Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 21/11/2008 15:32 (GMT+7)

Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Giáo sư Nguyễn Văn Chiển – một người thầy lão thực

Nghĩ về ông, tôi liên tưởng đến viên đá hoa cương còn xù xì góc cạnh ở ngoài vỉa quặng tự nhiên, có mài chuốt chăng, là do nắng gió quê hương, mưa bão cuộc đời. Dù ngay từ tuổi ấu thơ, Nguyễn Văn Chiển đã thụ giáo Nho học, lớn lên học “trường Tây”, bàn chân đặt đến khắp mọi miền của Tổ quốc và tới nhiều quốc gia trên thế giới, song tâm hồn, phong thái của ông vẫn chân chất như viên ngói cổ xứ Thuận Thành, thơm bùi như hồn vía sắc khoai mật quê Lim.

Mười năm về trước, tôi đã có dịp về mừng thọ Giáo sư tròn tuổi bát tuần tại nhà ông ở thôn Ngọc Nội, xã Trạm Lộ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Qua vòm cổng gạch là ngôi nhà rêu phong gỗ lim lợp ngói âm dương. Tuy đã học qua kinh sử thánh hiền nhưng ở ông không còn một dấu vết nào của sĩ tử theo đòi lối học khoa cử hư danh mà là thực học, thực nghiệm, thực chứng. Học “trường Tây” nhưng ông lại rất Việt Nam , từ giọng nói miền quê đến những câu văn cảm xúc như bị nén lại. Có lần giáo sư mời tôi đến nhà ông ở khu tập thể Bách Khoa, đưa cho tôi xem một bài viết, trao đổi về nguyên tắc xây dựng thuật ngữ khoa học của tahiện nay. GS Chiển rất kính trọng thầy Hoàng Xuân Hãn, tuy nhiên, ông nói: “ Cuốn danh từ khoa học của thầy Hãn ra đời vào lúc nền khoa học của nước ta còn trứng nước, đến nay dân trí đã nâng cao, trình độ khoa họccông nghệ thế giới đã có những bước tiến vượt bậc; thời buổi bùng nổ thông tin, đất nước đã bước vào đổi mới và hội nhập. Tuy nhiên hệ thuật ngữ của ta lại quá thiếu thốn và không nhất quán...”. Tôi được biết những thuật ngữ đã quen thuộc đối với các nhà địa chất hôm nay, như cát kết, đá phiến, nếp lồi... trong từ điển địa chất thực tế làkết quảlao động, trăn trở suy ngẫm của GS Nguyễn Văn Chiển cùng hai đồng nghiệp của ông là GS.Trương Cam Bảo và GS. Tô Linh.

Sinh ra và lớn lên ở một vùng quê giàu chất nhân văn, trong hoàn cảnh nước nhà còn nô lệ, GS. Nguyễn Văn Chiển cùng lớp trí thức yêu nước đã cố gắng vươn lên con đường khoa học văn minh, mong tìm đường cứu nước. Ông trở thành nhà địa chất Việt Nam đầu tiên, rồi thành nhà giáo, nhà nghiên cứu khoa học, người anh cả của ngành Địa chất.

Những năm đầu cách mạng, ông là người đặt nền móng cho trường Trung học Kháng chiến Phú Thọ, rồi được xử làm thư ký của Tiểu ban Cải cáchgiáo dục, xây dựnghệ thốnggiáo dụcphổ thông hệ 9 năm. Năm 1951 ông được cử sang Trung Quốc cùng ông Võ Thuần Nho tổ chức Ban giám đốc khu học xá Trung ương đóng ở Nam Ninh. Năm 1954, hòa bình lập lại, ông ở trong đoàn tiếp quản Thủ đô, được cử làm trưởng trại Tu thư, biên soạn bộ sách giáo khoa đầu tiên của nềngiáo dụcnước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.GS Nguyễn Văn Chiển là một trong những người khai sinh ra Trường Đại học Mỏ- Địa chất, Viện Khoa học Trái đất Việt Nam. Hiện giáo sư là Chủ tịch danh dự của Tổng hội Địa chất Việt Nam .

Song song với sự nghiệpgiáo dục, đó là các thành tựu nghiên cứu khoa học của ông trong hơn nửa thế kỷ qua.Kết quả những năm tháng nghiên cứu miệt mài GS.Nguyễn Văn Chiển đã có công trình khoa học về một loại đá màu đen rắn chắc - đá siêu mafic Việt Nam . Luận án Tiến sĩ của ông được Hội đồng bác học Đại học Mỏ Saint Peterbourg đánh giá cao không chỉ vềkhối lượngdữ liệu đồ sộ thu thập được mà còn vì tầm nhìn xa trông rộng của tác giả. Cho tới nay, loại đá macma màu đen này chính là đề tài hấp dẫn đối với các cộng đồng khoa học hùng mạnh ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bởi lẽ, ngoài khả năng chứa nhiều khoáng sản quý hiếm như kim cương, platin, coban, niken... nó còn là “vị tín xứ” của lớp manti trong lòng sâu Trái đất mà chưa một giếng khoan nào đạt tới. Muốn nghiên cứu bản chất của quá trình địa chất dẫn tới việc hình thành lớp vỏ Trái đất các nhà khoa học không thể không nghiên cứu sâu sắc về loại đá đen này.

Ngay sau khi giải phóng miền Nam , GS. Nguyễn Văn Chiển lại dành toàn bộ tâm lực cho việc chủ trì công trình khoa học “ Điều tra tổng hợp Tây Nguyên”.Kết quả, một miền đất hoang vu từng làcăn cứđịa cách mạng, nơi sinh sống của các dân tộc Tây Nguyên với nềnvăn hóađặc sắc, đã hiện lên trên những tấm bản đồ chuyên ngành với các dữ liệu điều tra cơ bản thuộc nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, vạch đường cho các nhàquản lýtrong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Cho tới nay, ở tuổi 90, GS. Nguyễn Văn Chiển vẫn còn đau đáu nỗi niềm vì sự phát triển bền vững của Tây Nguyên. Ông vừa có một bản kiến nghị mang tính phản biện xã hội đối với Dự án khai thác bauxit Tây Nguyên, đầu đề: “Dự án thiên không thời, địa không lợi và...nhân không hòa”.Trong bài báo chưa đầy 800 từ này, các luận cứ GS. Nguyễn Văn Chiển đưa ra cô đọng, chắc nịch, lời văn mộc mạc mà đau đáu lo toan tựa những nhát gươm chém vào đá. Cuối bài ông viết: “ Sau 5 năm làm việc điều tra lãnh thổ Tây Nguyên (1977-1981), chúng tôi đã kiến nghị với Nhà nước phải coi trọng đời sống cư dân bản địa Tây Nguyên. Dự án khai thác bauxit ở Tây Nguyên là một ví dụ điển hình về việc suốt 30 năm qua chẳng mấy ai quan tâm đến kiến nghị đó của các nhà khoa học!”.

Trong lịch sử Việt Nam đã có những người thầy làm gương cho kẻ sĩ muôn đời như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Chu Văn An... Tới nay cũng có những người thầy mẫu mực như GS. Tạ Quang Bửu, , GS. Ngụy Như Kông Tum, GS. Nguyễn Văn Chiển... bởi tấm lòng và trí tuệ của họ luôn là ngọn đèn hải đăng dẫn lối cho các thế hệ tiếp nối, ở họ tấm lòng thủy chung như đá hoa cương mà GS. Nguyễn Văn Chiển đã dùng để đặt tên cho con trai của mình cũng theo ngành Địa chất.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.