Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 17/09/2009 20:52 (GMT+7)

Chữ trên gốm Lái Thiêu

1. Niên đại(năm sản xuất):

Có hai cách ghi niên đại là cách ghi bằng chữ và cách ghi bằng số.

Cách ghi niên đại bằng chữ chủ yếu là chữ Hán, một ít chữ Việt, thường được viết dọc, rất ít viết ngang. Trong đó niên đại phần lớn được ghi theo năm can chi (Âm lịch) như: “Kỷ niệm Quí Tỵ niên ngũ nguyệt” (Kỷ niệm tháng 5 năm 1953); “Thời tại Nhâm Ngọ tác” (chế tác vào năm 1942) hay “Xuân Ất Mùi cung chúc tân xuân” (Chúc mừng năm mới – năm 1955). Cách ghi niên đại theo năm can chi thường kết hợp nội dung với tên lò sản xuất.

Cách ghi niên đại bằng số: Đây là cách ghi niên đại theo năm dương lịch, cách ghi này chiếm số lượng không nhiều, trong đó có cách ghi bằng số Ả Rập như 1939, 1959, 1961… Đây là cách ghi thường được áp dụng trên các sản phẩm gốm phương Tây. Ngoài ra, trên gốm Lái Thiêu còn có cách ghi bằng số Trung Quốc như: Tây nhất cửu lục nhất niên lục nguyệt tác (làm vào tháng 6 năm 1961 Tây lịch).

Trong tiến trình lịch sử gốm Việt Nam , việc ghi niên đại trên đồ gốm đã được ghi nhận từ khoảng thế kỷ V – VI (1). Sau đó xuất hiện khá nhiều vào thời Lê – Mạc và ngày càng được định hình cho đến ngày nay. Nhưng việc ghi niên đại trên đồ gốm ở giai đoạn đầu chủ yếu dưới dạng chữ viết, thường là chữ Hán, được ghi dưới dạng niên hiệu hay đế hiệu như “Vĩnh Thịnh niên chế” (chế tạo vào năm Vĩnh Thịnh 1705 – 1719) hoặc ghi niên hiệu năm can chi “Cảnh Trị cửu niên tuế thứ Tân Hợi” (được chế tác vào năm 1671) (2)hay chỉ ghi năm can chi như “Bính Thìn niên” (năm Bính Thìn).

2. Tên lò hay tên người chế tác:

Cách viết này phổ biến trên hầu hết sản phẩm, trong đó tên lò chiếm số lượng nhiều nhất. Cách thức để viết: tên lò cộng thêm chữ “xuất phẩm” (làm ra sản phẩm), hay tên lò cộng thêm chữ “tạo” (chế tạo) hay chữ “tác” (chế tác), một số ít được ghi tên lò cộng thêm chữ “gia” (nhà, tiệm”, chữ “xưởng” (nơi sản xuất) hoặc chữ “ký” (tiệm). Về tên lò một số lò tiêu biểu được ghi như: Vinh Phát xuất phẩm; Đào Xương xuất phẩm, Thái Xương Hòa xuất phẩm; Duyệt An xuất phẩm; Quảng Hòa Xương Diêu xuất phẩm… Nhân Hòa tạo, Hưng Luân Thái tạo, Phước Hiệp Hưng tác… Thái Phát đào xưởng… Hưng Long gia… Ngọc ký, Hưng Hiệp Nguyên ký… Trong đó lò Đào Xương và lò Vinh Phát sản phẩm đa dạng, phong phú chủ yếu là đồ gia dụng như tô, chén, đĩa, bình, khay trà, gối, hũ… màu sắc tươi sáng, hình vẽ uyển chuyển, sống động thường do những thợ gốm có tay nghề cao đảm trách. Đặc biệt hai ông Ngô Vinh Phát và Lâm Đào Xương vừa là chủ lò đồng thời là nghệ nhân chế tác vì thế trên sản phẩm gốm của hai lò này có ghi tên họ chủ lò như “Ngô Vĩnh Phát tác” (Ngô Vĩnh Phát chế tác); “Lâm Đào Xương tác” (Lâm Đào Xương chế tác).

