Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 19/11/2010 19:16 (GMT+7)

Chính sách cho thuê đất trồng cây công nghiệp ở Lào: Quan điểm và giải pháp

Từ việc giao đất cho nông dân đã khơi dậy tính tích cực tham gia sản xuất của người lao động, góp phần quan trọng vào phát triển nông nghiệp theo hướng chuyển từ nền kinh tế tự nhiên và nửa tự nhiên sang sản xuất hàng hoá, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đáp ứng yêu cầu trong nước và có phần xuất khẩu. Cơ cấu sản phẩm đã có chuyển biến theo hướng tích cực, hiệu quả kinh tế ngày càng tăng. Người nông dân đã yên tâm đầu tư sản xuất theo hướng thâm canh, năng suất cây trồng, vật nuôi ngày càng tăng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được việc giao đất, giao rừng cho nhân dân quản lý và sử dụng vẫn chưa khai thác hết thế mạnh của đất, sử dụng đất còn lãng phí, không tương xứng với tiềm năng to lớn về đất đai. Do vậy, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương chính sách cho thuê đất với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong Hội nghị giữa Hội đồng chính phủ và Ban Chấp hành Trung ương Đảng năm 1988 đã khẳng định rằng Nhà nước sử dụng chế độ thuê đất công dưới nhiều hình thức và có thời hạn để tạo cơ hội cho nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư khai hoang đất vào sản xuất kinh doanh. Các loại đất cho phép thuê là đất trọc, đất rừng suy thoái, đất hoang hoá hoặc đất thuộc sự quản lý của Nhà nước.

Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành một số văn bản pháp lý như: Chỉ thi số 77/CTHĐCP (năm 1989) về quản lý sử dụng rừng và đất rừng; năm 1992 Chính phủ đã ra Chỉ thị số 99/TT quy định vấn đề cho người nước ngoài thuê đất, do Chính phủ duyệt. Nhưng chỉ thị chưa quy định rõ loại đất nào mới cho phép người nước ngoài thuê. Sau đó, các loại đất cho thuê được quy định trong Chỉ thị về quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp năm 1993 , đó là loại đất rừng suy thoái, hoang hoá, đồi trọc; năm 1996 Chính phủ đã có chính sách giao đất giao rừng với mục đích nhằm quản lý và sử dụng đất nông - lâm nghiệp có hiệu quả chấm dứt tình trạng phá rừng làm nương rẫy và định canh định cư; đến năm 1997 Luật Đất đai đầu tiên được ban hành và được sửa đổi bổ sung vào năm 2003. Luật đã xác định đặc khu kinh tế, và trong đặc khu này Nhà nước cho phép thuế đất với thời hạn dài tới 75 năm. Đó là những cơ sở pháp lý, trở thành chỗ dựa cho quá tình thực hiện quyền sử dụng đất nói chung, việc cho thuê đất nói riêng. Chính phủ cho phép cá nhân và các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước thực thi các dự án trong nông - lâm nghiệp, khoáng sản, thuỷ điện, công nghiệp, du lịch và dịch vụ, trong đó các dự án phát triển nhanh nhất và cũng phức tạp nhất là về thuê đất để trồng cây công nghiệp.

Năm 1990, bắt đầu có các nghiên cứu xây dựng dự án thuê đất sản xuất ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và từ năm 1994 quá trình cho thuê đất bắt đầu được triển khai với việc Chính phủ Lào cho phép Công ty Asiatech của Thái Lan thuê đất để sản xuất nông nghiệp hàng hoá ở huyện Pạcxoòng, tỉnh Chămpasắc với diện tích 16.000 ha, trong thời hạn 55 năm với tổng giá trị 12,8 triệu USD. Đến năm 1995, tỉnh đã giao đất cho Công ty được 12.404 ha và Bộ Tài chính thu được 37.212 USD tiền thuê đất từ phía Công ty. Nhưng do khủng khoảng tài chính năm 1997, Công ty không thể tiếp túc dự án, phải huỷ bỏ hợp đồng thuê đất. Năm 1999 Chính phủ đã ký hợp đồng với Công ty BGA Lao Plantation Forertry Ltd thuê đất trồng cây công nghiệp (cây bạch đàn) ở tỉnh Khăm muộn và Bolykhămxay trong thời gian 50 năm với diện tích 50.000 ha. Đến năm 2005 Công ty OJI của Nhật Bạn đã mua lại dự án và quyền sử dụng đất từ phía công ty BGA.

