Địa danh và truyền thuyết ở Đà Lạt, Lạc Dương
1. Đạ Lạch
Đà Lạt do chữ Đạ Lạch.
Đạ Lạch là tên suối Cam Ly.
Trong bài La naissance de Dalat ( khai sinh Đà Lạt)đăng trong tạp chí Indochine (Đông Dương)số 182, 2 - 1944, Baudrit đã dẫn lời của công sứ Cunhac: “Ở vị trí hồ có một dòng suối nhỏ của người Lạch và người ta gọi là Đà Lạt (Da hay Dak: nước).
Trong chương Lược sử, địa chí Đà Lạt (Monographie de Dalat)do Toà thị chính Đà Lạt xuất bản năm 1953 cũng giới thiệu: “Đà Lạt mang tên một dòng suối nhỏ của người dân tộc miền núi Lạch (Lat) và người ta gọi là “Đà Lạt (DA-LAT)”(“DA” hay “DAK” có nghĩa là “nước” theo ngôn ngữ Thượng) và đôi khi được thay bằng tiếng Việt Nam “CAM LY”.
b) Đạ Lạch (Dà Làc) là tên một đoạn suối Cam Ly. Suối Cam Ly có 3 đoạn:
- Đạ Pàng Đờng ( Dà Pàng Pòng): từ thượng nguồn đến Tơnau Pàng Dong (ao Ông Lớn, gần hồ Than Thở ngày nay).
- Đạ Lạch: từ Tơnau Pàng Dong đến Liang Tô Sra (thác Tô Sra, thác Cam Ly ngày nay).
- Đạ K’Mlơi: từ Liang Tô Sra đến sông Đạ Đờng.
Bên suối Cam Ly trước khi có Hồ Lớn (1919).
Cư dân buôn Đạ Lạch trồng lúa nước dọc theo suối Đạ Lạch. Năm 1919, Hồ Lớn (hồ Xuân Hương ngày nay) được xây dựng, ruộng lúa nằm trong lòng hồ, người Lạch ở buôn Đạ Lạch phải dời đến Bon Rơhàng Kròc (Rơhàng: buôn cũ, vườn; kròc:cam; người Pháp phiên âm là Ankroet). Đến năm 1942, khi xây dựng đập Suối Vàng, người Lạch phải dời đến buôn Đơng Tiang Đe (Tiang: đuôi, đe: con chuột) ở trung tâm huyện Lạc Dương hiện nay.
Theo ý kiến này, Đà Lạt không những mang tên con suối Đạ Lạch nhưng còn mang tên buôn Đạ Lạch như thành phố Buôn Ma Thuột, Plây Cu, Kon Tum…
c) Đạ Lạch là vùng đất Lạch ở nội thành Đà Lạt hiện nay.
2. Lạch
Một số tư liệu giải thích Lạch có nghĩa là rừng thưa (clairière), nhưng thực ra Lạch có nghĩa là trảng cỏ (clairière d’herbes reses) hay đỉnh đồi trọc (crête dénudée).
Tục ngữ có câu”
“Ồs sa brê gơs làc
Kwang đơs blàc gơs kòn se”
(Lửa cháy rừng trở thàng trảng cỏ
Người có chức quyền nói đùa trở thành trẻ con).
Trong bài Modes et techniques du pays Maa (Kiểu thức và kỹ thuật xứ Mạ) đăng trong tập san Bulletin de la Société des Études Indochinoises (BSEI), năm 1964, số 2, Jean Boulbet đã định nghĩa:
Lac: Clairières d ’herbes rases en grande forêt dense. Désigne aussi les crêtes dénudées en grande forêt et aussi toute région à végétation claire très dégradée.
Tạm dịnh:
(Lạch: Trảng cỏ trong rừng rậm. Cũng chỉ những đỉnh đồi trơ trọi và vùng đất có thảo mộc bị thoái hóa).
3. CamLy
a) Cam Ly do chữ K ’Mlơi.
Theo lời kể của ông Đagut K ’Mlơi, khi chuyên viên trắc địa người Pháp hỏi già làng K ’Mlơi thác nước tên gì, ông tưởng hỏi ông tên gì nên trả lời: K ’Mlơi. Người Pháp ghi K ’Mlơi là Camly. Từ đó, từ Camly được dùng để gọi tên thác và dòng suối Cam Ly.
b) Cam Ly do chữ Boyụ Đăm M ’ly.