Tên người chế tác được ghi trên sản phẩm rất ít. Đối với các sản phẩm gốm thương mại thì tên người chế tác hầu như không được ghi, chủ yếu là ghi tên lò sản xuất. Vì thế đối với các sản phẩm gốm Lái Thiêu có ghi tên người chế tác thường là những món đồ do nghệ nhân chế tác riêng hoặc vẽ chơi được lưu giữ kỷ niệm hay làm tặng phẩm. Người nghệ nhân chế tác rất đặc biệt vì thế những hiện vật này có chất lượng cao, tạo dáng cân đối, màu men tương sáng, hoa văn trang trí sinh động. Đơn cử trong sưu tập Nguyễn Anh Kiệt, có một chiếc bình gốm men xanh trắng, cao 13cm, đường kính miệng 3cm tạo dáng cân đối, hoa văn chính được trang trí ở phần thân, cảnh đôi chim đậu trên cành cúc, hoa cúc mãn khai, hoa to tách bạch từng cách rõ ràng, xung quanh tô điểm thêm vài chiếc lá, bức tranh thêm cân đối với bốn dòng chữ Hán phía sau được viết theo lối chữ thảo, chữ viết nhanh, dứt khoát.

“Duy hữu hoàng hoa vãn tiết hương” (chỉ có hoa vàng hương tiết muộn) (Ngô Tùng)

Thời tại Bính Tuất hạ ư Việt Nam ”.

(Chiếc bình trên được nghệ nhân Ngô Tùng* chế tác vào mùa hạ năm 1946 tại Việt Nam).

Minh văn có tên tác giả chế tạo trên gốm Lái Thiêu không phải là trường hợp cá biệt, hiện tượng này đã thấy xuất hiện vào thế kỷ XV trên chiếc bình gốm Chu Đậu dáng củ tỏi men xanh trắng vẽhoa mẫu đơn hiện đang lưu tại Bảo tàng Topkapi Saray – Istambul – Thổ Nhĩ Kỳ, trên thân có dòng chữ Hán “Thái Hòa bát biên Nam Sách Châu tượng nhân Bùi Thị húy bút” (3) (Thái Hòa năm thứ tám 1450 –nghệ nhân Bùi Thị ở Châu Nam Sách vẽ chơi), đặc biệt vào thế kỷ XVI – XVII tác giả Đặng Huyền Thông ở Chu Đậu và tác giả Đỗ Xuân Vi ở Bát Tràng đã chế tạo ra nhiều hiện vật gốm khá độc đáo hiện cònđược lưu giữ ở một số bảo tàng và sưu tập tư nhân trong và ngoài nước.

3. Tên người đặt hàng hay tên địa danh:

Tên người đặt hàng không chỉ là tên cá nhân mà có thể là tên cửa hàng, tên hiệu buôn hay tên đình, chùa, miếu mà người đặt hàng muốn dâng cúng. Các sản phẩm có ghi tên người, cửa hàng hay hiệu buôn chủ yếu là các loại đồ gia dụng như ấm trà, chung trà, bình, ca, ống cắm đũa… chữ viết có chữ Việt và chữ Hán. Trên một chiếc ca gốm men nhiều màu vẽ hoa có ghi tên “Nguyễn Thị Cúc” bằng chữ Việt; “Trương Ký thực điếm” “tiệm cơm Trương Ký) được viết bằng chữ Hán màu xanh lam trên chung trà men trắng; hay trên một ấm trà men xanh trắng vẽ hoa cúc có ghi hàng chữ Hán “Hiệp Hưng trà thất” (tiệm trà Hiệp Hưng). Đặc biệt trên bát nhang men da lươn đang lưu giữ tại Bảo tàng TP. Hồ Chí Minh cao 18cm, đường kính 26cm hai vai đắp nổi hổ phù, trên thân đắp nổi 25 chữ Hán màu xanh chia 5 hàng, 3 hàng ngang ở giữa, 2 hàng dọc 2 bên âm đọc

