Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 20/06/2007 01:02 (GMT+7)

Dây chuyền sản xuất kỳ diệu của người thợ miệt vườn

Tự ái anh "thầy chế"

Thị trấn cửa biển Sông Đốc, Cà Mau, có đội ngũ tàu đánh bắt xa bờ tới 650 chiếc, hằng năm đem về từ biển 63 ngàn tấn hải sản. Đó là chưa kể một số lượng cá tạp mà đội tàu này đã bỏ lại biển, nếu tận dụng được nó sẽ có giá trị không nhỏ. Giải quyết vấn đề này, hiện riêng tại cửa biển đã có 4 nhà máy chế biến bột cá với công suất hàng trăm tấn một ngày. Trước đây, tất cả công nghệ của các nhà máy này đều phải nhập từ Thái Lan. Không chỉ riêng Việt Nam , mà trong khu vực Đông Nam Á, nói đến dây chuyền chế biến bột cá thì dường như chỉ có một nguồn duy nhất là Thái Lan. Chuyện bắt đầu từ năm 1997, khi nhà máy chế biến bột cá đầu tiên được đặt tại cửa biển Sông Đốc, nó lập tức trở thành một sự kiện. Báo đài địa phương không ngớt bàn tán về cái công nghệ tối tân, vốn giải quyết được hai vấn đề bức xúc của một cửa biển lớn: tận dụng được nguồn cá phân (cá tạp) vốn chỉ để... bỏ và giải quyết được một số lượng lao động đáng kể. Hôm Nhà máy Sing Việt lần đầu tiên nhập dây chuyền về để lắp ráp tại Sông Đốc, các kỹ sư từ Thái Lan cũng sang theo tận nơi để lắp ráp, họ cũng để tâm tới việc kiếm thêm thợ phụ.

Bên dây chuyền chế biến bột cá.
Bên dây chuyền chế biến bột cá.
Trong khi đó, tại thị trấn Sông Đốc, anh thợ trẻ Đặng Lợi gần như độc quyền đối với việc sửa chữa tàu cá hay nhà máy nước đá. Từ trước giờ ở đây, mỗi khi tàu bè gặp vấn đề, giới chủ tàu chỉyên tâm ra khơi khi máy móc được Lợi "khám". Người ta còn đặt thêm cho anh chàng này cái biệt danh là "thầy chế". Hầu như ít khi phải chịu thua, dù cho có gặp phải máy móc "chứng" cỡ nào, Lợi cũng cócách khắc phục. Nếu thiếu phụ tùng cần thay thế, Lợi "chế" luôn tại chỗ.

Khi được mời phụ việc cho Nhà máy bột cá Sing Việt, lần đầu tiên đối diện với dây chuyền đồ sộ và tối tân, Lợi không sao giấu được hiếu kỳ. Thấy anh chàng thợ cơ khí cay cú dò lần từng khâu, từng đoạn của dây chuyền, mấy anh kỹ sư người Thái lắc đầu cười. Thấy anh chàng hiền và có vẻ "tối mắt" trước máy móc, công nghệ tối tân, các kỹ sư này ra sức "nổ" về sự lợi hại của dây chuyền chế biến bột cá mà theo họ thì là duy nhất ở Đông Nam Á. Họ cười cũng phải vì công nghệ chế biến bột cá là sản phẩm liên doanh giữa Thái Lan và Đan Mạch, bản thân các kỹ sư đi lắp ráp mỗi người cũng chỉ biết một công đoạn, đừng nói một anh thợ miệt vườn học hành không biết tới đâu lại đòi "tiếp thu công nghệ" tiền tỉ. Họ kể dạo trước, cũng có một công ty của Malaysia mua cả dây chuyền từ Thái Lan về rồi cưa ra để nhái theo, nhưng kết quả cũng chỉ hoài công. Tuy máy móc vẫn vận hành, vẫn cho ra sản phẩm nhưng giá thành để cho ra một kg bột cá lại cao hơn nhiều lần, cho nên dù muốn dù không, họ cũng phải tiếp tục mua dây chuyền từ Thái.

