Đậu đen: thức ăn quý, vị thuốc hay
Theo nghiên cứu thì đậu đen chứ hàm lượng lớn đạm thực vật và rất nhiều vitamin A, B, C. Đậu đen do tính chất đặc bổ, quý, có thể nấu ăn bằng nhiều cách.
- Canh đậu đen nấu chân gà, ăn vào bổ thận, khoẻ chân, nhất là người bị bệnh loãng xương chân.
- Đậu đen nấu xương gà ác là thức ăn bồi dưỡng huyết cho phụ nữ sau khi sinh đẻ.
- Đậu đen và mè đen xay nhuyễn trộn thêm đường dùng ăn khô hoặc quấy với nước sôi, hay nấu thành chè ăn điểm tâm có khả năng chữa được mắt hoa, thị giác tối đen, trong mắt có tơ bay rất hiệu quả.
- Người bị bệnh phổi, sau khi thổ huyết, dùng đậu đen nấu với của sen, lấy nước uống rất mau hồi phục sức khoẻ.
- Người bị chân thũng, dùng 200g đậu đen với 10 củ tỏi (thái lát), một con mực có nang mực, ăn cả cái lẫn nước sẽ khỏi.
Đậu đen trị bệnh cước khí:
Bệnh này do cơ thể thiếu vitamin B, lúc mới phát, chân tay nặng nề, nửa mình dưới chậm chạp, khớp xương lỏng lẻo, chân phù thũng, không muốn ăn uống, buồn nôn, đầu nhức, dần dần phù thũng đến đùi, đi đứng khó khăn, tiến đến phù thũng bụng, đầu mặt hơi sưng, vòng ngực khó chịu, có biểu hiện co rút hai tay, hai chân lạnh, thở giảm đi, rồi chết, gọi là “cước khí chạy vào tim”. Lúc mới phát bệnh, dùng đậu đen và hột mạch, liều lượng bằng nhau (mỗi lần từ 200g đến 200g) ninh nhừ thành cháo. Ăn hơi nóng thay cơm, ngoài ra nấu canh đậu đen với hành tây, tỏi, cà rốt, ăn với cơm, đồng thời nấu chè đậu phụng, đậu đỏ, ý dĩ uống thường xuyên, bệnh sẽ lui dần và khỏi.
Đậu đen chữa phong thấp:
Bệnh phong thấp do sau khi cảm mạo, hoặc ở nơi ẩm thấp, thường xuyên nằm ngủ trên nền nhà mặt đất đi lại lúc sớm nhiều sương mù, đêm bị sương lạnh. Bệnh thâm nhập: ở vai, cổ tay, đầu gối, mông, tất cả các khớp đều bị khí lạnh ngấm sâu, nhẹ thì nhức đau một chỗ, khớp không nhẹ nhàng, co duỗi khó khăn, nặng thì khớp sưng. Chữa bệnh đó như sau: Dùng đậu đen nấu cháo với ý dĩ ăn thường xuyên mỗi buổi sáng sau khi tập thể dục (ý dĩ rất dễ mua ở các hiệu thuốc nam, bắc) Hoặc ninh nhừ làm nước uống hàng ngày.
Đậu đen nấu với hà thủ ô chữa chứng tóc bạc sớm
Hà thủ ô đỏ, thái nhỏ trước khi rửa sạch, ngâm trong 2-3 lít nước gạo đặc một đêm, sau đó lại rửa lại. 1kg hà thủ ô đỏ và 500g đậu đen nấu với 4 lít nước đến khi đậu đen nhừ nát; nên đảo luôn tay cho đều. Khi gần cạn, thấy hà thủ ô mềm, đổ ra phơi khô, sau đó tẩm lại cho hút hết nước đậu đen rồi phơi khô tiếp. Bã đậu đen còn lại có thể lại đổ vào nồi, đổ ngập nước đun kỹ, tẩm hà thủ ô, cứ vừa nấu vừa tẩm như thế đến 9 lần thì tốt nhất (gọi là cửu chưng cửu sái). Khi nấu, nên đặt một cái vỉ đan bằng tre ở đáy nồi cho khỏi cháy, cuối cùng đổ cả đậu đen và hà thủ ô ra phơi thật khô hoặc sấy lại ở nhiệt độ 20°-30°. Sau khi sấy, phơi thật khô tán hợp hai thứ nhỏ mịn, đóng vào chai, lọ sạch dùng ăn điểm tâm, mỗi lần từ 3-5 thìa con trộn với 2-3 thìa đường hoà với nước nóng uống liên tục.
Hoặc với lượng bột hà thủ ô và đậu đen kể trên trộn với 500ml mật ong viên thành viên tròn như quả táo chua, đựng vào chai, lọ, sạch khô, dùng ăn dần mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 15 viên, sau khi ăn cơm có thể uống với nước trà, hoặc nươc sôi còn hơi nóng.
Lưu ý : Sau khi viên xong cần sấy qua 15-20 phút, sấy trong lò sấy 15-20 độ hoặc bày thuốc lên mâm nhôm, đặt mâm lên nồi nước và đun sôi trong 1 giờ là được.
Nguồn: Môi trường & Sức khoẻ, số 14, 10/2005, tr 29 + 33