Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 13/09/2007 23:55 (GMT+7)

Cừu Phan Rang

1. Xuất xứ

Về phân loại động vật thì cừu thuộc lớp động vật có vú (Mammalia), bộ guốc chãn (Artiodactyla), bộ phụ nhai lại (Ruminantia), họ phụ dê cừu (Capia Rovanae).

Cừu Phan Rang là một giống cừu được du nhập từ hàng trăm năm nay vào nước ta và trước hết là vào Phan Rang. Phan Rang (nay thuộc tỉnh Ninh Thuận) thuộc vùng cực Namcủa Trung bộ Việt Nam . Đây là vùng nắng nóng, nhiệt độ bình quân năm là 27,5 oC. Tháng nóng nhất là tháng 7 với nhiệt độ bình quân là 29,4 0C. Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng giêng 25 0C, như vậy là ở đây mùa nóng quanh năm và không có mùa lạnh.

Lượng mưa trung bình nói chung là thấp, bình quân của nhiều năm là 717 mm, năm cao nhất cũng chỉ đạt 1300 mm và năm thấp nhất là 290 mm. Ta biết là lượng mưa trung bình ở nước ta vào khoảng 800 mm. Mùa mưa lại tập trung vào 3 tháng tháng 9, 10, 11 với lượng mưa chiếm tới 80% của cả năm.

Độ ẩm không khí là 79,9%, tháng thấp nhất là 73,8%, tháng cao nhất là 85,9%, ánh sáng đặc biệt dồi dào với số giờ nắng trong năm từ 2500-2600 giờ. Mùa khô kéo dài, độ ẩm không khí thấp điều đó chắc chắn là có lợi cho sự sống của con cừu.

 Khí hậu vùng Ninh Thuận

* Nhiệt độ không khí ( oC)

- Bình quân năm 27,5

- Nhiệt độ cao tuyệt đối 36

- Nhiệt độ thấp tuyệt đối 1 4,4

- Tháng có nhiệt độ cao nhất 29,4 (tháng 7)

- Tháng có nhiệt độ thấp nhất 25 (tháng 1)

Nhiệt độ cao, nóng quanh năm, không có mùa lạnh, cây trồng phát triển 4 mùa.

* lượng mưa (mm)

- Lượng mưa trung bình nhiều năm 717

- Năm cao nhất: 1300

- Năm thấp nhất: 290

- Số ngày mưa trong năm bình quân 60 ngày

- Mùa mưa tập trung vào 3 tháng 9, 10, 11 (chiếm 80% lượng mưa cả năm)

* Độ ẩm không khí (%)

- Bình quân 79,9

- Tháng cao nhất 85,9 (tháng 11)

- Tháng khô nhất 73,8

* Ánh sáng

- Số giờ chiếu sáng trong năm 2500-2600 giờ

* Ghi chúkhông có sương muối, thường có gió lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 1 năm sau, không có bão.

2. Phân bố

Vấn đề này đang được tìm hiểu kỹ thêm. thẹo bà con ở đây thì đàn cừu đã có từ hơn 100 năm do người Chà Là (Ấn Độ) mang tới. Cũng có vùng nói là do các giáo sĩ người Pháp mang tới cho giáo dân, do đó kinh qua rất nhiều trôi nổi bà con giáo dân không muốn bỏ con cừu, tượng trưng như quà tặng của Chúa.

