Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 03/12/2007 15:06 (GMT+7)

Côn trùng và cuộc sống của chúng ta

Một thời gian dài trước khi nền văn minh của con người ra đời thì các loài côn trùng đã thực hiện được rất nhiều chức năng tài tình.

Ví dụ trước khi con người sáng chế ra những dụng cụ để đục lỗ thì các loài côn trùng rừng đã là những "người thầy" về nghệ thuật đục trong lỗ, ngay cả đối với những loài gỗ cứng nhất. Các loài côn trùng còn là những nhà xây dựng tuyệt vời, bằng đất và nước bọt các loài mối, chúng đã xây dựng lên "toà nhà cao tầng" có trình độ kiến trúc rất tài ba và sáng tạo, mà có lẽ nhiều kiến trúc sư phải mô phỏng theo; nghệ thuật kiến trúc của nhiều loài ong đã khiến cho nhiều nhà khoa học phải ngạc nhiên.


Tóm lại, các loài côn trùng còn rất khéo léo trong nhiều lĩnh vực mà con người chúng ta đã và đang phải học tập.


Hiện nay đã có riêng một ngành khoa học chuyên nghiên cứu và bắt chước về những động tác và cấu tạo của một số loài sinh vật (nói chung) và của côn trùng (nói riêng) đó là ngành mô phỏng sinh học (Bionic). .


Ngoài các đặc tính tốt như siêng năng, cần mẫn, các loài côn trùng còn là những sinh vật đầu tiên sáng tạo nên một khuôn mẫu xã hội có tổ chức, một nhà nước cục bộ và một sự phân chia đẳng cấp cực kỳ nghiêm ngặt trong thế giới các loài ong, mối, kiến...


Các thành viên trong xã hội các loài ong, mối, kiến đều làm nhiệm vụ một cách tự giác theo các chức năng đã được phân công:


- Con chúa là "người mẹ" của mọi thành viên, nó sinh đẻ liên tục trong suốt đời mình để tăng thêm nguồn "nhân lực" cho xã hội .


- Một số con thì chuyên trách chăm sóc, nuôi nấng các thế hệ tương lai


- Một số con chuyên lo việc kiếm ăn và kiến thiết tổ


- Còn đẳng cấp "thợ thuyền" thì luôn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu, để bảo vệ cuộc sống và sự an toàn của cộng đồng.


Trải qua một lịch sử phát triển lâu dài, các loài côn trùng luôn luôn phải đấu tranh với cuộc sống để sinh tồn. Sự đa dạng và phong phú của các loài côn trùng hiện nay là kết quả của cả một quá trình đấu tranh phức tạp để thích nghi với môi trường sống.


Sự phát triển, tiến bộ của nền văn minh loài người và của các ngành nông, lâm nghiệp và nhu cầu về lương thực và lâm sản ngày càng tăng đã đẫn tới sự thay đổi lớn lao về đặc điểm của những sinh cảnh trước đây. Những cánh rừng rộng lớn đã bị suy giảm biến thành đồi hoang, núi trọc. Nhiều loài côn trùng sống trong rừng hoặc đã bị tiêu diệt hoặc phải biến đổi để thích nghi với môi trường sống mới. Các loài Bướm ngày có nhiều màu sắc sặc sỡ để ngụy trang khi bay lượn kiếm ăn trên những đóa hoa muôn màu, nhưng khi ở dạng sâu non thì nó lại là những con vật đáng sợ. mình đầy lông độc, gây đau đớn cho những ai khi động tới nó. Có loài bướm khi đậu trên cây trông giống như một chiếc lá khô, ngay cả những nhà chuyên môn cũng khó có thể phát hiện được chúng. Một số loài côn trùng có cấu tạo như cành cây khô hoặc hình dáng kỳ quái, oai vệ để tự bảo vệ mình. Chính nhờ những sự thích nghi vô cùng đa dạng mà những con vật bé nhỏ xuất hiện cách đây hàng trăm triệu năm vẫn tồn tại đến ngày nay. Thậm chí chúng còn phát triển mạnh mẽ và tạo nên một số lượng loài thật phong phú, đến lỗi vượt khá xa tổng số góp lại của tất cá các loài sinh vật hiện có trên hành tinh của chúng ta. Điều này chứng minh một cách sinh động về mối quan hệ chặt chẽ giữa sinh vật và môi trường sống.


Khi nói tới côn trùng, một số người thường nghĩ tới mặt có hại nhiều hơn có lợi nhưng thực tế thì các loài côn trùng có một ý nghĩa to lớn đối với đời sống con người.


Về mối quan hệ của côn trùng đối với con người, người ta chia thành 3 nhóm: nhóm côn trùng có ích, nhóm côn trùng có hại và nhóm côn trùng chưa rõ lợi hại cụ thể.


Về mặt có ích, côn trùng đã thụ phấn cho cây cỏ, chúng là nguồn sản xuất ra mật, sáp tơ sợi, gomme laque, phẩm mầu và chúng còn là những thiên dịch, ký sinh để tiêu diệt loài sâu hại.


Sự thụ phấn hoa nhờ các loài bướm; luôn luôn được ngưỡng mộ như biểu tượng hoàn


chỉnh của môi trường. Nếu như những bông hoa không còn sự hiện diện trên trái đất này thì đương nhiên sẽ kéo theo sự mất đi của hàng chục ngàn loài côn trùng, của hàng nghìn loài bướm và ngược lại nếu thiếu đi sự thụ phấn hoa của các loài côn trùng, các loài bướm thì thế giới sinh vật chắc chắn bị mất đi những loài cây cỏ hiện có.


