Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 18/02/2009 00:17 (GMT+7)

Cây Minh ty trắng

Sau vài tháng cây phát triển tốt, ai cũng khen đẹp. Thế nhưng một hôm chú em đến chơi và nói rằng cây cối phải có ánh nắng mới phát triển tốt và bảo em ngày đem ra sân phơi chỗ thật nắng, chiều tối đem vô nhà mới tốt. Em đã làm theo được mấy tháng nhưng cây càng ngày càng xấu đi, thân xỉn màu dần và lá teo lại… nên em để luôn ngoài sân, cho đến nay thì cây gần lụi tàn! Có điều làm cho em chán nản không săn sóc cây nữa là vì khi em trai em đến các chỗ bán hoa cảnh, nơi thì gọi nó là cây “Huy hoàng”, nơi gọi “Thiền trượng”, có nơi lại gọi là “Môn trường sinh”… Em của em nó chụp hình hết đem về cho em xem! Nay em xin gởi các hình ấy đến toà soạn xem và giải thích tại sao như thế. Tên thật sự của nó là gì và trồng nó có ích gì không?

Minh ty vàng (Aglaonema pictum)
Minh ty vàng (Aglaonema pictum)
Trước hết, xin cảm ơ bạn đã nêu vấn đề đặt tên cây không chính xác mà bản thân chúng tôi cũng thấy ái ngại bấy lâu nay nhưng chưa có dịp nêu lên. Và rất cảm ơn em trai của bạn đã có công chụpnhững cái tên của cùng một cây mà người siêng chụp hình như chúng tôi cũng chưa chắc tìm thấy hết được…

Minh ty trắng (Aglaonema crispum) mà người bán gọi là “Bạch mã hoàng tử”.
Minh ty trắng (Aglaonema crispum) mà người bán gọi là “Bạch mã hoàng tử”.
Theo nguyên tắc đặt tên cây, trước hết phải tìm xem cây ấy đã có tên chưa và chỉ khi nào nó chưa có tên thì mới đặt và cái tên được đặt phải không trùng với những cây khác… Hiện nay thường cótình trạng người bán cây cảnh ít chịu tìm hiểu việc này mà lại muốn đặt đại cho cây cái tên nào hấp dẫn nhất để dụ người mua. Cũng có trường hợp nếu bán hoa mà không biết tên thì người ta sẽ khôngmua nên người bán đặt đại cho nó một cái tên nào đó. Thí dụ trước đây có người đặt tên Kim phát tài cho cây Nưa Tanzania ( Zamiaculcas zamiifolia) và vìngười dân thường thích cái tên “phát tài bằng vàng” này nên ai cũng mua, cũng trồng nên theo nguyên tắc, từ nào quen dùng một thời gian sẽ thành tên, làm cho nó bị “chết” cái tên này luôn! Dù sao thìcây nưa này cũng rất dễ trồng, chịu rợp nên phát triển tốt khi trồng trong nhà (cây kiểng nội thất) và dùng tên Kim phát tàicũng được vì nó không trùng vớicây khác và trồng cũng làm vui cửa vui nhà.

Minh ty vàng (Aglaonema pictum) mà người bán gọi là “Thiền trượng vàng”.
Minh ty vàng (Aglaonema pictum) mà người bán gọi là “Thiền trượng vàng”.
Về cây có bẹ lá trắng trẻo và phiến lá màu lục tươi có sọc trổ ánh bạc nên trông toàn cây có vẻ “trắng trẻo đẹp trai” (hình 1) nên người nào đó đã đặt tên “Bạch mã hoàng tử”. Thực ra cây nàythuộc họ Ráy, chi Aglaonema có tên là Minh tyhay Vạn niên thanh.Do đó nó có tên là Minh ty trắng, hay Vạn niênthanh trắng ( Aglaonema crispum). Đây là cây cảnh lá vì lá có màu đẹp, thích hợp làm cây kiểng nội thất và cây phát triển chậm, cần ít chất bổ dưỡng và chịurợp tốt (cần ít ánh sáng). Chỉ cần chiếu sáng 30 - 50% là đủ (bạn phơi ra ngoài
Minh ty trắng (Aglaonema crispum) mà người bán gọi là “Huy hoàng”.
Minh ty trắng (Aglaonema crispum) mà người bán gọi là “Huy hoàng”.
trời nắng gắt thường ngày sẽ làm cây thoái hoá). Cắm cây trong bình nước để trong nhà vẫn sống rất lâu nên còn có tên là Trường sinh hay Thường xuân. Một cây thứ hai trong chi này là cây Minhty vàng, còn gọi là Vạn niên thanh vàng ( Aglaonema pictum- Hình 2).

Theo kinh nghiệm dân gian, Minh ty trắng, Minh ty vàng có tác dụng trị ho, viêm họng, sát trùng ngoài da (bẹ và lá rửa sạch, giã nát ép lấy nước cốt ngậm, bã đắp vết thương, kiến cắn).

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.
Tìm giải pháp phát triển mô hình các tạp chí khoa học
Ngày 4/10 tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Vusta) đã tổ chức hội thảo “Giải pháp phát triển mô hình các tạp chí khoa học” . Phó Vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Gia Hưng và Trưởng ban Truyền thông và phố biến kiến thức Vusta Lê Thanh Tùng chủ trì hội thảo.

Tin mới

Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
HỘI KH&CN HKVN ĐỒNG HÀNH CÙNG CHUỖI HỘI THẢO QUỐC TẾ CỦA IATA “AIR CARGO DAY VIỆT NAM 2024”
Ngày 07-08/11/2024 tại Thủ đô Hà Nội, Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế IATA và Công ty Cổ phần Triển lãm Hàng không Việt Nam, cùng với sự phối hợp của Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam và Hội Khoa học và Công nghệ Hàng không Việt Nam tổ chức chuỗi sự kiện Hội thảo khoa học này.
Thái Bình: Hội thảo về chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên
Chiều 07/11, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo, Trường Chính trị tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học: “Chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới”. Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phạm Đồng Thụy, Chủ tịch Liên hiệp Hội Trần Thị Hòa, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Nguyễn Đức Luận đồng chủ trì hội thảo
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…