Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 29/08/2008 22:24 (GMT+7)

Cứu hỏa từ xa bằng robot

1 triệu đồng làm robot cứu hỏa

Trao đổi với KH&ĐS về ý tưởng độc đáo này, Đặng Văn Phúc, cậu học trò đang đợi kết quả thi đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, xem ti vi thấy mỗi khi cháy nhà, cháy chợ..., Phúc lại thấy thương các chú lính cứu hỏa. "Em nảy ra ý tưởng làm robot cứu hỏa. Nhưng em là học sinh lấy đâu ra tiền để mua nguyên liệu đắt tiền. Robot của em sử dụng hoàn toàn bằng đồ phế thải" - Phúc hồn nhiên,

Chỉ vào đống sắt vụn vứt một góc trong căn nhà nhỏ, Phúc kể, toàn bộ nguyên liệu làm robot như: nhôm làm khung robot, dây xích và gỗ làm bánh xe... đều là đồ phế thải mua lại của mấy bác bán đồng nát với tổng "thiệt hại" khoảng 1 triệu đồng. Từ một triệu đồng này, Phúc bắt tay lắp ráp thành robot cứu hỏa từ xa.

Đặng Văn Phúc bên đống sắt vụn dùng để chế tạo robot cứu hỏa.
Đặng Văn Phúc bên đống sắt vụn dùng để chế tạo robot cứu hỏa.
Robot của cậu học trò có gương mặt bầu bĩnh này nặng khoảng 8kg, cao 35cm. Robot được thiết kế khá đơn giản với 2 bánh tròn, hai bánh bằng xích, trục quay, cánh tay, vòi phun, bình nước...Phúc khoe, trông đơn giản nhưng robot lại hoạt động khá hiệu quả. Robot có thể di chuyển linh hoạt trên nhiều địa hình với vận tốc khá nhanh. Nếu ở địa hình bằng phẳng, robot sẽ đi bằng hai bánh trònvới vận tốc khoảng 2 giây/m. Nếu ở địa điểm gập ghềnh, hai bánh tròn sẽ tự động nhấc lên khỏi mặt đất, cùng lúc đó bánh xích sẽ hạ xuống tiếp đất. Robot còn được gắn một trục quay giúp robot có thểleo được trên cầu thang. Vận tốc di chuyển trên địa hình gập ghềnh và cầu thang của robot khoảng 30 giây/m.

Ngoài ra, trên mình robot có một cánh tay. Cánh tay này có ba khớp nên có thể di chuyển theo tất cả các hướng. Phía trên cùng của cánh tay là vòi phun (vòi phun này có thể phun xa tới 15m). Vòi phun được gắn một bình nước (chai) chứa được 0,8 - 1 lít nước. Trên bình nước có một cái khóa tự động. Khóa tự động được nối với bảng điều khiển qua một đoạn dây cáp dài khoảng 1,5m. Khi sử dụng, các chú lính cứu hỏa chỉ cần bật công tắc nguồn gắn phía sau robot sau đó dùng bảng điều khiển từ xa để "chỉ đạo" robot phun nước rập đám cháy.

Và ước mơ được triển khai ngoài thực tế

Phúc cho hay, ý tưởng làm robot cứu hỏa này Phúc nung nấu từ lâu. Năm 2007, Phúc cũng đã tạo ra một con robot cứu hỏa đem dự Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên và nhi đồng toàn quốc 2007 và đoạt giải khuyến khích. Năm 2008, Phúc làm lại một con robot mới trên cở sở cải tiến con robot cũ. Mẹ Phúc, chị Đặng Thị Huê kể, gia đình khó khăn nên ngoài việc học, Phúc còn phải phụ giúp bố mẹ làm việc ngoài xưởng cơ khí của gia đình. "Phúc thường chỉ làm tranh thủ vào buổi trưa và sau giờ học bài buổi tối", chị Huê chia sẻ: "Có lần Phúc mua về nhà cả đống sắt vụn rồi thần mặt kêu sắt vụn sao cũng hết nhiều tiền. Gia đình tôi không giàu có gì, nhưng thương con, chúng tôi vẫn cho tiền cháu mua sắt vụn làm robot".

Được biết, năm nay, Phúc lại tự tin mang robot đi tham dự Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên và nhi đồng toàn quốc 2008. Những ngày này, cậu học trò nghèo đang hồi hộp chờ kết quả của cuộc thi. "Mấy hôm trước, có người ở ban tổ chức gọi điện báo sản phẩm của em có thể được lựa chọn để đi dự triển lãm ở nước ngoài", Phúc khoe, "Robot của em có lắp tới hơn 10 mô tơ. Nhưng đấy đều là những mô tơ cũ nên nhiều khi robot chạy không ổn định. Nếu có tiền em sẽ đầu tư mua mô tơ mới. Lúc đó, robot sẽ ổn định và phát huy hết khả năng".

Rồi như nhớ ra điều gì, Phúc cười bẽn lẽn: "Em ước, một lúc nào đó, mô hình của em sẽ được đem ra áp dụng ngoài thực tế"...

Độc giả muốn biết thêm về con robot tự động này có thể liên hệ với Đặng Văn Phúc theo số điện thoại: (0343) 266146 hoặc 0989285903.   

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.