Có điều chắc chắn có thể nói là giống cừu này là cừu thịt xuất xứ từ vùng nhiệt đới. Có nhiều khả năng là từ Ấn Độ nơi có khí hậu nóng. Bởi vì sức sống của đàn cừu Phan Rang chứng tỏ tổ tiên chúng chắc rất thích nghi với vùng nắng nóng. Chúng tôi đang khảo sát kỹ thêm về nguồn gốc của đàn cừu ở đây để xem nó mang đặc trưng của giống cừu nào trên thế giới. Có một điều đáng chú ý là độ dài đuôi của giống cừu này không bao giờ vượt quá khuỷu chân. Như vậy nó thuộc loại hình đuôi ngắn - mảnh (Short thin tailed). Theo bản đồ phân bố cừu của C. Dervendra và G B. Meloroy thì giống cừu này thường thấy ở Ấn Độ, Pakistan và một số nước châu Phi. Không phủ nhận được rằng qua bao nhiêu thăng trầm, chịu đựng quen với điều kiện sinh thái đặc biệt của nơi này, con cừu Phan Rang đã rất thích nghi và mang dấu ấn của môi trường sống ở đây và ta có thể xem nó như một con cừu giống của nước ta. Chính từ lý do đó chúng tôi gọi nó là giống cừu Phan Rang.

Phân bô đàn cừu ở tỉnh Ninh thuận

Địa phương

Số cừu  nuôi (con)

Số hộ nuôi cừu

Tri Hải

475

7

Xuân Hải

635

14

Phương Hải

150

4

Lợi Hải

75

1

Nhơn Hải

50

1

Vùn KT đá trắng

200

2

Thị trấn Ninh Sơn

465

4

Sông lấp

265

2

Thị trấn Ninh Phương

475

10

Sông Than

165

1

Văn Lâm

185

5

Từ Tâm

75

2

Dụ Bổn

50

1

3265 con

44 hộ

* Ghi chú:   - vùng người Chàm có 45% tổng đàn cừu

                  - vùng công giáo có 29,09% tổng đàn cừu

                  - vùng đồng bào lương có 25,91% tổng đàn cừu 

3. Đặc điểm sinh học

3.1. Đặc điểm ngoại hình

Cừu Phan Rang có màu trắng (80%), một số ít có màu lông nâu (11% số ít còn lại là lông nâu điểm trắng hoặc trắng điểm nâu hoặc lông nâu đen, một số con có mặt đen hoặc trắng nhưng phần lớn là mặt trắng, có điểm một vệt trắng ở sống mũi và 2 dải đen ở 2 bên má. Toàn thân cừu phủ một lớp lông, lông phần hông nơi dài nhất từ 11 - 12 cm, lông phần lưng nơi ngắn nhất khoảng 8 cm. Lông nhỏ mịn và không xoăn, lông cừu đực khô hơn cừu cái nhưng không rõ rệt như ở dê.

Đầu cổ cừu ngắn, mũi dô, không sừng, không có râu cằm, thân hình trụ, ngực sâu và nở, bụng to gọn, mông nở, 4 chân nhỏ và khô, móng hở, vú nhỏ và treo, núm vú ngắn (2 cm). Cấu tạo con vật thể hiện giống hướng thịt.

Màu sắc cừu

Ngoại hình

(n)

(%)

Lông trắng

80

80.00

Lông nâu

11

11.00

Lông nâu điểm trắng

3

3.00

Lông trắng điểm nâu

4

4.00

Lông đen

2

2.00

 3.2. Tập tính sinh học

Tính cừu hiền lành chăm chỉ, trên đồng bãi cừu di chuyển chậm ăn miệt mài,  gặm sát đất. Cừu ăn nhiều loại thức ăn, nhưng ăn cỏ và cây thấp là chủ yếu (khác với dê thích ăn lá trên cành).

Phản xạ tính biểu hiện rõ, tuy không thể hiện mạnh như dê. Tính bầy đàn cao, chăn thả chung nhưng ít khi bị lạc đàn.

4. Khả năng sản xuất

4.1. Khả năng sinh trưởng

- Cừu sinh trưởng rất nhanh từ sơ sinh đến 1 tháng tuổi (l68.67 g/ngày) sau đó tốc độ sinh trưởng chậm dần (86,66-137,33g/ngày). Tháng thứ hai thường là tháng khủng hoảng vì lượng sữa giảm thấp mà cừu con thì chưa quen ăn nhiều cỏ. Sau đó sức lớn trở lại bình thường.

