Chứng can dương thượng cang trong đông y
Chứng can dương thượng cang là do âm không phối dương của tạng can dẫn đến can dương không tiềm tàng, hoặc can khí thăng phát thái quá. Dương khí nổi lên quấy động ở trên mà sinh ra bệnh, chứng này nguyên nhân chủ yếu là do phòng thất quá độ dẫn đến mệt nhọc, hoặc do nội thương thất tình, hoặc do ăn uống không điều độ là những nguyên nhân cộng đồng dẫn đến bệnh, chứng can dương thượng cang thường gặp trong các bệnh huyễn vậng, đầu thống, tai ù, tai điếc...
Bệnh nhân thường choáng váng, đầu trướng đau, hoa mắt sợ ánh sáng, hoặc mắt nhìn không rõ, hay buồn nôn, có khi nôn oẹ, ưa yên tĩnh, có khi còn kiêm chứng như mặt đỏ rêu lưỡi vàng mỏng, hoặc trắng mỏng, mạch huyền tế hoặc huyền tế sác... cần phân biệt với chứng can phong nội động, chứng can hỏa thượng viêm, chứng can huyết hư, chứng can âm hư, chứng can thận âm hư.
Bệnh này trên lâm sàng thường kiêm nhiều tạp chứng, do cơ địa của mỗi người âm dương khác nhau. Nếu là tuổi thanh niên khỏe mạnh thường do thận tinh hư yếu mà sinh ra chứng can dương thượng cang: Tai ù, mỏi lưng, hai đùi đau đến gót chân. Có trường hợp thấy phụ nữ là tinh tự chảy ra, dễ cường dương và dễ tiết tinh, khi điều trị nên bình can tiềm dương, phối hợp với phép tư thận kiêm âm cùng áp dụng hỗ trợ lẫn nhau. Người nghiện rượu, thuốc lá, ăn thức ăn cay nóng, ngọt béo khi mắc chứng can dương thượng cang do nhiệt nung nấu hóa hỏa, thường có kiêm chứng can đởm thấp nhiệt, hay trướng đau hai mạng sườn, hoặc một bên mạng sườn phải (hiếp thống) miệng đắng, bụng đầy hay nôn, tiểu tiệnvàng đỏ, âm nang ẩm ngứa rêu lưỡi vàng nhớt, mạch huyền sác, khi điều trị cần chú ý đến binh can tiềm dương, thanh tiết thấp nhiệt ở can đởm.
Nếu là phụ nữ trước hoặc sau khi mãn kinh, thận khí hư dần, xung nhâm suy yếu, huyết hải khô cạn, dẫn đến can dương cang, thường có các chứng như chóng mặt, ù tai, phiền táo không yên, mặt bốc hỏa, miệng khô, còn có những chứng trạng của xung nhâm như rối loạn kinh nguyệt, lượng kinh ra ít mà khó chịu, có khi bế kinh, bệnh thường phát sau lứa tuổi trung niên, hoặc do các thủ thuật ngoại khoa làm tổn thương xung nhâm như cắt buồng trứng, dạ con... do thủy không hãm được mộc mà dẫn đến can dương thượng cang. Tuy nhiên can trong Đông y thường có những đặc điểm độc đáo, khi thận khí hư suy, mạch xung nhâm tổn thương, không nuôi dưỡng được can mà dẫn đến can thận âm dương mất chức năng điều hòa, khi điều trị phải dục âm, tiềm dương, đồng thời phải bồi bổ xung nhâm.
Đối với nam giới ở tuổi 64 (8x8) xuất hiện chứng can dương thượng cang, có liên quan đến thận khí suy, thiên quý cạn kiệt thường xuất hiện chứng thận âm, dương đều hư, ngoài phương pháp điều trị chủ yếu cần phải tư bổ cả âm và dương thì phù hợp hơn là phép thông thường bình can tiềm dương, hoặc dục âm tiềm dương.
4-Phân biệt chẩn đoán:
- Chứng can phong nội động với chứng can dương thượng cang.
