Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 09/07/2008 00:00 (GMT+7)

Cú hắt hơi kỳ diệu

Tình hình này cứ tiếp diễn như vậy cho đến khi nhà vi trùng học Anh quốc Alexander Fleming (1881-1955) một hôm, do bị cảm lạnh, đã vô tình hắt hơi vào chiếc bát sứ đang nuôi cấy vi khuẩn trong phòng thí nghiệm của ông...

Mấy ngày sau đó, một điều kỳ lạ đã xảy ra. Sau khi ngó nhìn vào cái bát vốn là nạn nhân của cú hắt hơi vô tiền khoáng hậu nọ, Fleming nhận thấy sự sản sinh của vi khuẩn đã dừng lại. Bằng cảm quan nhạy bén hiếm có của nhà khoa học, ông hiểu ngay rằng trong tiết nhày của con người có những chất đã kìm hãm sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh.

Vào thời gian đó, các thầy thuốc cho rằng nhiệm vụ chủ yếu trong cuộc đấu tranh chống lại bệnh tật là tạo ra những thứ thuốc có khả năng củng cố cơ thể. Chỉ có một số ít người tìm kiếm những chất chống lại chính bản thân căn bệnh mà thôi. Fleming không thuộc về số những người đó. Cũng như đa số đồng nghiệp, ông nhìn thấy việc giải quyết mọi vấn đề y tế ở miễn dịch học.

Cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) nổ ra. Với quân hàm đại úy quân y trong quân đội Hoàng gia, ông đã chiến đấu ở Pháp. Ông không chỉ điều trị mà còn cầm súng, còn xông lên tấn công. Nhưng trước hết, ông là một bác sĩ. Tại đó, trên chiến trường, ông hiểu rằng cần phải chữa bệnh không chỉ bằng cách cố thủ trong pháo đài mà còn phải bằng cách tích cực tiêu diệt địch. Cách phòng vệ tốt nhất là tiến công!

Sau khi trở về nước Anh, Fleming say sưa nghiên cứu những thứ thuốc tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh. Chính trong quá trình nghiên cứu này ông đã hắt hơi! Và đã khám phá ra lizozim - một thứ men giết chết vi khuẩn mà không gây tổn hại cho các mô khỏe mạnh. Các đối cực gặp nhau! Té ra là chính bản thân cơ thể lại sản sinh ra những chất mà nhà vi trùng học đang tìm kiếm khắp nơi. Nhưng đáng tiếc là lizozim không giúp đỡ gì trong cuộc đấu tranh chống các loài vi khuẩn nguy hiểm.

Bát nuôi cấy vi khuẩn của Fleming

Fleming bèn quyết định đi tìm trong cơ thể những nguồn dự trữ tiềm ẩn. Ông lấy vỏ chanh xát vào mắt, làm cho nước mắt chảy ra rồi hứng vào cái bát có chứa vi khuẩn. Hiệu quả thấy ngay tức khắc, nhưng rất yếu ớt. Những cuộc thí nghiệm được tiếp tục và ông đã có được một phát hiện sau đây. Còn ngẫu nhiên hơn.

Bát nuôi cấy vi khuẩn của Fleming. Một lần ông đặt mấy cái bát có chứa chút canh thịt đã được khảo sát cạnh cửa sổ mở rộng và hai tuần sau thấy mốc đã xuất hiện trong một cái bát. Và không tìm thấy vi khuẩn trong canh thịt nữa.

Thật là một sự trùng hợp đáng ngạc nhiên! Vấn đề là cần phải làm sao cho trong bát có thứ mốc thuộc loại khá hiếm hoi là Penicilium Notatum mà người ta đang nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm ở tầng dưới. Cửa sổ cần phải được mở ra để các bào tử mảnh mai theo gió bay vào bát canh thịt. Và nhiệt độ lúc đầu cần phải hạ xuống để cho mốc sinh sôi nảy nở. Còn sau đó nhiệt độ cần được tăng lên đúng lúc để vi khuẩn bị tiêu diệt. Ngoài ra, cần có một khoảng thời gian tương đối để mốc sản sinh ra một lượng penicillin cần thiết, để hợp dịch này thu hút được sự chú ý của nhà khoa học thực thụ.

Một sự kết hợp kỳ diệu không thể ngờ tới của những điều kiện cần thiết!