Ông Yagut Hamon cùng con là Boyụ Đăm M’ly dẫn dân trong buôn Yagut xuống vùng Phan Rang để trao đổi hành hóa. Boyụ Đăm M ’ly gặp người Pháp và nói ở Lang Biang có rừng cây trắng, con suối trắng, con voi trắng, con nai trắng,… Người Pháp lên Lang Biang chẳng tìn thấy cái gì trắng cả, bèn trói Boyụ Đăm M ’ly trong rừng cho đến chết. Từ đó thác Liang Tô Sra gọi là Liang Mon M ’ly.
4. PRen
Thác Pren (Prenn), ngày xưa gọi là Liang Tarding, gần buôn Prền (tên người).
Theo tiếng Chăm, prôn có nghĩa là lấn chiếm chứ không phải pren.
Theo tiếng Cơ Ho, lấn chiếm là mut pha, chiếm đất là pha ù tiah.
5. Đa Tăn-La
Thác Đa Tăn-la (Datanla, Đa Tanla), ngày xưa gọi là Liang Rơpu Dam Duh (con trâu đực té), nằm trên dòng suối Đa Tăn-la. Tăn-la có thể do chữ plah (cây mây) vì dọc bờ suối có nhiều cây mây.
6. Ya gút
![]() |
Buổi tọa đàm về địa danh và truyền thuyết ở Lạc Dương |
7. Lang Biang
a) Lang Biang, vùng trung tâm, do chữ Lơmbiêng là tên một dòng họ người Lạch và tên một vị thần.
b) Lang, Bian là tên người theo truyền thuyết: Ngày xưa, ở buôn Kon Đố (xã Đưng K ’Nớ, huyện Lạc Dương) có một đôi vợ chồng: người chồng tên là Ha Biang, người vợ là K ’Lang.
Một năm nọ, toàn vùng bị hạn hán, Ha Biang lên đường đi kiện trời, nhưng khi đến núi Găngreo ở huyện Đức Trọng hiện nay thì bị chết đói.
K’Lang theo vết cây con do Ha Biang đã bẻ đi tìm chồng. Nhìn thấy xác chồng, K ’Lang khóc lóc thảm thiết, vang xa khắp “tám núi, tám sông, tám rừng, tám suối” và bay đến tận trời.
Trời liền sai thần mưa trút nước xuống trần gian nhưng K ’Lang vẫn tiếp tục khóc cho đến chết. Tiếng khóc của K ’Lang làm xúc động con voi đầu đàn. Nó đến che mưa cho K ’Lang và Ha Biang, đứng khóc rồi chết theo Ha Biang và K ’Lang.
Nước mưa hòa cùng nước mắt của K ’Lang và con voi chảy thành sông gọi là sông Đa Nhim (dà: nước; nhim: khóc). Các già làng đặt tên cho ngọn núi ở Kon Đố là Lang Biang và núi Găngreo là núi Voi.
*
Một hôm, Bian - con gái tù trưởng K ’Zềnh người Srê - đi hái quả, đến thác Đăn Tăn-la thì bị 2 con rắn hổ tinh, 2 con cáo già và 7 con sói tấn công.
Lang - một tù trưởng người Lạch 20 tuổi - cứu được Bian. Từ đó, hai người yêu nhau nhưng K’Zềnh không đồng ý vì người Lạch và người Srê có mối thù truyền kiếp.
Lang và Bian ngồi bên nhau cho đến chết. Mọi người đặt tên cho ngọn núi là Lang Bian.
Yàng sai thần Lơmbiêng đắp cao ngọn Lang Bian làm trụ trời với sự giúp đỡ của hai người bạn là Nhút (ông khổng lồ) và Bidoup. Bidoup có tính keo kiệt, tham ăn nên bị Lơmbiêng đạp té xuống gần biển.
8. Đăng Kia
a) Đăng Kia (Dankir, Dankia) do chữ Đăng Ja. Đăng có nghĩa là đồi, Ja: cỏ tranh.
b) Đăng Kia do chữ Dàng Ja. Dàng: một loại cây có trái và hoa màu tím giống hoa sim mọc ven đầm lầy, bờ suối. Ja: cỏ tranh.
Nguồn: Thông tin khoa học và công nghệ, số 1 - 2005, tr 18, 19