Tín

Từ hàng phổ

Độ Nhâm

Nữ

Na Tiếu

Thìn

Ngô

Quảng Hòa Xương điêu tạo

Niên

Thị

Tứ

Cải

Nguyệt

Tống

Nhất

Nhật

(Lái Thiêu – lò gốm Quảng Hòa Xương chế tạo vào ngày 01 tháng 04 năm 1952, do tín nữ Ngô Thị Cải dâng tặng).

Minh văn tên người đặt hàng không chỉ được ghi trên gốm Lái Thiêu mà còn thấy trên một số sản phẩm gốm Sài Gòn như trên chiếc chậu men nhiều màu, thân đắp nổi 4 chữ Hán “Thái Hồ tửu lâu” (quán rượu Thái ồ) đang được lưu giữ tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh.

Tên địa danh là tên vùng đất, thường được ghi dưới dạng tên hành chính từ cấp thôn, xã, huyện, thị xã, tỉnh. Tên địa danh rất ít khi viết đơn lẻ, mà luôn viết kèm với tên lò như: “Na Tiếu Quảng Hòa Xương diêu xuất phẩm (Lái Thiêu – lò gốm Quảng Hòa Xương sản xuất) chữ được đắp nổi ở đế tượng Trương Quả Lão trong bộ sưu tập tượng gốm ở Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, hay trên chiếc chậu men nhiều màu của nhà sưu tập Nguyễn Văn Toản có dòng chữ “Na Tiếu – Hứa Xuân ký – Ngô Vinh Phát tặng” (Lái Thiêu – Ngô Vinh Phát tặng tiệm Hứa Xuân). Đặc biệt trên hai hiện vật trên tên “Na Tiếu” được viết bằng chữ Nôm các chữ còn lại được viết bằng chữ Hán. Minh văn tên địa danh trên gốm Lái Thiêu có nhiều nét tương đồng với gốm Sài Gòn, như một số quần thể tiểu tượng gốm Sài Gòn trên các Miếu người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh có đắp nổi minh văn bằng chữ Hán “Đề Ngạn – Bửu Nguyên diêu tạo” (Chợ Lớn – lò gốm Bửu Nguyên tạo).

Ngoài ra loại minh văn này còn thấy trên một số hiện vật gốm Bát Tràng và ChuĐậu thế kỷ XVI – XVII.

4. Chức năng hay công dụng:

Đối với các sản phẩm có ghi chức năng hay công dụng đa phần được sản xuất theo đơn đặt hàng, thông thường là các loại đồ đựng nước tương, giấm (đỏ) chua, đường, trần bì…

Cách ghi chức năng công dụng trên gốm Lái Thiêu cũng thấy trên gốm Sài Gòn, có thể thấy sản phẩm đặc trưng nhất của gốm Sài Gòn là các vỏ có vòi dùng đựng rượu thuốc như “phong thấp dược tửu” (rượu thuốc trị phong thấp), “lượng bổ dược tửu” (rượu thuốc bổ)… (4) được chế tác một cách khá cầu kỳ, mang yếu tố trang trí nhiều hơn là công năng sử dụng.