Thí nghiệm với lzozim gợi ý cho nhà khoa học một điều: giết chết vi khuẩn không phải là mốc mà là chất men do mốc sản sinh ra. Fleming đã gọi chất men ấy là penicillin và đã nhanh chóng thu lượm được chính thứ penicillin dưới dạng nguyên chất.

Song, sau một lần dùng penicillin vào việc cứu chữa không thành công cho một cảnh sát bị chớm nhiễm trùng máu, Fleming ngộ ra rằng chỉ có thể dùng penicillin để điều trị các vết thương bên ngoài, rằng nó, cũng yếu như lizozim, ít có tác dụng chống lại các căn bệnh nguy hiểm. Và như vậy, công việc mới chỉ là bắt đầu. Phòng thí nghiệm chất đầy những cái ang lớn chứa vỏ của đủ loại hoa quả đã thối rữa mà trên đó khuẩn lạc của mốc penicillin phát triển rất tốt. Fleming đã phân phát cho bạn bè và người quen chất sát trùng đã thu lượm được như là một loại thuốc chống các vết xây xát và thậm chí ông còn dùng thứ mốc chữa bệnh để vẽ tranh!

Các vi khuẩn khác nhau được nhuộm bằng những màu khác nhau, thường là rất sặc sỡ. Fleming đã dùng chúng để làm màu vẽ. Muốn cho những "sắc tố"sống động ấy không bò lan sang những khu vực lân cận của bức tranh và làm hỏng hình vẽ, ông đã dùng penicillin bôi lên những đường ranh giới giữa các đốm màu và trưng bày những bức tranh ấy trong câu lạc bộ những người yêu nghệ thuật ở Chelsea.

Fleming nói rằng ông thấy mình hao hao giống các nhân vật trong truyện Đảo giấu vàng của nhà văn Stevenson: đã có tấm bản đồ của hòn đảo, địa điểm kho báu cũng đã tìm ra, thậm chí vài đồng tiền cổ đã được moi lên, nhưng kho báu vẫn chẳng thấy đâu.

Và lại có thêm một sự trùng hợp nữa. Một cô nhân viên phòng thí nghiệm đang định đem mấy chai "nước bẩn màu nhiệm"đi đổ thì gặp hai nhà vi trùng học đang tiếp tục nghiên cứu lizozim là Howard Walter Florey và Ernst Boris Chain. Hai ông bèn ngăn lại và đem mấy chai đó về phòng thí nghiệm của mình. Và họ đã lập tức thực hiện cái việc mà không hiểu tại sao Fleming chưa nghĩ ra: từ chỗ nước canh thịt ôi thiu lên mốc, hai ông đã chiết xuất tiêu bản, tinh chế rồi tiêm vào những con chuột mắc bệnh.

Kết quả thật kinh ngạc, hai ông chạy ngay đến chỗ Fleming. Ba nhà khoa học đã cùng nhau khử sạch tiêu bản, nghiên cứu nó bằng đủ mọi cách và sau một thời gian ngắn, thành phần hóa học của penicillin đã trở nên rõ ràng. Đó là một bước quan trọng để mở ra kho báu. Một khi biết được cấu tạo của chất thì có thể tìm ra những phương thức khai thác nó. Những chiếc thùng to chứa hoa quả thối rữa được thay bằng những tủ sấy nghiêm chỉnh, bằng những buồng khí kín; không khí được lọc sạch và bây giờ có thể đo đếm số lượng chất đã làm ra bằng những bao gói nặng hàng kilô.

Thành phố Oxford đã biến thành một công xưởng sản xuất penicillin. Nhu cầu vô cùng lớn. Chiến tranh đang diễn ra, cần phải cứu sống các thương binh khỏi chứng hoại thư, áp-xe, viêm phổi và vô số bệnh khác...

Năm 1944, cả ba nhà khoa học được Nữ hoàng Anh phong danh hiệu hiệp sĩ và trở thành nam tước.

Một năm sau, cả ba người được trao giải Nobel "Vì sự khám phá ra penicillin và tác động chữa bệnh của nó đối với các bệnh nhiễm khuẩn".

Trong lễ trao giải thưởng, nam tước Henri Gvaris, một trong những nhà vi trùng học vĩ đại nhất, đã nói: "Nếu không có Fleming thì sẽ không có cả Chain lẫn Florey. Nếu không có Chain thì sẽ không có Florey, còn nếu không có Florey thì chúng ta sẽ không có penicillin". 

Nguồn: Khoahoc.com.vn, 28/6/2008
Bát nuôi cấy vi khuẩn của Fleming.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.