Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 27/09/2005 14:27 (GMT+7)

Con người có thể sống bao nhiêu tuổi ?

Theo TS. Kalache thuộc Tổ chức Y tế Thế giới, cần phân biệt giữa tuổi thọ trung bình và tuổi già còn khỏe mạnh, nghĩa là chỉ tính những năm tháng còn tự chăm sóc, ít bệnh tật khi về già. Ở Australia , tuổi thọ trung bình ở nữ là 83, ở nam là 78. Nhưng tuổi già mà còn khỏe mạnh chỉ ở khoảng 73 tuổi, có nghĩa là con người mất khoảng 9% cuộc đời là bệnh tật ốm đau do tuổi tác. Người Nhật Bản có tuổi thọ cao nhất: 85 ở nữ và 78 ở nam, và chỉ mất 6,4% cuộc đời cho việc đau ốm. Ở Haiti, tuổi thọ là 50, trong đó 12,5% là đau ốm. Còn ở Sierra Leone , tuổi thọ chỉ 34, trong đó 16% là đau ốm.

Có thể sống được bao nhiêu tuổi? TS. Gravilov thuộc Trung tâm Lão khoa Đại học Chicago giải đáp câu hỏi này bằng cách phân tích các dữ liệu sinh học và dân số học, chủ yếu sử dụng 3 mô hình dự đoán tuổi thọ của con người: quy luật tử vong của Gompertz Mackeham; quy luật bù chỉnh tử vong và quy luật giảm tốc tử vong lúc cuối đời. Hai mô hình đầu cho thấy, tuổi thọ trung bình ở khoảng 85-95 năm. Mô hình thứ ba cho thấy tỷ lệ tử vong ngừng tăng theo số mũ sau 90 tuổi (nghĩa là khi đạt tuổi này, người ta có nhiều cơ may sống thêm 3-5 năm nữa hơn là những người tuổi 80).


GS. Carnes thuộc Viện Lão khoa Đại học Oklahoma đưa ra được những con số ước tính một người có thể sống thêm bao lâu nếu giải quyết được những nguyên nhân chính về tử vong. Theo tính toán, nếu loại trừ được các bệnh tim mạch thì sẽ tăng tuổi thọ thêm được 6-7 năm, loại được các bệnh ung thư thì tăng thêm được 2-3 năm, loại được tai nạn thì tăng thêm một năm và loại các nguyên nhân khác thì tăng thêm được 4,5 năm kể từ khi ra đời hoặc 1,7 năm kể từ tuổi 65. Nói cách khác, nếu loại trừ được các nguyên nhân tử vong chính hiện nay thì con người sẽ sống thêm được 15-20 năm và sẽ chết ở tuổi “lão niên”.


Sống lâu không nhất thiết là đã tốt đẹp nếu không kèm theo chất lượng cuộc sống
. Từ số liệu gần đây, có thể dự đoán là các bệnh thoái hóa thần kinh sẽ trở thành nguyên nhân tử vong hàng đầu trong vòng 20 năm tới. Hiện nay, 50% số người trên 85 tuổi bị sa sút trí tuệ. Vì vậy, cần tập trung tìm kiếm các biện pháp dự phòng và điều trị hữu hiệu, nếu không những năm tháng sống thêm này sẽ không đáng giá như mong muốn.


Hai giáo sư Burrows và Tanzi thuộc Trung tâm nghiên cứu di truyền và lão khoa Đại học Y Harvard đã phác thảo nhiều cách để giảm nguy cơ sa sút trí tuệ. Đó là: Luôn hoạt động tâm trí; hoạt động thể lực ít nhất 20 phút mỗi ngày; tăng cường dùng các chất chống ôxy hóa, thí dụ vitamin E, hai cốc vang đỏ mỗi ngày; giảm lượng hormon cystein trong máu bằng cách uống acid folic; giảm tiêu thụ mỡ, giảm cholesterol; trị các bệnh tăng huyết áp và tim mạch.

Làm thế nào để sống lâu, sống khỏe? GS. Meydani, Đại học Tufts nêu một thực tế là người già thường ăn uống không đầy đủ vì nhiều lý do: bệnh tật, sống cô đơn, thu nhập thấp, khả năng nhai kém. Trong một nghiên cứu trên người già ở Mỹ, 75% thiếu vitamin E, 50% thiếu acid folic, 90% thiếu vitamin D và 50-70% thiếu canxi. Đại học Tufts đưa ra cách ăn uống cho người già gồm: uống 8-10 cốc nước mỗi ngày, ăn nhiều rau quả, ăn cá, thịt nạc, gia cầm, trứng, bổ sung vitamin (đặc biệt vitamin B12, vitamin D và canxi). Về chức năng miễn dịch, vitamin E và kẽm được coi là quan trọng nhất, đặc biệt với người già. Các chất chống ôxy hóa nói chung là quan trọng đối với các bệnh tim mạch.


Về lĩnh vực di truyền, các nhà khoa học tập trung xác định các gien liên quan đến bệnh Alzheimer để phát hiện những người có nguy cơ cao nhất (dự đoán sớm) và triển khai các thuốc để can thiệp vào tiến trình của bệnh (dự phòng sớm). GS Tanzi là một trong số những nhà nghiên cứu đã xác định được 5 gien chịu trách nhiệm về sự tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Ông giải thích rằng, những gien này ảnh hưởng đến hàm lượng của một protein độc có tên là AB42, tích tụ trong não và gây bệnh Alzheimer. Mục đích của dự phòng và điều trị là ức chế sự tích tụ peptid AB và b-amyloid hoặc tăng cường sự thanh thải những chất này. Nghiên cứu di truyền không chỉ nhằm cải thiện tiên lượng và chẩn đoán mà còn để triển khai những phương pháp dự phòng và điều trị mới.


Theo các nghiên cứu mới nhất, để những năm tháng từ bát tuần đến bách niên được khỏe mạnh, cần có sự kết hợp của gien tốt, ăn uống tốt (bổ sung các chất: acid folic, vitamin B12, vitamin D, vitamin E, canxi, các chất chống ôxy hóa), lối sống mạnh khỏe và khả năng tiếp cận với chăm sóc sức khỏe.

Nguồn: vnexpress.net   22/9/2005

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.