Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 06/10/2010 21:15 (GMT+7)

Định hướng phát triển cấp, thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050

1. Đặt vấn đề

Về cơ chế, chính sách cho lĩnh vực cấp nước, sẽ huy động các nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước. Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước theo quy định của pháp luật. Thành lập Quỹ quay vòng cấp nước tạo nguồn tài chính hỗ trợ, đầu tư các dự án phát triển cấp nước tại các khu đô thị; ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình cấp nước vùng. Kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động, cải tạo và đầu tư mở rộng mạng lưới đường ống cấp nước nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước, phát huy hết công suất thiết kế và giảm tỷ lệ thất thoát nước.

Dịch vụ thoát nước và vệ sinh môi trường tiếp tục là vấn đề nóng bỏng và cực kỳ bức xúc trong phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam . Nó đang đặt ra nhiều thách thức cho Chính phủ và toàn ngành nước. Do hệ thống thoát nước ở hầu hết các đô thị chung cho cả thoát nước thải và nước mưa, vì vậy việc thu gom nước thải để xử lý hầu như chưa làm được. Thể chế và tài chính của các công ty thoát nước hoặc công ty môi trường đô thị không mạnh bằng các công ty cấp nước. Đây chính là một thách thức lớn về năng lực trong việc giải quyết những vấn đề của vệ sinh đô thị. Việc thiết lập cơ chế hoạch toán lỗ lãi để cung cấp các dịch vụ tới khách hàng và dựa trên doanh thu là cần thiết và có thể thuê khối tư nhân thực hiện một số công việc lựa chọn.

Từ thực trạng trên, vấn đề đầu tư phát triển hệ thống cấp thoát nước, đặc biệt là công tác thu gom nước thải và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, trước khi thải vào hệ thống chung, tiếp tục là thách thức, là đòi hỏi của toàn xã hội. Trước tình hình này, việc ra đời một định hướng phát triển cấp, thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 là hết sức cần thiết.

2. Định hướng phát triển cấp nước đô thị

Năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 63/1998 QĐ-TTg "Phê duyệt định hướng phát triển cấp nước đô thị quốc gia đến năm 2020". Thực hiện định hướng phát triển này, ngành nước được sự ưu tiên đầu tư của Chính phủ từ nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước (viện trợ ODA, viện trợ của các tổ chức quốc tế, đầu tư của các hãng tư nhân, nhất là nguồn vốn vay ưu đãi lớn từ ngân hàng thế giới và ngân hàng châu Âu).

Ngày 11 tháng 7 năm 2007, Chính phủ đã ra Nghị định số 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch, đây là văn bản hết sức quan trọng để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Cấp nước tự chủ về tài chính. Ngày 02 tháng 01 năm 2008, Bộ Xây dựng đã ra Thông tư hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.

Đến nay, lĩnh vực cấp nước đô thị đã được ưu tiên đầu tư. Kết quả đã nâng cao công suất cấp nước đô thị từ 1,8 triệu m 3/ngày (năm 1996) lên hơn 5 triệu m 3/ngày năm 2009. Độ bao phủ dịch vụ cấp nước đô thị hiện tại đã đạt được gần 80%.

Để khắc phục tình trạng chênh lệch giá nước, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho các Bộ, Ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật sản xuất nước sạch. Ngày 19/5/2009 Bộ Tài Chính, Bộ Xây dựng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có Thông tư liên tịch số 95/2009/TTLT - BTC-BXD-BNN xác định giá tiêu thụ nước sạch. Ngày 20/5/2009 Bộ Tài chính đã có Thông tư số 100/2009/TT- BTC ban hành khung giá giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt.

Điều đặc biệt quan trọng là Ngày 20/11/2009 Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định 1929/QĐ-TTg phê duyệt định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.

Theo quan điểm của định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050, hoạt động cấp nước được coi là hoạt động kinh doanh chịu sự kiểm soát của Nhà nước, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị cấp nước và khách hàng sử dụng nước, trong đó có xét đến việc hỗ trợ cấp nước cho người nghèo, các khu vực đặc biệt khó khăn; phát triển hoạt động cấp nước bền vững; khai thác, sản xuất và cung cấp nước sạch không phụ thuộc vào địa giới hành chính; khuyến khích sử dụng nước sạch an toàn; tiết kiệm; ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ; xã hội hoá ngành cấp nước.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, tỷ lệ bao phủ dịch vụ cấp nước sạch tại các đô thị đạt 100%; với tiêu chuẩn cấp nước bình quân đạt 120 lít/người/ngày đêm, chất lượng nước đạt quy chuẩn quy định; tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch tại các đô thị dưới 15%; dịch vụ cấp nước ổn định, liên tục 24 giờ/ngày, áp lực nước trên toàn mạng đạt quy chuẩn quy định. Tầm nhìn đến năm 2050, tất cả các đô thị, khu công nghiệp được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cấp nước trên cơ sở cấp nước ổn định, chất lượng bảo đảm, dịch vụ tốt và kinh tế.

Trên cơ sở của định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050, các công ty cấp nước sẽ chuyển sang hoạt động kinh doanh thực sự khi thực hiện tính giá tiêu thụ nước sạch theo nguyên tắc tính đúng tính đủ mọi chi phí. Doanh nghiệp cấp nước có điều kiện tự chủ về tài chính và đó là điều kiện tiên quyết để lĩnh vực cấp nước phát triển bền vững.