Cả hai trường hợp trên là điểm xuất phát của quá trình cho thuê đất với quy mô lớn ở Lào. Từ năm 2004 đến nay, quá trình đầu tư trồng cây vì mục đích thương mại dưới hình thức thuê đất hoặc nhượng quyền sử dụng đất của các nhà đầu tư nước ngoài đã phát triển nhanh chóng. Tính đến đầu năm 2010 đã có 30 công ty của 10 nước thuê đất trồng cây công nghiệp ở Lào với tổng diện tích 277.745 ha và tổng số vốn đầu tư là 1,3 tỷ USD. Trong đó Việt Nam là nước đứng đầu có 12 công ty đầu tư trồng cây cao su, cây trầm hương và trồng sắn, với tổng diện tích 72.471 ha; Trung Quốc đứng thứ hai với 7 công ty và tổng diện tích là 32.550 ha; Thái Lan có 3 Công ty với tổng diện tích 22.610 ha.

Việc khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Lào những năm qua, nhất là việc thuê đất trồng cây công nghiệp, đã tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển từ kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế hàng hoá ở Lào. Học tập việc trồng cây của các công ty nước ngoài, nhiều hộ nông dân Lào đã thành công trong việc trồng cây công nghiệp hàng hoá. Nhiều mô hình điền hình như trồng cây cao su, cây trầm hương, sắn, cây ăn quả đã được nhân rộng,... và việc trồng cây công nghiệp đã trở thành phong trào của người dân trong nhiều tỉnh của Lào với nhiều hình thức khác. Chủ đất có thể tự trồng trên mảnh đất của mình, với lao động của gia đình; trồng với hình thức góp đất như: hình thức 2+3 (đất đai, lao động là của dân, còn vốn, khoa học - kỹ thuật và thị trường là của nhà đầu tư); hình thức 1+4 (đất đai là của nhân dân, còn lao động, vốn, khoa học - kỹ thuật và thị trường là của nhà đầu tư). Từ đó đã tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người nông dân. Ngoài ra, còn tạo thêm nguồn thu từ thuế và các lệ phí sử dụng đất cho ngân sách nhà nước, nếu giai đoạn 2000-2001 mới thu được 20,75 tỷ kíp, thì đến giai đoạn 2007-2008 đã thu được 77,95 tỷ kíp.

Như vậy, chính sách cho thuê đất trồng cây công nghiệp đã tác động tích cực, toàn diện đến phát triển kinh tế - xã hội nông thôn cũng như từng hộ gia đình, khắc phục được nhiều bất cập trong cơ chế quản lý cũ, từng bước giải quyết những cản trở đối với sản xuất nông nghiệp, mở ra những khả năng mới cho việc hoàn thiện chính sách đất nông nghiệp sau này. Với những kết quả đã đạt được có thể khẳng định đây là một chủ trương, chính sách đúng của Đảng và Nhà nước, đã khơi dậy được những tiềm năng cho phát triển, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, việc cho thuê đất thời gian qua cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém: Hệ thống pháp luật, quy chế, quy định về cho thuê đất chưa hoàn thiện; chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về đất đai cho các nhà đầu tư; còn thiếu cơ chế minh bạch, lành mạnh và có hiệu quả về cho thuê đất; chưa nghiên cứu kỹ càng về mặt chuyên môn, về những tác động môi trường, kinh tế xã hội trong dài hạn trước khi cho phép thuê đất,... Điều đó đã làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp trong thực hiện như: Có một số dự án được phép rồi nhưng không tổ chức thực hiện được do sự chồng chéo khi cho thuê đất (một mảnh đất cho phép 2 công ty thuê), đất không phù hợp với phương án cây trồng, người đầu tư không đủ vốn hoặc không thực hiện theo bản phân tích kinh tế đã quy định; có một số dự án xin đầu tư chỉ vì mục đích chiếm đất để có đủ điều kiện nhập tư liệu sử dụng cho mục đích khác, có một số dự án cho thuê đất vượt phạm vi quyền hạn của cơ quan cấp phép. . . Ngoài ra, việc thuê đất ở Lào còn nhiều vấn đề đặt ra như:

- Về mặt kinh tế.

