Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 17/11/2006 15:24 (GMT+7)

Di sản văn hoá trên đất Hà Tĩnh

... Đại Việt sử ký toàn thư (Quyển I) chép: “Hùng Vương lên ngôi, đặt quốc hiệu là Văn Lang, nước này Đông giáp biển Nam Hải, Tây đến Ba Thục, Nam giáp Hồ Tôn, tức nước Chiêm Thành (nay là Quảng Nam) chia nước làm 15 bộ: Giao Chỉ, Châu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Tân Hưng, Cửu Đức”. Theo sách Thuỷ Kinh chú Cửu Dương Thư thì “Giao Chỉ ở miền quận Cửu Đức” (tức miền Hà Tĩnh).

Từ đấy mà xét, xa xưa miền Hà Tĩnh đã nằm trong lãnh thổ nước Văn Lang, Âu Lạc.

Hàng ngàn năm, đất này là “đất thắng địa”, “trấn địa”, là “trại”, là phiên dậu” của nước non nhà. Từ thời Triệu Đà đến năm 938 Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán, dân Hà Tĩnh vừa quật cường chống trả ngoại xâm từ Bắc đánh vào, quân Chămpa, Chân Lạp từ Nam đánh ra. Lịch sử Hà Tĩnh gần như là lịch sử của các cuộc chiến tranh. Thực tế ấy, cùng với vị trí địa lý tạo nên sự giao thoa của giao thông thuỷ, bộ, tạo nên một Hà Tĩnh gồm nhiều thành phần nhân chủng với nhiều tính cách đa dạng, phong phú, và là nơi lắng đọng các vỉa tầng văn hoá từ Nam ra, Bắc vào.

Có thể nói, Hà Tĩnh là đất “giang sơn tụ khí” không chỉ theo nghĩa địa lý phong thuỷ mà xét về trầm tích văn hoá giống nòi qua các thời đại ở từng vùng, miền. Cũng như đất Kinh Bắc, đất Thành Nam, đất Thăng Long, đất Quảng… đất Hà Tĩnh sinh thành và hun đúc nên nhiều bậc hiền tài, và đặc biệt cư dân hiếu học, đã sáng tạo ra một kho tàng văn nghệ dân gian phong phú và nhiều giá trị di sản văn hoá vật thể độc đáo, có bản sắc riêng.

Do thiên tai, giặc giã triền miên và cả những sai lầm của con người,nhiều di tích đã trở thành phế tích, như trấn lỵ Dinh Cầu ở Kỳ Anh, đền Nen ở Thạch Hà, thậm chí có di tích đã biến mất theo thời gian như phố cổ Phù Thạch ở Đức Thọ, chùa Nghèn ở Can Lộc, đền thờ Tổ sư Giáo phường Cổ Đạm, văn miếu ở thị xã Hà Tĩnh, nhiều di sản văn hoá phi vật thể như truyền thuyết, giai thoại, chuyện cười dân gian,… bị rơi rụng theo trí nhớ và tuổi tác của các nghệ nhân.

Công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hoá ở Hà Tĩnh thực sự mới được sự quan tâm từ ngày tái lập tỉnh (1991). Nghị quyết Tỉnh Đảng bộ Hà Tĩnh khoá XIII, XIV, XV, XVI, nghị quyết các kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh đều xác định vị trí quan trọng của di sản văn hoá trong sự nghiệp “xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Ngành văn hoá thông tin đã tập trung điều tra di sản văn hoá trên phạm vi toàn tỉnh và tham mưu cho ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành tu bổ tôn tạo và khai thác các di tích lịch sử văn hoá, danh thắng; sưu tầm, bảo lưu truyền bá các tri thức dân gian, lễ hội dân gian, các tác phẩm văn nghệ dân gian, văn học nghệ thuật. Phòng di sản, bảo tàng, các ban quản lý di tích Nguyễn Du, Trần Phú thuộc ngành văn hoá thông tin; Ban quản lý di tích Ngã ba Đồng Lộc thuộc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Ban quản lý di tích chùa Hương thuộc huyện Can Lộc; Ban quản lý di tích Hà Huy Tập thuộc huyện Cẩm Xuyên đã thực sự lo toan, gắn bó, phối hợp với các gia đình dòng họ, các địa phương đánh giá thực trạng di tích, tìm giải pháp tôn tạo, phát huy giá trị di tích.

Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội, chính trị xã hội nghề nghiệp, xã hội nghề nghiệp đã góp phần quan trọng cùng với đội ngũ cán bộ văn hoá thông tin đẩy mạnh quá trình xã hội hoá, bảo tồn và phát huy di sản văn hoá. Có thể nói di sản văn hoá Hà Tĩnh sống dậy, phát huy giá trị tự có của mình, một phần quan trọng nhờ các phong trào xã hội sâu rộng ở Hà Tĩnh trong thời gian qua, như “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, “xây dựng nông thôn mới”, “làng văn hoá, làng sức khoẻ”, “xoá đói giảm nghèo”.

Cùng với phát huy nội lực, công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hoá ở Hà Tĩnh đã được sự quan tâm hỗ trợ tích cực của các cục, vụ, viện, Bộ Văn hoá - Thông tin từ chủ trương, nghiệp vụ đến kinh phí; các cơ quan chuyên ngành ở Trung ương, các nhà nghiên cứu văn hoá, các văn nghệ sỹ trong cả nước, những đề tài nghiên cứu văn hoá, những công trình văn hoá xây dựng, tôn tạo, tu sửa… trong thời gian vừa qua trên đất Hà Tĩnh đều hội tụ tình cảm, trí tuệ của giới trí thức, cán bộ công chức ở Trung ương và địa phương.

