn có những miếng thịt sạch để dùng hàng ngày thì mình cũng nên làm ra những sản phẩm sạch để cung cấp cho thị trường. Để có được những kinh nghiệm trong chăn nuôi, hai vợ chồng anh Hùng đã thay phiên nhau đi dự nhiều hội thảo khoa học, dự nhiều lớp tập huấn và tìm hiểu nhiều tư liệu trên các kênh thông tin. Điều khác biệt giữa nuôi lợn sạch và lợn bình thường là việc quản lý dư lượng kháng sinh và chất tăng trọng trong lợn. Trong chăn nuôi công nghiệp hiện nay, việc sử dụng kháng sinh để trị bệnh cho lợn là điều bắt buộc, nhưng khi lợn xuất chuồng phải đảm bảo được thịt lợn không có dư lượng kháng sinh. Chẳng hạn, một con lợn trong trại bị bệnh phải dùng đến kháng sinh chữa trị, khi khỏi bệnh, đến ngày xuất chuồng thì con lợn đó phải giữ lại nuôi tiếp đến khi đủ ngày để dư lượng kháng sinh trong thịt tiêu hết hoặc đến mức cho phép thì mới được xuất chuồng. Cũng như việc quản lý dư lượng kháng sinh, việc sử dụng cám không có chất tăng trọng cũng được kiểm soát rất nghiêm ngặt. Việc làm này được đăng ký với Viện Khoa học nông nghiệp miền Nam để kiểm tra theo định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý.


Ngoài tuân thủ những quy trình chăn nuôi sạch, như dùng thức ăn sạch, thuốc sạch của những công ty uy tín, mỗi đợt xuất chuồng gia đình anh Hùng lại chuyển mẫu thịt về cho Viện Khoa học Nông nghiệp Miền Nam làm xét nghiệm phân tích. Kết quả từ năm 2005 đến nay, các mẫu thịt lợn của gia đình gửi về luôn đạt chuẩn cho phép. Để có những kết quả này, ngoài việc dùng thức ăn sạch, trong những ngày sắp xuất chuồng không được dùng thuốc kháng sinh cũng như những loại thuốc khác. Anh Hùng cho biết : "Sở dĩ gia đình tôi quyết tâm chăn nuôi theo hướng lợn sạch cũng do từ suy nghĩ hầu hết các gia đình đều ăn thịt lợn, nếu mình bán lợn không an toàn, thậm chí gây bệnh cho người tiêu dùng, thì mình là người mang tội". Anh Hùng còn tâm sự: cách đây hơn 1 năm, khi giá lợn hơi xuống thấp, gia đình bị lỗ vốn, lúc đó có thương lái đến khuyên tôi nên sử dụng loại cám có chất tăng trọng cho lợn ăn để giảm lỗ. Nhưng làm thế đâu có được. Điều quan trọng nhất là sức khoẻ người tiêu dùng và chúng tôi tin rằng về lâu dài, mô hình này được nhân rộng.

Nguồn: Tài nguyên và Môi trường, 20/8/2007

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.