Việc cho thuê đất mà chưa điều tra khảo sát phân bố đất, chưa xác định khu vực, xác định loại đất và chưa quy hoạch đất đai dẫn đến tình trạng có khu đất cho thuê lại thuộc khu rừng cấm, rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng, hoặc là khu đất mà nhà nước đã giao cho người dân sản xuất và sinh sống.

Một số dự án còn tác động xấu đến chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, nhất là chính sách xoá đói, giảm nghèo của người dân trong thành thị và nông khôn, vì dân đã mất đất làm ăn và sinh sống. Theo sự khảo sát của Cơ quan quản lý đất đai quốc gia Lào và tổ chức GTZ của Đức về việc thuê đất ở Lào, năm 2006, ảnh hưởng từ các dự án trồng cây cao su quy mô lớn ở huyện Ba chiêng, Chalơnxúc tỉnh Chămpasắc và huyện Làu nham, tỉnh Xalavăn đã có diện tích tới 30.200 ha, người dân nhận được tiền đền bù từ phía công ty là 1,5 triệu kíp trên 1 ha, mà trước đó người dân đã sử dụng đất vào việc trồng trọt và chăn nuôi như: trồng cà phê, gỗ tếch, sầu riêng, dứa, chuối... So sánh thu nhập của người dân trồng cà phê có thể thu được khoảng 30 triệu kíp/ha/năm, trồng sầu riêng có thể được khoảng 80 triệu kíp/ha/ năm, nay họ phải chuyển nghề sang làm công nhân hoặc làm thuê cho chủ vườn cao su với mức thu nhập chỉ 600 nghìn kíp đến 1 triệu kíp/tháng/người. Thu nhập đó lại không ổn định và còn hạn chế về độ tuổi lao động.

- Về mặt xã hội: Một số nơi, người dân mất lòng tin vào chính quyền địa phương, ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước bằng pháp luật; người dân phải thay nghề từ trồng trọt, chăn nuôi sang làm thuê và thu nhập của họ giảm rất nhiều so với trước, một số người dân không có công ăn việc làm, phải đi nơi khác kiếm việc làm, làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực ở đia phương.

-Về môi trường: Một số khu rừng tự nhiên và hệ sinh thái bị phá hoại đã ảnh hưởng trực tiếp đến chủ trương của Nhà nước là phải làm cho rừng bao trùm 70% diện tích cả nước. Do chặt phá rừng tự nhiên đầu nguồn đề trồng cây công nghiệp, làm nương rẫy nên đất đai bị xói mòn, sông ngòi cạn, hạn hán và lũ lụt, tác động đến ngành thuỷ điện và du lịch sinh thái; diện tích đất trồng lúa giảm xuống ảnh hưởng tới an ninh lương thực.

Nhìn chung, quá trình cho phép thuê đất ở một số địa phương chưa có sự thống nhất và phù hợp với văn bản pháp luật đã ban hành, như: chưa có sự khảo sát quy hoạch đất, quy hoạch vùng và loại đất, chưa tính đến hiệu quả lâu dài về mặt kinh tế - xã hội và môi trường, chưa có kế hoạch tổng thể đồng bộ để phát triển đất, nên đã tạo ra nhiều khe hở cho một số người tận dụng cơ hội đó để tham nhũng, vi phạm luật pháp, khai thác rừng bừa bãi ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, gây thiệt hại cho nền kinh tế và sự phong phú của tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, trong những năm tới, để khắc phục tình trạng và vấn đề đặt ra cần chú ý một số giải pháp sau:

Một là, thực thi Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản liên quan đến vấn đề đất đai, nhất là vấn đề cho thuê đất nông nghiệp một cách nghiêm túc. Tạo lập cơ chế quản lý đất thống nhất trên phạm vi cả nước phù hợp với điều kiện cụ thể của từng thời kỳ. Xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh chính sách và các văn bản pháp luật liên quan đến đất đai cho phù hợp và kịp thời.

Hai là, nhanh chóng xây dụng tổng quy hoạch đất đai quốc gia đề Quốc hội xem xét và quyết định làm cho việc sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả. Cơ quan Quản lý đất đai quốc gia Lào phối hợp với Bộ Nông - Lâm nghiệp và các đơn vị chức năng liên quan khẩn trương khảo sát đất nông - lâm nghiệp trong phạm vi toàn quốc, và trước mắt Chính phủ tạm ngừng cho thuê đất với quy mô lớn và trong thời gian dài. Còn hình thức 2+3 và 1+4 phải nghiên cứu kỹ từng trường hợp và có sự thống nhất trong thực hiện.