Nghe kể, Lợi tức tối: Tại sao lại làm không được? Về, Đặng Lợi trở nên ít ăn ít ngủ, gom góp tiền của để cuối cùng cho ra đời... "con quái vật made in Sông Đốc"!

Thành công trong nước mắt

Dạo ấy vào độ tháng giêng năm 2003, nửa đêm, anh chàng Đặng Lợi vực vợ dậy để nói ý định sẽ chế tạo dây chuyền chế biến bột cá. Cứ nghĩ là chồng mình bị "mớ", nhưng lại khuyên chồng nếu đã nghĩ thì cứ làm những gì mình nghĩ. Sáng dậy anh chàng lôi về lỉnh kỉnh nào sắt thép, nào bản vẽ khiến mấy "đệ tử" của anh chẳng hiểu ất giáp gì. Vốn hiểu cá tính của anh, nhiều người nghe dù chẳng tin nổi là anh làm được cũng gật đầu động viên. Thậm chí mấy anh bạn chí cốt còn dốc tiền cho Đặng Lợi mượn mua vật liệu. Thật ra, ý nghĩ chế tạo dây chuyền chế biến bột cá đã manh nha từ sự thôi thúc "tại sao...?" ban đầu ấy. Ban đầu, anh chỉ cố công tìm hiểu chứ chưa nghĩ một ngày sẽ bắt tay vào làm. Những "râu ria" bên ngoài thì chẳng nói, điều quan trọng là làm sao nắm được nguyên lý hoạt động của dây chuyền? Mà những kết cấu bên trong của nó thì làm sao để có điều kiện tiếp cận? Tại sao người Mã Lai đã có điều kiện làm tới mức đó mà vẫn không thành công? Hàng trăm, hàng ngàn câu hỏi tại sao ấy chỉ được trả lời từng lúc, từng khi. Đó là khi một nhà máy đang hoạt động bị dở chứng. Trong lúc những người hiểu ruột hiểu gan của nó thì ở tận Thái Lan, để mời qua sửa tốn tiền chẳng nói, nhà máy lại phải nằm chờ đợi, nào nguyên liệu hư, nào sai hợp đồng... Đặng Lợi nghe tin, vội đến để xin được sửa. Thuyết phục mãi, Lợi mới nhận được gật đầu cho sửa “thử”. Nhờ vậy, Lợi mới có điều kiện tiếp xúc với một số hệ thống như: bơm dầu nhiệt, hộp số, lò nấu...


Một công đoạn của nhà máy chế biến bột cá vừa hoàn thành.
Một công đoạn của nhà máy chế biến bột cá vừa hoàn thành.
Trước lúc bắt tay vào chế tạo "dây chuyền", Đặng Lợi đã liều mình nhận lời chế tạo ống dẫn dầu truyền nhiệt trong lò đốt - một mắt xích quan trọng trong dây chuyền chế biến bột cá - cho Nhàmáy bột cá Gành Hào (Bạc Liêu). Trước đó, nơi này đã gọi 5 đơn vị có tiếng trong ngành cơ khí miền Nam , nhưng chỉ có 2 nơi hồi âm lại là họ chấp nhận hợp đồng trị giá 300 triệu. Biết được, Lợi xinđược nhận thầu với giá 145 triệu. Nhận thầu, Đặng Lợi đã huy động mọi vốn liếng, lực lượng từ cái tiệm cơ khí tầm thị trấn để chế tạo một thiết bị mà từ trước giờ anh chưa mấy lần sờ mó tới. Sau vụnày, Lợi tự tin hơn. Anh dần nghiệm ra cái nguyên tắc hoạt động của dây chuyền chế biến bột cá. Cả nguyên nhân tại sao một số nơi dù "nhái" công nghệ liên doanh Thái - Đan Mạch nhưng giá thành sảnxuất ra 1 kg bột lại cao hơn rất nhiều. Khi bắt tay vào làm, anh luôn tâm niệm: sáng tạo chứ không bắt chước, copy. Thậm chí, có những "điểm yếu" từ dây chuyền của Thái mà anh cần cải tiến tốt hơnnữa. Đơn cử, tại khâu giải nhiệt sản phẩm. Khi bột được đưa ra hệ thống giải nhiệt, công nghệ Thái dùng mô-tơ bơm nước qua bồn giải nhiệt, rồi dùng băng tải đưa ra bồn. Nhận thấy "đi vòng" như thếkhá tốn kém, anh "cắt" luôn cái công đoạn đưa qua bồn, mà thiết kế thêm một lớp bọc quanh vòng xoáy để giải nhiệt ngay trong quá trình băng tải. Làm cách này anh tiết kiệm được nhiên liệu trong bơmrửa, tiết kiệm được điện năng. Vừa tiếp thu công nghệ, vừa cải tiến, chế ra cái mới, cuối cùng, Đặng Lợi cho ra đời dây chuyền chế biến bột cá khác hoàn toàn so với dây chuyền nhập từ Thái Lan. Nhữngcái khác đó góp phần làm giảm chi phí sản xuất, sản phẩm ra thị trường sẽ có giá cả cạnh tranh hơn.


