Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 22/10/2009 17:15 (GMT+7)

Địa đạo Vịnh Mốc

Một trong số hàng trăm di tích lịch sử có tiếng vang lớn trên vùng đất Quảng Trị đó là: Địa đạo Vịnh Mốc. Địa Đạo Vịnh Mốc là tên gọi của một di tích lịch sử và cũng là tên gọi của một làng quê miền biển Vĩnh Linh. Làng chài Vịnh Mốc thuộc huyện Vĩnh Linh của tỉnh Quảng Trị.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Vĩnh Linh là một huyện cực bắc của tỉnh Quảng Trị nằm ở phía bắc vĩ tuyến 17, là huyện duy nhất của tỉnh Quảng Trị thuộc về miền Bắc xã hội chủ nghĩa, là vị trí đầu cầu giới tuyến, nơi đương đầu trực tiếp với cuộc chiến tranh bảo vệ hậu phương lớn, là bàn đạp phục vụ cho cách mạng miền Nam và sự nghiệp thống nhất đất nước. Với vị trí như vậy, Vĩnh Linh được cọi là tuyến lửa. Người dân nơi đây hàng ngày hàng giờ phải đối mặt với kẻ thù, trực tiếp chống lại các âm mưu chống phá điên cuồng của Mỹ nguỵ để tồn tại, chiến đấu và chi viện sức người sức của cho miền Nam ruột thịt. Trước sự đánh phá tàn khốc của đế quốc Mỹ, quân và dân Vĩnh Linh đã chuyển cuộc sống từ mặt đất xuống lòng đất. Hàng trăm hầm hào đã lần lượt được hình thành bằng bàn tay khéo léo tinh xảo, kiên trì của chính những con người trên vùng đất giới tuyến này, tạo nên một hệ thống làng hầm đồ sộ, độc đáo. Địa đạo Vịnh Mốc là đại diện tiêu biểu trong hệ thống hầm hào ấy.

Địa đạo Vịnh Mốc nằm trong lòng một quả đồi đất đỏ bazan chạy sát mép biển có độ cao so với mặt nước biển là 28 m, thuộc địa phận xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Là kỳ tích của 18.000 ngày công gian khổ dưới mưa bom, bão đạn của nhân dân Vịnh Thạch và lực lượng vũ trang để đào và vận chuyển hơn 60.000 m 3đất đá. Địa đạo là hình ảnh thu nhỏ của một làng quê được xây dựng và kiến tạo dưới lòng đất ở độ sâu từ 10 - 23 m. Tổng chiều dài hệ thống đường hầm là hơn 2.000 m (nay chỉ còn 1.071m). Địa đạo có trục đường chính dài 768m, cao từ 1,5 - 1,8m, rộng từ 1 - 1,2m. Từ trục chính toả ra nhiều nhánh, mỗi nhánh thông với một cửa ra vào. Địa đạo có tất cả 13 cửa gồm 7 cửa mở ra phía biển và 6 cửa trên đồi đi xuống. Tại các cửa đều có khung gỗ chống đỡ, thường xuyên được gia cố để chống sụt lở. Hai bên trục đường cứ khoảng cách từ 3 - 5 m thì khoét lõm sâu vào thành từng ô nhỏ, mỗi ô là một hộ gia đình ăn ở và sinh hoạt. Địa đạo được cấu trúc thành 3 tầng: tầng một là nơi sinh sống của nhân dân; tầng hai là nơi đóng trụ sở của Đảng uỷ, Uỷ ban và Ban chỉ huy các lực lượng vũ trang; tầng ba chủ yếu là kho hậu cần, cất giữ hàng hoá cho đảo Cồn Cỏ và miền Nam cũng như phục vụ cho cuộc chiến đấu tại chỗ. Trong địa đạo có đầy đủ những công trình thiết yếu đảm bảo an toàn và phục vụ cho đời sống như: trạm gác, bệnh xá, nhà hộ sinh, nhà bếp, nhà vệ sinh và nhiều lỗ thông hơi được bố trí một cách hợp lý, khoa học. Đặc biệt, trong lòng địa đạo còn có ba giếng nước và một hội trường vuông vắn có sức chứa trên 50 người. Từ địa đạo này, quân và dân Vĩnh Linhh đã tổ chức thắng lợi công cuộc sản xuất, chiến đấu và phục vụ chiến đấu; tham gia đánh địch trên biển, trên không; đã bắn cháy một tàu chiến Mỹ, bắn rơi 3 máy bay, chuyển ra đảo Cồn Cỏ 11.500 tấn hàng, chuyển vào chiến trường Quảng Trị 300 tấn hàng các loại; vận chuyển lương thực, vũ khí chi viện đắc lực cho đảo Cồn Cỏ anh hùng và tiền tuyến miền Nam; đảm bảo cuộc sống bình thường của nhân dân trong lòng đất… trong suốt gần 2000 ngày đêm ròng rã.

Địa đạo Vịnh Mốc là bằng chứng tiêu biểu cho thời kỳ chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta nói chung và của nhân dân Quảng Trị nói riêng. Địa đạo Vịnh Mốc xứng đáng là một làng xóm dưới lòng đất, dấu kín biết bao điều kỳ lạ của những con người đã làm ra nó và của thời đại mà nó được sinh ra.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.