Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 08/09/2008 14:37 (GMT+7)

Chuyện nhà nghiên cứu 10 năm "theo"... thằn lằn

Trong căn hộ nhỏ, thuê lại của một người thân (phường 13, quận Tân Bình), tài sản quý giá nhất của Ngô Văn Trí là… một bộ sưu tập thằn lằn! Bộ sưu tập này, có cả chục loại thằn lằn khác nhau mà Ngô Văn Trí cho biết, anh đã thu thập được qua những chuyến đi khảo sát tại nhiều nơi trên khắp cả nước.

Tốt nghiệp Khoa Sinh Trường ĐH Tổng hợp Huế năm 1994. Đến nay, Ngô Văn Trí đã có 14 năm nghiên cứu về động vật. Tuy nhiên, đam mê lớn nhất của anh là nghiên cứu về thằn lằn, mọi việc bắt đầu từ một câu chuyện tình cờ vào năm 1998...

Lương tháng nghìn "đô"... bỏ

Lúc này, Ngô Văn Trí đang làm việc tại Tổ chức Động thực vật hoang dã Quốc tế - chương trình Đông Dương (FFI). Trong một lần đi thực địa khảo sát động vật rừng anh bị lạc đường, trong lúc đang loay hoay tìm đường trở ra thì bị vấp ngã vào một thân cây mục ven đường.

Đúng lúc đó có một con thằn lằn bám vào áo, anh liền bắt lấy nó và phát hiện nó trông không hề giống với những con thằn lằn ở nhà. Kể từ đó, anh bắt đầu nuôi ý định thử tìm hiểu xem có tất cả bao nhiêu loại thằn lằn. 

Cũng chỉ vì sở thích đó mà sau lần đi thực địa ấy anh đã quyết định từ bỏ công việc hiện tại của mình tại FFI với mức lương gần 1.000USD (so với thời điểm 1998, thì đây là một mức lương không hề nhỏ so với một người dân lao động bình thường như anh Trí).

Tháng 4/1998, anh quyết định quay trở lại công tác tại Viện Sinh học Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh, công việc nghiên cứu và khám phá ra các loài thằn lằn mới của anh mới thực sự bắt đầu. Khi được hỏi tại sao anh thích tìm hiểu, khám phá các loài thằn lằn mà không phải bất cứ con vật nào khác, anh bảo ngoài thằn lằn anh còn rất thích tắc kè bởi lí do chúng có khả năng thay đổi màu sắc phù hợp với môi trường sống xung quanh và đặc biệt chúng có khả năng tự cắt đuôi khi gặp nguy hiểm đến tính mạng đây chính là những yếu tố thôi thúc anh quyết định bắt tay vào nghiên cứu nhóm động vật này. 

Trong suốt thời gian từ khi bắt tay vào nghiên cứu, tìm kiếm thằn lằn (1998) đến nay anh đã trải qua 7 lần bị sốt rét, 3 lần cấp cứu, 2 lần trôi sông và 1 lần suýt bị xô xuống thác nước trong khi đi khảo sát ban đêm đúng vào lúc gặp lâm tặc. May lúc đó anh không mang theo gì trên người, tất cả đồ nghề như máy ảnh.v.v. đều để ở lán, nếu không hôm đó bọn lâm tặc sẽ tưởng anh đi theo dõi chúng, anh may mắn thoát chết trong gang tấc. 

Đấy là còn chưa kể những lần bị sốt rét, một mình nằm bệnh viện, không tiền, không bạn bè, người thân, da dẻ vàng vọt, mắt quầng trũng đến nỗi các bác sỹ trong bệnh viện tưởng anh mới từ... rừng xuống.

Tự thân… vận động

Thằn lằn chân ngón Tà Kóu được khám phá trong một hang nông của Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu (Bình Thuận).
Thằn lằn chân ngón Tà Kóu được khám phá trong một hang nông của Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu (Bình Thuận).
Khó khăn trong nghiên cứu khiến anh quyết định phải…liều, và anh đã gặp may mắn khi quyết định viết thư ra nước ngoài cho một vị giáo sư với mục đích nói rõ tình hình cũng như niềm đam mêkhoa học cũng như nguyện vọng xin được giúp đỡ. Cuối cùng, anh đã được Giáo sư Aaron Bauer của Trường Villanova University, Pensylavania (Mỹ) tặng cho toàn bộ bản điện tử về các công trình khoa họcmà giáo sư đã nghiên cứu trong suốt cuộc đời làm khoa học của mình. Thường thì những tài liệu trên chỉ dùng để trao đổi khoa học. 