Những chú bướm ngày ( Rhopalocera) thường bị các màu sắc rực rỡ của các bông hoa "chào mời quyến rũ” và đương nhiên chúng trở thành những nhà "truyền giống" vĩ đại. Chính màu sắc, hương thơm tự nhiên của các loài hoa đã quyến rũ các loài ong, loài bướm… chứ đâu chỉ giành cho sự thưởng thức của loài người.


Tầm quan trọng đặc biệt và có ý nghĩa lớn lao của côn trùng đối với con người là những loài côn trùng thiên địch, ký sinh. Chúng có một vai trò quan trọng trong việc duy trì được thế cân bằng sinh học có lợi cho con người, chúng còn là một trợ thủ vô giá cho con người trong việc kiểm duyệt sinh học đối với những tập đoàn sâu hại và tiêu diệt cho chúng ta một số lượng lớn các loài sâu hại, mà nếu sử dụng thuốc hóa học thì con người phái chi phí hàng tỷ đô la và chắc chắn trên hành tinh chúng ta, môi trường đã phải chịu đựng một khối lượng chất độc hóa học quá lớn, đủ để hủy diệt hàng triệu nhân mạng. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta không cần sử dụng thuốc trừ sâu, mà là sử dụng chúng như thế nào để vừa tiêu diệt được sâu hại, vừa bảo vệ được môi trường sống và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các loài sinh vật có ích sinh sản, phát triển.


Không những thế, các loài bướm do cấu trúc hình thái độc đáo, màu sắc sặc sỡ và phối trí đẹp kỳ lạ ở thân hình và tập trung nhiều nhất ở đôi cánh, tạo nên nhiều vẻ đẹp hiếm có ở tự nhiên, khiến cho các loài bướm có giá trị không nhỏ về mỹ học, cái đẹp mà con người khao khát bắt chước đạt tới trong nhiều mặt của đời sống như nghệ thuật thẩm mỹ trang trí, tạo hình và phối hợp màu sắc ở nhiều đồ dùng sinh hoạt, của các đồ lưu niệm .


Dịch vụ buôn bán trao đổi bướm đẹp. bướm hiếm đang thực sự được hình thành ở nhiều nước, trở thành một ngành kinh doanh bướm, thu về lợi nhuận to lớn hàng triệu đô la Mỹ. Xu hướng các loài bướm trở thành hàng hóa có tính chất hai mặt đối lập: vừa là nguồn thu nhập, vừa là tệ nạn sinh thái, nếu không được quản lý đúng mà ở Việt Nam đang xuất hiện biểu hiện xấu này, phương hại không nhỏ đến các động vật hoang dã.


Tại một số nước nhiệt đới như Việt Nam, với nhiều hệ sinh thái rừng phong phú, đa dạng về thành phần thực vật thì cũng chính là khu vực có thành phần chủng loại bướm phong phú và đa dạng vào bậc nhất thế giới.


Nhưng thật đáng tiếc là trong nhận thức xã hội vẫn chưa được coi là một tài sản vô giá của rừng và hơn nữa các loài bướm hiện nay, do chịu hậu quả nặng nề của suy thoái sinh thái, nhiều loài bướm đang trở thành loài hiếm, và thực sự có nguy cơ bị tiêu diệt. So với nhiều nước phát triển của thế giới, Việt Nam còn hiểu biết rất ít về các loài bướm (trừ một ít loài gây hại nguy hiểm cho thực vật) và tình trạng diễn biến tiêu cực về thành phần chủng loại, do tệ nạn phá rừng, đặc biệt đối với những loài bướm trở thành hàng hóa có thể mua bán được, trong tình trạng quản lý lỏng lẻo. Ngành lâm nghiệp đã có chủ trương nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý đúng đắn nguồn tài nguyên này. Đây là một việc làm vừa có ý nghĩa khoa học đối với côn trùng nhiệt đới, vừa có ý nghĩa thực tiễn trong khả năng gây nuôi công nghiệp một số loài có giá trị hàng hóa đặc biệt, vừa góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên rừng và tạo nghề mới, tăng nguồn thu nhập cho các cộng đồng nông thôn, miền núi.


Nguồn: agroviet.gov.vn

Xem Thêm

Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.
Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.
Huế: Hội nghị về Nội tiết và Đái tháo đường năm 2025
Ngày 29/3, Hội Nội tiết và Đái tháo đường thành phố Huế phối hợp với Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam đã tổ chức hội nghị khoa học Cố đô mở rộng lần thứ 8 về bệnh nội tiết, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa năm 2025.

Tin mới

Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Phát huy sức mạnh trí tuệ và tâm huyết của trí thức KHCN trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị
Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - LHHVN) xác định phát huy trí tuệ, trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ trí thức là nhiệm vụ trung tâm, tạo động lực để khoa học công nghệ và chuyển đổi số trở thành lực lượng sản xuất chủ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
An Giang: 30 trí thức KH&CN tiêu biểu được tôn vinh 2025
Chiều ngày 28/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh An Giang, Hội đồng xét chọn trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiêu biểu tỉnh năm 2025 đã tổ chức phiên họp chính thức. Đây là lần thứ hai An Giang triển khai hoạt động xét chọn và tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu.
Quảng Ngãi: Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III đã tìm ra nhà vô địch
Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, chiều ngày 27/5, tại Nhà thi đấu IEC Quảng Ngãi, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025 đã tổ chức bế mạc, trao 16 giải thưởng cho các đội đoạt giải. Đội CFF đến từ trường THPT Lê Trung Đình đã xuất sắc giành giải Nhất chung cuộc.
Khởi động Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 năm 2025
Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân.
Khai mạc Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III
Ngày 26/4, tại Quảng Ngãi, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi và Tỉnh đoàn tỉnh Quảng Ngãi tổ chức khai mạc và vòng loại Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025.
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.