Chứng can phong nội động bao gồm 3 loại chứng: Can dương hóa phong, can hỏa sinh phong, huyết hư phong động rất dễ lẫn lộn với chứng can dương thượng cang, thuộc loại can dương hóa phong. Hai chứng này đều có âm hư dương cang và có các triệu chứng như đau đầu, choáng váng mặt đỏ, hoa mắt, tai ù, miệng lưỡi khô ráo, khi chẩn đoán thường nhầm lẫn, khi điều trị cũng dễ dùng thuốc nhầm lẫn. Ví dụ nếu dùng nhầm thuốc ôn bổ, thăng đề, trợ hỏa, làm tổn thương tân dịch dẫn đến can dương biến thành can phong. Ngược lại chứng can dương hóa phong điều trị không dứt điểm, can phong tuy đã được dẹp nhưng can dương chưa kín đáo, cũng có thể chuyển thành chứng can dương thượng cang vì giữa hai chứng có sự quan hệ mật thiết với nhau, chúng ta thường không phân tích tỷ mỷ mà gọi chung là can phong, cho nên cần phải phân biệt như sau:
+ Chứng can dương hóa phong do dương cang quá nghịch từ lượng biến đến chất, biến dương cực hóa phong, các chứng trạng của can phong, mắt dật, mắt hoa, hay chóng mặt quay cuồng, tay chân tê dại, hồi hộp ngủ kém, ăn kém hay nôn mửa, hễ lao động nhẹ là vã mồ hôi, khi đứng lên thì loạng choạng muốn ngã, đó là những triệu chứng của can dương thượng cang khi chưa hóa phong.
+ Chứng can dương hóa phong khi xuất hiện miệng mắt méo lệch, ngã lăn, hôn mê, cấm khẩu. Đây là chứng can phong phát lên đỉnh đầu là chứng nguy hiểm khi xuất hiện bán thân bất toại, chân tay co quắp đó là do can phong chạy ra tứ chi, đó cũng là những lý do để chẩn đoán phân biệt.
+ Khi can dương thượng cang hóa phong, mạch tượng thường huyền tế hoặc huyền sác chuyển sang huyền trường có lực.
- Chứng can hỏa thượng viêm với chứng can dương thượng cang.
Nếu nói về cơ chế bệnh thì hai chứng khác nhau, một là hư chứng, một là thực chứng. Chứng can hỏa thượng viêm là do khí uất hóa hỏa, hoặc tức giận hóa hỏa, hoặc tích nhiệt hóa hỏa, hoặc do phong khí thông can, phong tác động lên mà hun đốt can, hỏa với nhiệt xung đột lên trên mà thành chứng thực nhiệt, còn chứng can dương thượng cang là do can âm bất túc, hoặc do can thận âm đều hư không chế được dương làm dương cang quấy rối lên trên thành chứng bản hư tiêu thực. Nhưng cả hai chứng có điểm giống nhau là bệnh hướng lên trên, đều có đau đầu, đầu trướng ở hai huyệt thái dương, mặt đỏ, tai ù, phiền táo, hay giận dữ, miệng lưỡi khô ráo, ria lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mạch huyền, cho nên trên lâm sàng khi chẩn đoán rất dễ nhầm lẫn, do đó cần phân biệtchỗ khác nhau. Chứng can hỏa thượng viêm có hiện tượng thực hỏa như đau mạn sườn, thổ huyết, nục huyết, nuốt nước chua, nấc, cuồng táo, đại tiện bí kết, tiểu tiện đỏ... còn chứng can dương thượng cang thì có những triệu chứng khác như: hàng ngày thấy mặt buồn, mệt mỏi, chóng mặt, hay mê, mắt khô rít, chân tay mình mẩy khô cứng, tê dại, gân thịt máy động, phụ nữ thì kinh nguyệt lượng ít, bế kinh mồ hôi trộm, có từng cơn nóng bừng, vã mồ hôi có hiện tượng của thận âm hư như tai ù, hay quên, lưng gối mỏi, ngũ tâm phiền nhiệt.
- Chứng can huyết hư và chứng can dương thượng cang
Chứng can huyết hư phần nhiều do mất máu đột ngột hoặc do cơ thể sinh huyết kém, ngoài ra cũng có triệu chứng gần giống như can dương thượng cang như: Chóng mặt, ù tai, mắt khô nhìn không rõ, móng tay móng chân không tươi, hay mê ngủ, phụ nữ thì bế kinh, hoặc lượng kinh ra ít, mạch tế hoặc trầm tế, còn chứng can dương thượng cang thì do dương cang lên trên làm cho sắc mặt vốn không sáng sủa nay lại tái nhợt, tai ù, tiếng nói nặng nề, đau đầu chóng mặt, mạch huyền tế, có khi kiêm cả sác.