5. Lời chúc tốt lành:

Đây là các chữ hay câu với ngụ ý tốt đẹp, thường là chữ Hán, được đề viết dưới men ngay vị trí trang trọng nhất của món đồ như lòng chậu rửa mặt, trên thân bình, trên nắp… với ý nguyện cầuchúc phúc, chúc may mắn trong cuộc sống hay những lời ngụ ngôn, thành ngữ. Về chữ thấy có chữ đơn như “Thọ”, “Phúc”, “Cát” trong đó chữ Thọ được viết với nhiều lối khác nhau, nhiều nhất là viết theolối chữ triệu và chữ chân phương; Chữ kép có chữ “Cát Tường”, “Phú Quý”; loại 3 chữ có “Phúc Lộc Thọ”. Nhiều chữ hơn về nội dung có loại đề 4 chữ như “Bách niên tử thiên tôn” (Trăm con ngàn cháu),“Cát tường thọ lão” (sống lâu may mắn), “Duyên niên ích thọ” (sống lâu), “Phúc tường thọ lão” (sống lâu may mắn)… Lời chúc cát tường thường sử dụng nội dung kết hợp tên lò hay niên đại, như trên khaytrà men nhiều màu vẽ bướm và hoa của nhà sưu tập Nguyễn Anh Kiệt có ghi dòng chữ Hán “Hoa khai phú quý” (hoa nở giàu sang) và hàng chữ số ghi năm chế tạo “Tây nhất cửu lục nhất niên lục nguyệt tác”(năm 1961 Tây lịch).

Chữ viết trên gốm là một dạng văn tự đốc đáo, dựa vào đó có thể hiểu được đời sống kinh tế, văn hóa cũng như nhu cầu thực tế của xã hội đương thời. Đối với các nhà nghiên cứu gốm, chữ viết là một chi tiết hết sức quan trọng trong việc giám định đồ gốm. Nội dung, thể chữ, cách thức, kỹ thuật để viết trên món đồ mang đặc trưng của từng thời kỳ rõ ràng. Có thể so sánh, đối chiếu chữ viết với hoa văn trang trí, hình dáng, màu men để xác định niên đại một cách chính xác cũng như sự phân biệt thật giả. Vì thế nghiên cứu chữ viết trên gốm Lái Thiêu cũng không ngoài mục đích đó.

_________________

(*) Ngô Tùng (sinh năm 1914) là người Hoa gốc Triều Châu sang Việt Nam năm 1934, lúc đầu đi vẽ “chầu” cho một số lò gốm ở Chợ Lớn, trong đó có lò Nam Phong (hiện vật giai đoạn này do ông chế tác còn lưu lại cho đến nay có một số hộp phấn nhỏ men nhiều màu, đường kính miệng từ 9 – 11cm, hoa văn trang trí theo đề tài hoa điểu như Tùng – Hạc, Tùng – Ưng, Hồng – Sáo, trong lòng có ghi tên, niên đại bằng chữ Hán “Ngô Tùng – Kỷ Mão niên tác – Ư Việt Nam” (Ngô Tùng chế tác vào năm 1939 tại Việt Nam). Sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp năm 1945, Ngô Tùng về Lái Thiêu vẽ cho một số lò trong đó có lò Duyệt An. Những hiện vật do ông chế tác đa phần rất tinh xảo, nét vẽ điêu luyện, chữ viết nhanh, đẹp mang nhiều yếu tố của thư pháp, xứng đáng xếp vào những tác phẩm nghệ thuật. Ông mất năm 1984, thọ 70 tuổi. Ngô Tùng là một nghệ nhân chế tác gốm tài hoa, tác phẩm gốm của ông còn lại không nhiều, nhưng được người đời trân trọng và lưu giữ.

(1). Hà Văn Tấn (2002), Chữ trên đá – chữ trên đồng minh văn và lịch sử, Nxb, Khoa học Xã hội, tr. 64.

(2). Phan Huy Lê – Nguyễn Đình Chiến – Nguyễn Quang Ngọc (1995), Gốm Bát Tràng thế kỷ XIV – XIX, Nxb. Thế giới, tr. 176.

(3). Tăng Bá Hoành và nnk (1999). Gốm Chu Đậu, Kinh Books, tr. 18.