Qua điều tra, phân loại bước đầu, Hà Tĩnh có hơn 400 di tích, hiện có 62 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng cấp quốc gia, 52 di tích được xếp hạng di tích cấp tỉnh. Công tác đầu tư tu bổ tôn tạo các khu di tích lớn như: Khu di tích đại thi hào Nguyễn Du, Khu lưu niệm và mộ Tổng Bí thư Trần Phú, Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc, Nguyễn Công Trứ, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, đền thờ và mộ Chiêu Đại vương Lê Khôi, Khu lưu niệm Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh, Khu lưu niệm Tổng Bí thư Hà Huy Tập,… đã được sự giúp đỡ tích cực của Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, của các nhà chuyên môn và sự quan tâm chỉ đạo sát sao của tỉnh. Nhờ vậy các công trình này bước đầu đã phát huy tính tích cực của các giá trị vào cuộc sống xã hội. Một số hoạt động thăm dò khai quật khảo cổ học ở Thạch Lạc, mộ cổ Thiên Lộc bước đầu có kết quả đáng mừng. Nhận biết các giá trị văn hoá phi vật thể sẽ mất mát theo thời gian, công tác sưu tầm, bảo tồn các giá trị văn nghệ dân gian, lễ hội dân gian, bí quyết nghề truyền thống, văn hoá ẩm thực, tác phẩm văn học nghệ thuật,… đã được quan tâm đẩy mạnh và thu nhiều kết quả đáng ghi nhận, v.v… Mấy năm qua Sở Văn hóa - Thông tin đã tham mưu với ủy ban nhân dân tỉnh phục hồi và phát triển nhiều làng nghề truyền thống như: Nghề mộc Thái Yên, nghề rèn Trung Lương, nghề làm nước mắm Cẩm Nhượng, làm nón lá Thạch Việt… Nhiều công trình sưu tầm, nghiên cứu công phu, hàng ngàn trang, đã được xuất bản, như: Truyện dân gian Hà Tĩnh, Dân ca Nghệ Tĩnh, Lễ hội dân gian Hà Tĩnh, Năm thế kỷ văn Nôm người Nghệ, Văn Hà Tĩnh thế kỷ XX, thơ Hà Tĩnh thế kỷ XX, Di tích danh thắng Hà Tĩnh, Danh nhân Hà Tĩnh... Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nghiên cứu văn hoá phi vật thể, Sở Văn hoá - Thông tin đã phối hợp với Viện Văn hoá Nghệ thuật triển khai và đã nghiệm thu các đề tài: Hát Sắc bùa ở Kỳ Anh, Hò chèo cạn ở Nhượng Bạn, Làng Việt cổ ven biển Cương Gián, Ví phường vải Trường Lưu, Hát giặm Thạch Hà. Cuối năm 2005 đầu năm 2006, phối hợp với Viện Âm nhạc triển khai công trình nghiên cứu Ca trù Cổ Đạm để trình UNESCO công nhận di sản văn hoá phi vật thể và truyền khẩu nhân loại. Cùng với công tác khai thác, sưu tầm, nghiên cứu nói trên, ngành văn hoá thông tin đã phối hợp với các địa phương, các tổ chức liên quan phục hồi nhiều lễ hội truyền thống: Lễ hội chùa Hương Tích (18/2 Âm lịch), Lễ hội đền Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi (1,2,3/5 Âm lịch), Lễ hội đền Chợ Củi (15/10 Âm lịch), Lễ hội Sĩ  - Nông - Công - Thương, Lễ tri ân phụ mẫu, Lễ báo ân,… Phục dựng và nhân rộng hát chèo Kiều, ví đò đưa, hát ca trù,…

Tuy đã có nhiều nỗ lực cố gắng, nhưng di sản văn hoá đa dạng, phong phú của Hà Tĩnh đang đứng trước nhiều thách thức: Kinh phí hạn hẹp, năng lực nghiên cứu chuyên môn của cán bộ văn hoá hạn chế, kỹ thuật chưa phát triển trước sự xuống cấp của các di sản lịch sử văn hoá, sự biến dạng của danh lam thắng cảnh do tác động của môi trường và xu thế đô thị hoá, khả năng tổ chức đầu tư nguồn lực cho công tác bảo tồn, lưu trữ, lưu truyền văn hoá phi vật thể chưa toàn diên, liên tục và có hiệu quả trước sự mất mát diễn ra từng ngày do sự lấn át của văn hoá nghe, nhìn, sự bàng quan của con người và sự mai một trí nhớ của các nghệ nhân.

Công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hoá ở Hà Tĩnh vì thế còn nhiều vấn đề phải quan tâm: Nâng cao sự nhận thức của các cấp uỷ Đảng và chính quyền, của mỗi người dân về vị trí, vai trò di sản văn hoá trong đời sống văn hoá của chính mình và trong sự phát triển kinh tế xã hội; tăng cường tuyên truyền phổ biến Luật di sản văn hóa sâu rộng, hoạch định chính sách, đầu tư thích đáng cho công việc bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hoá gắn với phát triển du lịch; và nữa, vấn đề tâm huyết, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ hoạt động văn hoá.

Làm văn hoá trên đất giàu truyền thống văn hoá, chúng tôi luôn tin tưởng di sản văn hoá ở Hà Tĩnh ngày càng được bảo tồn và phát huy giá trị.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.