Ba là, thu thập số liệu và tiến hành kiểm tra, rà soát các mảnh đất đã cho phép thuê trong phạm vi cả nước để đánh giá việc thực hiện hợp đồng của bên thuê, việc thi hành luật pháp và các quy định đã ban hành, hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường.

Bốn là,xây dựng các thể chế, cơ chế quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng đất và tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học, phù hợp. Ngăn chặn tình trạng suy thoái của đất đai, tài nguyên thiên nhiên và không ảnh hưởng đến nền kinh tế - xã hội và môi trường. Nghiêm túc trong việc quản lý đất và tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở pháp luật.

Năm là, tiếp tục thực hiện đăng ký đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đảm bảo từ nay đến năm 2020 có khoảng 1,8 triệu mảnh đất được đăng ký và việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải đảm bảo các mục đích: 1) góp phần xoá nghèo cho nhân dân; 2) chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài và đáp ứng chính sách chuyển hoá đất thành vốn; 3) tạo giá trị gia tăng cho đất đai; 4) khuyến khích việc sử dụng đất phải đảm bảo quyền và nghĩa vụ theo luật pháp quy định.

Sáu làphát triển thị trường bất động sản nói chung, thị trường quyền sử dụng đất nói riêng. Xác định rõ quyền sử dụng đất là một loại hàng hoá đặc biệt, được định giá theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. ..

Tóm lại, việc cho thuê đất để trồng cây công nghiệp cũng như quá trình chuyển hoá đất thành vốn theo chính sách của Đảng và Nhà nước Lào là một vấn đề cần thiết đối với nước nông nghiệp còn lạc hậu và thiếu vốn. Nếu chúng ta có sự khảo sát, nghiên cứu và thực hiện đúng tiến trình sẽ trở thành động lực phát triển nền nông nghiệp Lào tiến lên sản xuất lớn, gắn với công nghiệp chế biến, đáp ứng được yêu cầu thị trường trong và ngoài nước, góp phần quan trọng vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn, tạo công ăn việc làm, thu nhập và nâng cao đời sống của nhân dân.

Xem Thêm

Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.
Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.
Huế: Hội nghị về Nội tiết và Đái tháo đường năm 2025
Ngày 29/3, Hội Nội tiết và Đái tháo đường thành phố Huế phối hợp với Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam đã tổ chức hội nghị khoa học Cố đô mở rộng lần thứ 8 về bệnh nội tiết, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa năm 2025.

Tin mới

Thúc đẩy hoạt động đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN tại Việt Nam
Sáng ngày 29/4/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thúc đẩy công tác đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp tại Việt Nam”. Hội thảo do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và TS. Bùi Thanh Tùng, Chủ tịch Liên hiệp Hội thành phố Hải Phòng đồng chủ trì.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Phát huy sức mạnh trí tuệ và tâm huyết của trí thức KHCN trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị
Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - LHHVN) xác định phát huy trí tuệ, trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ trí thức là nhiệm vụ trung tâm, tạo động lực để khoa học công nghệ và chuyển đổi số trở thành lực lượng sản xuất chủ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
An Giang: 30 trí thức KH&CN tiêu biểu được tôn vinh 2025
Chiều ngày 28/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh An Giang, Hội đồng xét chọn trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiêu biểu tỉnh năm 2025 đã tổ chức phiên họp chính thức. Đây là lần thứ hai An Giang triển khai hoạt động xét chọn và tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu.
Quảng Ngãi: Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III đã tìm ra nhà vô địch
Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, chiều ngày 27/5, tại Nhà thi đấu IEC Quảng Ngãi, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025 đã tổ chức bế mạc, trao 16 giải thưởng cho các đội đoạt giải. Đội CFF đến từ trường THPT Lê Trung Đình đã xuất sắc giành giải Nhất chung cuộc.
Khởi động Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 năm 2025
Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân.
Khai mạc Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III
Ngày 26/4, tại Quảng Ngãi, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi và Tỉnh đoàn tỉnh Quảng Ngãi tổ chức khai mạc và vòng loại Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025.
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.