- Chứng can âm hư và chứng can dương thượng cang
Chứng can huyết hư thường phát triển thành can dương thượng cang, trên lâm sàng nhiều chỗ giống nhau, những chỗ khác nhau chủ yếu là: can âm hư sinh nội nhiệt, trạng thái bệnh thường tĩnh, mạch huyền tế sác, còn chứng can dương thượng cang thì trạng thái bệnh bốc lên bồng bột, khi ngủ ra nhiều mồ hôi, chứng trạng thường bộc lộ ban ngày, mặt đỏ mắt hoa, choáng váng, buồn nôn, hay cáu giận, mạch huyền kính vượt bộ quan sang bộ thốn, đó là những yếu tố để phân biệt chẩn đoán.
- Chứng can thận âm hư với chứng can dương thượng cang.
Chứng can thận âm hư thường gần gũi với chứng can âm hư, chứng can dương thượng cang từ chứng can thận âm hư mà phát triển thành. Chứng can thận âm hư vẫn là chứng can âm hư hóa nhiệt thêm chứng thận âm hư như đau lưng, gối mỏi, ngũ tâm phiền nhiệt, não có tiếng kêu, hay quên do long hỏa hun đốt ở trong nên dễ cường dương, dễ tiết tinh, di tinh, đới hạ đó là những triệu chứng để phân biệt giữa hai chứng.
5 - Phương pháp điều trị
5.1. Do can dương thượng cang xuất hiện chứng đầu thống
Nguyên nhân:Do can nhiệt mà sinh bệnh
Triệu chứng: Đau đầu từng cơn, cáu giận đột ngột thì bệnh tăng, ngủ không yên, phiền táo, sườn trướng đau, mắt đỏ miệng đắng, mạch huyền hoặc huyền sác.
Phương pháp điều trị:Bình can tiềm dương.
Bài thuốc thường dùng:Thiên ma câu đằng ẩm, bỏ Thiên ma, Chi tử, Ích mẫu, gia một số vị khác như: Cúc hoa, Hạ khô thảo, Khổ đinh trà...
Thiên ma 12g Ngưu tất 10g
Câu đằng 12g Đỗ trọng 12g
Thạch quyết minh 16g Ích mẫu 12g
Chi tử 8g Tang ký sinh 12g
Hoàng cầm 10g Dạ giao đằng 12g
Phục thần 12g
5.2. Do can dương thượng cang xuất hiện chứng huyễn vậng
Nguyên nhân:Do huyết hư nội nhiệt dẫn đếnđộng can dương sinh bệnh.
Triệu chứng:Đau đầu choáng váng, mắt hoa,sợ ánh sáng, thích yên tĩnh, buồn nôn, mạch tế.
Phương pháp điều trị:Dụcâm tiềm dương.
Bài thuốc thường dùng:Kỷcúc địa hoàng hoàn, phối hợp với bài Thiên ma câu đằng ẩm, gia thêm các vị tiềm dương. Ngày một thang sắc uống trước khi ăn.
5.3. Do can dưong thượng cang xuất hiện chứng tai ù tai điếc
Nquyên nhân:Do thủy suy không hàm mộc,phòng thất không điều độ, di tinh mà sinh bệnh.
Triệuchứng:Ngoài dương cang, có hiệntượng đau mỏi lưng do thận âm hư, ngủ kém, hay quên, hay mệt mỏi, hay nấc, nóng vã mồ hôi...
Phương phápđiềutrị:tư thủy hàm mộc.
Bài thuốcthườngdùng:Tri bá địa hoàng hoàn phối hợp với bài Thiên ma câu đằng ẩm.
Ngày uống 1 thang sắc 3 lần uống 3 lần trong ngày lúc đói.
Nếu do can đởm thấp nhiệt mà sinh chứng can dương thượng cang có triệu chứng: mắt đỏ miệng đắng, đại tiện bí kết, tiểu tiện vàng, âm nang ngứa, mạch huyền sác...
Phương pháp điều trị:Bình can tiềm dương, thanh hỏa lợi thấp.
Bùi thuốc thường dùng:Long đởm tả can thang.
Cam thảo 4g Long đởm thảo 16g
Chi tử 8g Mộc thông 12g
Hoàng cầm 10g Sinh địa 12g
Hoàng liên 6g Trạch tả 12g
Liên kiều 12g Xá tiền tử 12g
Ngày1thang sắc uống 3 lần trong ngày sau khi ăn.