(4) Hoàng Anh Tuấn – Trần Ngọc Hà (2000). Quanh những vò rượu trong sưu tập gốm Sài Gòn ở Bảo tàng Tp. Hồ Chí Minh, trong Những phát hiện mới về khảo cổ họcnăm 1999, Nxb Khoa học Xã hội, tr. 601 – 602.

Xem Thêm

Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Trao Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam năm 2024
Tối 28/5, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ tổng kết và trao Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ (KHCN) Việt Nam năm 2024.
Quảng Ngãi: Tổ chức Hội nghị tuyên truyền cho trí thức
Chiều 9/5, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ tổ chức Hội nghị thông tin, tuyên truyền cho đội ngũ trí thức và Hội viên của Câu lạc bộ Lê Trung Đình tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề “Tình hình Biển Đông gần đây và chính sách của Việt Nam”.
Đắk Lắk: Hội nghị phản biện Dự thảo Nghị quyết về bảo đảm thực hiện dân chủ cơ sở
Sáng ngày 27/5/2025, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk (Liên hiệp hội) đã diễn ra Hội nghị phản biện và góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Đắk Lắk về việc quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Phát động Chiến dịch phục hồi rừng “Rừng xanh lên 2025” tại Sơn La
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 22/5 và Ngày Môi trường Thế giới 05/06, ngày 25/5, Liên Hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã phối hợp cùng Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), Hạt Kiểm lâm Vân Hồ, Trung tâm Nghiên cứu Sáng kiến Phát triển cộng đồng (RIC) và chính quyền địa phương phát động trồng hơn 18.000 cây bản địa tại hai xã Song Khủa và Suối Bàng, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.
VinFuture 2025 nhận 1.705 đề cử toàn cầu – tăng 12 lần số đối tác đề cử sau 5 mùa giải
Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture đã chính thức khép lại vòng đề cử cho mùa giải thứ 5 với 1.705 hồ sơ đến từ khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt, số lượng đối tác đề cử chính thức của Giải thưởng đã tăng trưởng vượt bậc, đạt 14.772 đối tác.
Hỗ trợ thực hiện các giải pháp bảo tồn và phục hồi rừng tự nhiên gắn với cải thiện sinh kế bền vững
Dự án Hỗ trợ phục hồi rừng tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình do Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Việt là Chủ dự án với mục tiêu hỗ trợ việc thực hiện các giải pháp bảo tồn và phục hồi rừng tự nhiên gắn với cải thiện sinh kế bền vững cho cộng đồng.
Vĩnh Long: Tập huấn nâng cao nhận thức về ứng phó khí hậu gắn với kinh tế xanh
Sáng ngày 23/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Vĩnh Long (Liên hiệp hội) phối hợp với Chi cục Môi trường và Kiểm lâm – Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh, Đảng ủy, UBND xã Thuận Thới, Hợp tác Xã Thuận Thới tổ chức Hội nghị “Tập huấn tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác, ứng phó khí hậu gắn với kinh tế xanh”.
Liên hiệp hội Hà Tĩnh: 30 năm một chặng đường phát triển
Kể từ khi mới thành lập đến nay, hệ thống tổ chức của Liên hiệp hội tỉnh Hà Tĩnh không ngừng được bổ sung, kiện toàn và phát triển. Bên cạnh việc xây dựng và phát triển tổ chức, Liên hiệp hội đã bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng thời kỳ, khắc phục thách thức, nắm bắt cơ hội để tạo động lực vươn lên.
Đoàn đại biểu VUSTA viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Chiều ngày 24/5/2025, đoàn đại biểu Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam do TSKH. Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam làm trưởng đoàn đã tới kính viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Thanh Hoá: Tập huấn Bình dân học vụ số cho cán bộ, hội viên
Ngày 22/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn về Công nghệ số ứng dụng trong sản xuất và đời sống (Bình dân học vụ số) cho gần 200 cán bộ, hội viên của các hội thành viên, trung tâm trực thuộc, đơn vị liên kết trong hệ thống Liên hiệp hội.