Với anh, đây chính là may mắn lớn nhất trong cuộc đời nghiên cứu của mình. Nhờ thế, anh cũng gặp nhiều thuận lợi hơn trong quá trình tìm kiếm và phát hiện ra các loài thằn lằn mới.

Cho đến nay, Ngô Văn Trí đã khám phá 7 loài thằn lằn trong đó có 4 loài thằn lằn đá ngươi tròn, 1 loài thằn lằn chân ngón giả sọc, 2 loài thằn lằn chân ngón thuộc loại tắc kè Gekkonnidae và 1 loài rắn lục mang tên Hòn Sơn. Đây là một trong những khám phá quan trọng góp phần tìm hiểu về bảo tồn đa dạng sinh học của nước ta và thế giới. Công trình khám phá này được xuất bản trên Tạp chí ZooTaxa, một trong những tạp chí quốc tế nổi tiếng về nghiên cứu phân loại học các loài động vật số 1715 ra ngày 29/02/2008. 

Trước đó, Ngô Văn Trí còn có bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành Herpetologica, số ra tháng 12/2007.  Điều đó góp phần khẳng định sự miệt mài không ngại khó, ngại khổ của nhà khoa học trẻ Ngô Văn Trí.  

"Đói" tiền nghiên cứu…

GS Đoàn Cảnh
GS Đoàn Cảnh
Khi bắt tay vào nghiên cứu, khó khăn chồng chất khó khăn, đã nhiều lần Ngô Văn Trí có ý định bỏ cuộc. Khó khăn càng tăng lên gấp bội khi công việc nghiên cứu ấy không được trợ cấp bởi cácnguồn kinh phí khác.

Anh Trí tâm sự, trong suốt nhiều năm công tác, vì nhiều lý do khác nhau, anh chưa từng nhận kinh phí Nhà nước cấp cho các đề tài nghiên cứu riêng mà anh ấp ủ. Tất cả đều từ tiền túi mà ra. Nhiều khi muốn bỏ nghề nhưng có lẽ sở thích tìm kiếm và phát hiện nhiều loài thằn lằn khác nhau đã ngấm sâu vào máu nên không dễ dàng từ bỏ.

Chuyện thiếu tiền nghiên cứu nhiều khi để lại trong anh những chuyện vui đáng nhớ…

Có lần, trên thuyền đi khảo sát từ Cam Ranh về Sài Gòn, lúc đó trong người anh chỉ còn đủ tiền để đón xe đò về TP.HCM. Trên chuyến phà ra bến xe, đến trưa, bụng đói cồn cào vì không còn tiền đường, Trí bèn bắt chuyện với người bên cạnh cho qua cơn đói. Không ngờ khi nghe kể chuyện về thằn lằn, người bạn đồng hành ấy lại tỏ ra hào hứng, chịu nghe. Sau khi biết anh không có tiền để ăn cơm, lúc chia tay ở bến phà người này đã xin… vợ mình 50 nghìn đồng biếu anh.

Sắp tới, anh cho biết sẽ cho công bố thêm một số loài thằn lằn mới, và cho dù có khó khăn thế nào đi chăng nữa anh vẫn quyết tâm sống với đam mê của mình. Tuy nhiên, niềm vui trong ánh mắt của anh không giấu hết được vẻ lo âu đang hiện rõ trên khuôn mặt... 

Đó là mong muốn được sự quan tâm nhiều hơn nữa của Nhà nước, bởi có giải quyết được bài toán cuộc sống thì những đam mê có ích ấy mới không bị gián đoạn. 

Ngô Văn Trí là một người có   năng khiếu và ham thích chuyên môn, luôn sẵn sàng vác ba lô vào rừng một mình để nghiên cứu và tìm hiểu. Tuy nhiên, nếu được sự quan tâm động viên nhiều hơn nữa từ phía Viện, tôi tin Trí sẽ còn gặt hái nhiều thành công hơn thế. Đóng góp của Trí đối với giới khoa học (khám phá ra loài thằn lằn mới) là rất lớn, được giới khoa học trong và ngoài nước đánh giá cao thế nhưng ngoài việc... vỗ tay khen ngợi thì Viện không thể giúp Trí nhiều hơn, tôi nghĩ đấy cũng là một điều thiệt thòi đối với một nhà khoa học đầy tài năng như Ngô Văn Trí (GS Đoàn Cảnh, nguyên Viện Phó phụ trách Khối Sinh thái - Tài nguyên sinh vật - Viện Sinh học Nhiệt đới TP.HCM)

Nguồn: Dân trí, 19/8/2008

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.