Nguồn cá vụn được tận dụng để chế biến bột cá.
Nguồn cá vụn được tận dụng để chế biến bột cá.
Khi công nghệ chế biến bột cá "made in Sông Đốc" hoàn thành công đoạn cuối cùng, Đặng Lợi giật mình vì đã tiêu vào đó 800 triệu. Số tiền có được ngoài việc dành dụm của hai vợ chồng, còn cóphần giúp đỡ cho mượn của bạn bè. Khi lao vào chế tạo dây chuyền chế biến bột cá, Đặng Lợi thú nhận là chỉ vì ước muốn thôi thúc phải làm bằng được nó, chứ chưa nghĩ rằng chế tạo để cho mình... Vợchồng anh lại đi thuê đất tại cửa biển Cái Đôi Vàm, đặt "con quái vật" để tận dụng nguồn nguyên liệu từ đội tàu đánh bắt ở đây. Thấy cái cảnh vợ chồng Đặng Lợi dầm mưa dãi nắng thuê tàu chở "con quáivật" từ cửa biển Sông Đốc qua cửa biển Cái Đôi Vàm (Cà Mau) để đặt nhà máy chế biến bột cá, nhiều người ngậm ngùi và khen... vợ anh giỏi chịu đựng chồng. Ngày khai trương nhà máy, khách mời đến chúcmừng đông đủ, nhưng hầu hết đều chạy ra xa khi Lợi khởi động máy. Êm ru! Nhiều người thở phào. Đặng Lợi mừng đến ra nước mắt.

Thấy nhà máy của Đặng Lợi chạy tốt, ít thải ra mùi hôi (một nhược điểm của các nhà máy khác), không bị người dân ở gần thưa, các nhà máy bột cá lớn ở Sông Đốc như: Sing Việt, Quốc Hiệp đã đến đặt hàng. Lúc chúng tôi đến, Lợi vừa chuyển giao thành công dây chuyền 100 tấn/ngày cho một doanh nghiệp ở Vũng Tàu và đang sản xuất theo đơn hàng của một doanh nghiệp ở Đà Nẵng. Trong lúc nhu cầu nguyên liệu bột cá (chế biến thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản...) trên thị trường ngày càng cao, khi nguồn cá vụn ở nhiều nơi đang bị bỏ đi rất lãng phí thì việc chế tạo ra dây chuyền công nghệ sản xuất bột cá của anh thợ vườn Đặng Lợi rất được khuyến khích.

Được tín nhiệm, nhiều nơi mua máy, vậy là Đặng Lợi sẽ phất lên rồi? Anh lắc đầu: "Không lời nhiều đâu, Lợi bán với giá rất mềm". Một nhà máy có công suất 100 tấn/ngày nếu nhập khẩu máy móc sẽ có giá trên 8 tỉ đồng, nhưng với công suất đó, anh chỉ bán cho đối tác trên 3 tỉ đồng. Không lỗ, nhưng cái lời lớn nhất của anh chính là nhìn thấy tâm huyết của đã mình góp phần hữu ích cho cuộc sống.

Nguồn: Thanh niên 18/6/2007

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.