Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 06/09/2006 23:29 (GMT+7)

Đàn ông nghĩ gì về bữa cơm gia đình

Đã có rất nhiều ý kiến khác nhau về vai trò bữa cơm trong gia đình hiện nay. Có ý kiến “gióng tiếng chuông cảnh tỉnh” về sự sa sút của không khí gia đình do khuyết thiếu những bữa cơm chung. Cũng không ít ý kiến cho rằng, trong thời đại hiện nay, con người bận rộn, nên bữa cơm gia đình cũng phải “giản tiện” cho phù hợp với thực tế cuộc sống. Có người aoước những bữa cơm gia đình với những món ăn “bình dị”, do chính người mẹ, người vợ nấu. Nhưng lại cũng có người bảo: “Bữa ăn chỉ là bữa ăn, đừng bắt nó gánh thêm nhiều ý nghĩa nặng nề, khiến người ta cảm thấy gò bó vì cứ phải luẩn quẩn với chuyện ăn”.

Không nên “câu nệ”

Ông Trần Văn Lực, số 5 tổ 28, cụm 4, Nhật Tân, Tây Hồ, Hà Nội.

Tôi không nghĩ rằng cứ ngày hai bữa cơm trong gia đình có đầy đủ các thành viên, với đầy đủ các món ăn thịnh soạn mới là thể hiện tình cảm gia đình. Thiếu gì những người biến bữa ăn thành cuộc cãi vã, cằn nhằn lẫn nhau, khiến cho nuốt miếng cơm không trôi. Nhiều gia đình, vì bận rộn học hành, làm việc, mà bữa cơm trưa thường “tuỳ nghi di tản”, chỉ có bữa tối may ra mới đủ. Đôi khi cũng có thể thiếu một hai thành viên, chẳng hạn con cái phải học thêm, vợđi làm ca, chồng đi trực... Nhưng gia đình ấy vẫn hạnh phúc, bởi họ luôn luôn nghĩ vềnhau, có trách nhiệm với nhau. Không nên câu nệ quá về bữa ăn.

Không có bữa cơm, gia đình thành cái nhà trọ

Thầy giáo Nguyễn Trọng Kim, hiệu trưởng trường THCS Tân Lập, Hữu Lũng, Lạng Sơn

Người Việt Nam trọng việc ăn uống,bởi nó mang yếu tố văn hoá. Khi nói về chuyện chung sống, người ta nói “ăn ở với nhau”.Hai người xa lạ, nhưng đã ngồi “ăn với nhau một miếng, uống với nhau một hớp”, tự nhiên thân thiện hẳn. Nếu gia đình mà cứ ăn cơm hàng, cháo chợ, mạnh ai về lúc nào, người ấy ăn thì ngôi nhà chỉ còn là cái nhà trọ. Vì vậy, dù kinh tế khá giả, tôi nghĩ vẫn nên giữ cho cái bếp “đỏ lửa”, ít nhất ngàyđược một lần.

Phải “chuyên môn hoá“

Phạm Nga Việt, Gia Cẩm, Việt Trì, Phú Thọ

Có lẽ trước kia nghèo quá, vợ chồngcon cái nấu nướng ăn chung cho tiết kiệm. Hơn nữa ngày ấy cũng chưa phát triển dịch vụ ăn uống, nên có muốn ăn ở ngoài cũng không biết ăn ở đâu. Bây giờ dịch vụ phát triển, nên việc ăn thuận tiện hơn. Gia đình em cũng không “quan trọng hoá vấn đề” bữa ăn, mà thường mua sẵn về nhà ăn hoặc cả gia đình ra “cơmbụi”. Nhưng không ai dám bảo gia đình em không phải là gia đình đầm ấm?

Không cần nặng miếng

Nguyễn Văn Dương, 325 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội

Nếu bữa ăn mà ngày nào cũng thịt quay, xương hầm, gà rán thì “ngán lắm”. Đàn ông không cần “nặng miếng gắp”. Tôi sẽ cảm thấy ngon miệng và hạnh phúc, nếu bữa cơm chỉ có những món dân dã nhưcanh hến, càbung, canh cua, dưa góp... nhưng tôi biết đó là công sức và tình cảm của vợ tôi dành cho gia đình. Nếu bữa ăn cũng là “đồ mua sẵn” hay dạng “fast food”, thì ăn ở ngoàisướng hơn, vìđược chọn món thoải mái.

Phụ nữ khổ quá

Bạch Đức Dương, Kim Bôi, Hoà Bình

Em có một “ông thầy” người nước ngoài. Ông làm việc rất hăng say. Ngoài giờ làm việc, ông ấy “chơi hết mình”. Bữa trưa, ông ấy chỉ “gặm” mỗi cái bánh mì, uống một cốc nướchoa quả, nghỉ một chút là lại ... làm việc. Em thấy phụ nữ nước ta khổ quá. Rời chỗ làmlà lao ra chợ, về nhà mất rất nhiều thời gian cho nấu nướng. Đến lúcđược ăn thì đã quá mệt, nuốt không nổi nữa. Giá ai cũng biếtđơn giản hoá chuyện ăn uống thì phụ nữ không vất vả nữa, mà có thêm thời gian cho nghỉ ngơi, học tập, giải trí. Khi nào có vợ, em cũng sẽ “học tập ông thầy” của em.

Nguồn: KH&ĐS Số 71 Thứ Hai 4/9/2006

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.