Khả năng sinh trưởng của cừu trong điều kiện quảng canh như sau: Trọng lượng sơ sinh của cừu là 2,20 kg, lúc 3 tháng tuổi 13,98 kg. Tuổi trưởng thành bình quân con cái nặng 38,96 kg, con đực 42,64 kg.

Chiều đo của cừu trưởng thành (cm)

Chiều đo

Con cái

Con đực

Dài thân

64,4

63,0

Cao vây

60,0

59,5

Cao khum

62,8

62,0

Sâu ngực

25,8

28,0

Rộng ngực

16,6

16,1

Vòng ngực

70,0

78,0

Rộng hông

13,7

14,0

Vòng ống

7,3

6,5

 4.2. Khả năng sinh sản

Cũng như dê, cừu là loại gia súc sớm thành thục về sinh dục. Cừu đực 5 tháng tuổi đã có biểu hiện phối giống, nhưng người ta thường sử dụng lúc 10 tháng tuổi. Cừu cái 6 tháng đã động dục và tuổi phối giống đầu tiên thường vào lúc 9- 10 tháng. Thời gian mang thai khoảng 150 ngày, chu kỳ động dục từ 16- 17 ngày, mùa dộng dục không rõ rệt nhưng vào các tháng mùa xuân mát mẻ thường động dục nhiều và lý lệ thụ thai cao. Theo dõi 120 lứa đẻ ở xã Tân An thì thấy số cừu đẻ 1 con là 91 con chiếm 75,83%, đẻ sinh đôi 21 con chiếm 17,5% và đẻ sinh ba có 8 con chiếm 6,67%. Như vậy cừu đẻ sinh đôi và sinh ba chiếm gần 1/4 (24,l7%) đẻ đơn là 75,83%, tỷ lệ mắn đẻ như vậy là ở  mức trung bình so với các giống cừu thịt khác.

Một số chỉ tiêu sinh sản của cừu

Con đực

Tuổi có phản xạ nhảy

Tháng

5

Tuổi sử dụng phối giống

Tháng

10

Con cái

Tuổi động dục lần đầu

Tháng

6

Tuổi phối giống

Tháng

9-10

Chukỳ động dục

Ngày

16-17

Thời gian mang thai

Ngày

150

Số con/ổ                              1,25 - 0,43 (đơn 75,83%, kép 24,07%)

Khoảng cách lứa đẻ (n=100)

Tháng

8,01?0,82

Hệ số đẻ

Lứa

1,4

Số cừu con/1nái/1 năm

1,68

 4.3. Khả nàng cho da, lông

Lông của cừu thịt Phan Rang chưa được sử dụng có lẽ vì đàn cừu còn quá ít (khoảng 3000 con) và vì cừu thịt ở xứ nóng nên lông không nhiều. Tỷ lệ da thường chiếm 8% trong lượng cơ thể, da cừu mềm, đàn hồi tốt là mặt hàng được ưa chuộng. 

5. Tính trạng đặc biệt

Chịu được khí hậu nóng nhiệt đới là đặc điểm quý của cừu Phan Rang, không những sống được mà nó vẫn tồn tại và phát triển tốt.  Trong lúc các giống cừu nhiệt đới nhập vào nước ta không còn sống sót (cừu Pháp, cừu Trung Quốc, cừu Mông Cổ) thì cừu Phan Rang vẫn tồn tại và phát triển tốt. Chịu đựng với bãi chăn sỏi đá nghèo dinh dưỡng cũng là một đặc điểm quý.

6. Bảo tồn nguồn gen

Qua công tác bảo tồn nguồn gen, đàn cừu được đặc biệt chú ý và phát triển rất nhanh. Từ hơn một ngàn con đến nay đàn cừu đã phát triển lên sáu, bảy ngàn con đem lại lợi ích cho người nông dân Ninh Thuận và các vùng phụ cận. Bảo tồn nguồn gen chủ yếu là qua in-situ. Đang tiến hành giữ vật chất di truyền ADN, tinh dịch qua ex-situ trong phòng thí nghiệm Di truyền phân tử của Viện Chăn nuôi Quốc gia.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.