3. Định hướng phát triển thoát nước đô thị

Năm 1999, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 35/1999/QĐ-TTg "Phê duyệt định hướng phát triển Thoát nước đô thị đến năm 2020". Về lĩnh vực thoát nước đô thị, Chính phủ rất quan tâm và đã quyết định cho trên 20 đô thị được sử dụng vốn vay ODA và vốn Ngân sách để mở rộng cải tạo hoặc xây dựng mới hệ thống thoát nước và vệ sinh. Đồng thời cơ chế chính sách quản lý thoát nước cũng đang được đổi mới, nhiều công ty thoát nước cũng đang được đổi mới, đã thoát được cơ chế bao cấp chuyển sang mô hình công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên, được hoạt động kinh doanh nhiều ngành nghề. Thoát nước là sản phẩm lợi ích, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đã bước đầu thực hiện cơ chế đặt hàng với chính quyền, tạo thế chủ động về công việc, nhất là về tài chính.

Ngày 29 tháng 11 năm 2005, Luật Bảo vệ môi trường của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 52/2005/QH11 đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2006 để thay thế Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 có ý nghĩa hết sức quan trọng. Tiếp theo, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 05 năm 2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp. Nghị định số 04/2007NĐ-CP ngày 08 tháng 1 năm 2007 của chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 của chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Các nghị định này đã tạo cơ hội rất lớn cho ngành thoát nước đô thị phát triển theo hướng đổi mới cơ chế trong dịch vụ thoát nước đô thị.

Hơn nữa, ngày 20/11/2009 Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 1930/QĐ-TTg phê duyệt định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.

Theo quan điểm của định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp (KCN) Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050, hoạt động thoát nước là ngành dịch vụ công ích, nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc các ngành kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực thoát nước theo đúng quy định pháp luật của Việt Nam về đầu tư, xây dựng và vận hành, sử dụng hệ thống thoát nước; hệ thống thoát nước phải được xây dựng đồng bộ đảm bảo thoát nước mưa và nước thải từ thu gom, chuyển tải, xử lý cho từng khu vực; xây dựng hệ thống thoát nước nói chung kết hợp với các đô thị cơ bản có hệ thống cống thoát nước, hệ thống thoát nước riêng đối với các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất và khu kinh tế, đô thị mới và khu đô thị mới, đô thị nhỏ chưa có hệ thống thoát nước; các nhà máy công nghiệp riêng lẻ, các cơ sở dịch vụ có nguồn nước thải độc hại phải xử lý cục bộ trước khi xả vào hệ thống cống chung; các công trình đầu mối được phân giai đoạn đầu tư; lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp; xã hội hoá cho đầu tư xây dựng và quản lý vận hành hệ thống thoát nước; thực hiện chính sách người gây ô nhiễm phải trả tiền xử lý ô nhiễm, tiến tới nguồn thu phí thoát nước đảm bảo cho công tác quản lý vận hành và bù đắp một phần chi phí đầu tư.

Mục tiêu đặt ra đối với thoát nước mưa và nước thải:

Về hệ thống thoát nước mưa, đến năm 2015 là ưu tiên giải quyết thoát nước mưa, xoá bỏ tình trạng ngập úng thường xuyên trong mùa mưa ở các đô thị loại II trở lên; mở rộng phạm vi phục vụ của các hệ thống thoát nước từ 50-60% hiện nay lên 70-80%. Đến năm 2025, xoá bỏ hoàn toàn tình trạng ngập úng thường xuyên tại các đô thị.

Về hệ thống thoát nước thải, mục tiêu đến năm 2025, các đô thị loại IV trở lên sẽ có hệ thống thu gom và trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung; tỷ lệ nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý đạt 70-80%, nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn quy định. Các làng nghề có trạm xử lý tập trung hoặc phân tán, hoạt động thường xuyên, chất lượng nước thải xả ra môi trường đạt quy chuẩn quy định.

Tầm nhìn đến năm 2050, các đô thị từ loại IV trở lên được xây dựng hoàn thiện hệ thống thoát nước bao gồm thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải. Các đô thị nhỏ (loại V), các làng nghề nước thải được thu gom và xử lý tại các trạm xử lý tập trung hoặc phân tán. Các đô thị được giải quyết triệt để tình trạng ngập úng cục bộ và toàn bộ nước thải được xử lý đạt quy chuẩn trước khi xả ra môi trường.

Các giải pháp được đưa ra là hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về thoát nước. Các thành phố trực thuộc Trung ương phải tổ chức lập và phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước, xác định sơ đồ hệ thống, lưu vực thoát nước, nguồn tiếp nhận nước mưa, nước thải, xác định các dự án đầu tư và giai đoạn đầu tư. Ưu tiên nguồn vốn ODA cho đầu tư, phát triển hệ thống thoát nước đô thị, đặc biệt các đô thị lớn, các đô thị chịu ảnh hưởng bởi thiên tai. Đồng thời, huy động các nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước, đặc biệt là các nhà máy xử lý nước thải theo các hình thức khác nhau.

4. Kết luận

Sự ra đời của định hướng phát triển cấp, thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 là một văn bản pháp luật hết sức quan trọng và có ý nghĩa trong thời gian hiện nay. Ngành cấp thoát nước cần đặt ra mục tiêu trước mắt và lâu dài đúng đắn để phấn đấu cho từng bước đi vững chắc, hướng tới sự phát triển bền vững trong tương lai.

 

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.